5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2. Áp dụng phương pháp DPSIR để xác định các tiêu chí phát triển đô thị bền
vững và chỉ số của các tiêu chí
Phương pháp phân tích DPSIR (Driving forces – Pressures – State – Impacts –
Responses) được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA, European Environmental Agency) kế thừa và nâng cấp từ phương pháp phân tích PSR (Pressures – State – Responses) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) từ năm 1994. Phương pháp DPSIR là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Nói cách khác, DPSIR được sử dụng nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá các tác động của một vấn đề đang khảo sát từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó, xem sơ đồ hình 3.2.
- D (Driving forces) – nguồn tác động: Các thông số thể hiện các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của con người gây tác động làm gia tăng hay giảm thiểu áp lực tới môi trường (tự nhiên, kinh tế và xã hội).
- P (Pressures) – áp lực: các thông số thể hiện sức ép đặt lên môi trường từ các hoạt động của con người.
- S (State) – hiện trạng: các thông số hiện trạng cung cấp thông tin định tính về tình trạng chất lượng môi trường.
- I (Impacts) – tác động: các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới môi trường và cộng đồng.
- R (Responses) – ứng phó: các giải pháp để giải quyết các tác động, áp lực và hiện trạng của môi trường và phòng ngừa các nguồn tác động.
Nguồn tác động: Phương tiện giao thông đô thị tăng Áp lực: Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hiện trạng: Ùn tắc giao thông kéo dài Tác động: Ô nhiễm môi trường KK đô thị Tiêu chí đánh giá: Chất lượng môi trường KK đô thị Ứng phó:
Các chính sách pháp luật, các biện pháp giảm thiểu
Nguồn tác động:
Phương tiện giao thông đô
thị gia tăng
Áp lực:
Cơ sở hạ tầng giao thông đô
thị
Hiện trạng:
Ùn tắc giao thông kéo dài
Tác động:
Ô nhiễm môi trường không
khí đô thị
Ứng phó (=> Chỉ số của tiêu chí)
Sử dụng luật để chế tài; thay đổi “giờ cao điểm”; …
DPSIR chỉ ra các nguyên nhân và tác động giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp thích hợp và giải quyết các vấn đề từ những nguyên nhân sâu xa nhất, thay vì những giải pháp chỉ mang tính chất tình thế và không bền vững. Tuy nhiên, DPSIR chỉ gợi ý cách tiếp cận. Trong thực tế, tùy thuộc vào bối cảnh mà ta có thể kết hợp các phần lại với nhau sao cho hiệu quả và hợp lý. Cách tiếp cận DPSIR được sử dụng làm nền tảng cho các chỉ số được dùng để đánh giá hiện trạng.
Ví dụ 1: Tiêu chí PTĐTBV được xác định theo cách tiếp cận bằng phân tích DPSIR như sơ đồ hình 3.3. bên dưới đây.
Hình 3.3: Xác định tiêu chí PTĐTBV theo cách tiếp cận DPSIR
Ví dụ 2: Xác định chỉ số của tiêu chí theo cách tiếp cận bằng phân tích DPSIR như sơ đồ hình 3.4 sau đây.
Theo sơ đồ phân tích DPSIR sẽ rút ra được các giải pháp ứng phó để giải quyết các vấn đề (tiêu chí). Từ đó sẽ xác định được các chỉ số để đánh giá và đo lường vấn đề (tiêu chí).