Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 45)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.5. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh

2.5.1. Bộ tiêu chí PTBV của Liên hợp quốc

Để giám sát và đánh giá phát triển đô thị bền vững, các tổ chức môi trường quốc tế đã cố gắng xây dựng những bộ tiêu chí (được nhóm thành một tập hợp liên quan với nhau theo nhiều chiều đánh giá toàn diện, hoặc một lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế riêng biệt) và các chỉ tiêu (là một độ đo tổng hợp ở mức cao, kết hợp nhiều chỉ tiêu). Nguyên tắc chung để thiết lập các tiêu chí và chỉ tiêu là chúng phải có cơ sở khoa học, dễ hiểu, dễ điều tra (hoặc là chỉ tiêu thống kê quốc gia có số liệu hàng năm). Bộ 58 chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững của Ủy ban phát triển bền vững Liên hợp quốc (UNCSD) bao quát các khía cạnh kinh tế xã hội, môi trường và thể chế của phát triển bền vững.

Tuy nhiên, Liên hợp quốc khuyến cáo rằng, đây chỉ là bộ tiêu chí mang tính tham khảo, làm cơ sở cho mỗi quốc gia thực hiện các chương trình xây dựng bộ tiêu chí riêng biệt và tùy đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi quốc gia nói chung và mỗi vùng nói riêng mà một số tiêu chí hay chỉ tiêu cụ thể trong mỗi chủ đề có thể được

thay đổi hay bổ sung, kể cả phần chủ đề. Bảng 1.2 được trình bày ngay bên dưới đây là bộ chỉ tiêu được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, lựa chọn để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho quốc gia mình.

Bảng 2.2: Bộ tiêu chí phát triển bền vững của UNCSD

Tiêu chí Tiêu chí phụ Chỉ số đánh giá / đo lường Lĩnh vực Xã hội

1. Tỷ lệ người nghèo

2. Chỉ số Gini về bất cân đối thu nhập 1. Nghèo đói

3. Tỷ lệ thất nghiệp 1. Công bằng

2. Công bằng giới 4. Tỷ lệ lương trung bình của nữ so với nam 3. Tình trạng dinh

dưỡng 5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 6. Tỷ lệ chết <5tuổi

4. Tỷ lệ chết

7. Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh 5. Điều kiện vệ sinh 8. % dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp 6. Nước sạch 9. Dân số được dùng nước sạch

10. % dân số được tiếp cận dịch vụ y tế ban đầu 11. Tiêm chủng cho trẻ em 2. Y tế 7. Tiếp cận dịch vụ y tế 12. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 13. Phổ cập tiểu học đối với trẻ em

8. Cấp giáo dục 14. Tỷ lệ người trưởng thành đạt mức giáo dục cấp II

3. Giáo dục

9. Biết chữ 15. Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành 4. Nhà ở 10. Điều kiện sống 16. Diện tích nhà ở bình quân đầu người 5. An ninh 11. Tội phạm 17. Số tội phạm trong 100.000 dân số.

18. Tỷ lệ tăng dân số

6. Dân số 12. Thay đổi dân số 19. Dân số đô thị chính thức và không chính thức

Lĩnh vực Môi trường

13. Thay đổi khí hậu 20. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính 14. Phá huỷ tầng

ôzôn 21. Mức độ tàn phá tầng ôzôn 7. Không khí

15. Chất lượng KK 22. Mức độ tập trung của chất thải khí khu vực đô thị

23. Đất canh tác và diện tích cây lâu năm 24. Sử dụng phân hóa học

16. Nông nghiệp

25. Sử dụng thuốc trừ sâu 8. Đất

Tiêu chí Tiêu chí phụ Chỉ số đánh giá / đo lường

27. Cường độ khai thác gỗ 18. Hoang hóa 28. Đất bị hoang hóa

19. Đô thị hóa 29. Diện tích đô thị chính thức và phi chính thức

30. Mức độ tập trung của tảo trong nước biển

20. Khu vực bờ biển

31. % dân số sống ở khu vực bờ biển 9. Đại dương,

biển, bờ biển

21. Ngư nghiệp 32. Loài hải sản chính bị bắt hàng năm 33. Mức độ cạn kiệt của nguồn nước ngầm

và nước mặt so với tổng nguồn nước 34. BOD của khối nước

10. Nước sạch

22. Chất lượng nước

35. Mức tập trung của Faecal Coliform 36. Diện tích HST chủ yếu được lựa chọn 23. Hệ sinh thái

(HST) 37. Diện tích được bao vệ so với tổng diện tích

11. Đa dạng sinh học

24. Loài 38. Sự đa dạng của số loài được lựa chọn

Lĩnh vực Kinh tế

39. GDP bình quân đầu người 25. Hiện trạng kinh

tế 40. Tỷ lệ đầu tư trong GDP

41. Cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ 26. Thương mại

42. Tỷ lệ nợ trong GNP 27. Tình trạng tài

chính

43. Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ ODA so với GNP

28. Tiêu dùng vật

chất 44. Mức độ sử dụng vật chất

45. Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người/ năm

46. Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có thể tái sinh. 12. Cơ cấu kinh tế 29. Sử dụng năng lượng 47. Mức độ sử dụng năng lượng

48. Xả thải rắn của công nghiệp và đô thị 49. Chất thải nguy hiểm

50. Chất thải phóng xạ 30. Xả thải và quản

lý xả thải

51. Chất thải tái sinh 13. Tiêu dùng

và sản xuất

31. Giao thông vận tải

52. Khoảng cách vận chuyển/người theo một cách thức vận chuyển Lĩnh vực Thể chế 14. Khuôn khổ thể chế 32. Quá trình thực hiện chiến lược PTBV

Tiêu chí Tiêu chí phụ Chỉ số đánh giá / đo lường

33. Hợp tác quốc tế 54. Thực thi các công ước quốc tế đã ký kết 33. Tiếp cận thông

tin

55. Số lượng người truy cập Internet/1.000 dân

35. Cơ sở hạ tầng

thông tin liên lạc 56. Đường điện thoại chính/1.000 dân 36. Khoa học & công

nghệ

57. Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tính theo % GDP

15. Năng lực thể chế

37. Phòng chống thảm họa

58. Thiệt hại về người và của do các thảm hoạ thiên tai

2.5.2. Bộ tiêu chí xây dựng chiến lược PTĐTBV của Thành phố Hồ Chí Minh

Từ tháng 11/2002, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Quy hoạch Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh) hợp tác cùng công ty tư vấn Nikken Seikei (Nhật Bản) đã hoàn thiện đồ án quy hoạch phát triển chung và xây dựng TpHCM đến năm 2025 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/1/2010 vừa qua. Theo như báo cáo trong Hội thảo PTBV với chủ đề “Mối quan hệ giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững”, trong đồ án quy hoạch phát triển này, các tiêu chí đánh giá thuộc ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đã và đang được sử dụng để đánh giá sự phát triển đô thị bền vững của thành phố được tóm tắt trong bảng 1.3 bên dưới đây.

Bảng 2.3: Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển đô thị bền vững cho TpHCM

TT Tiêu chí Chỉ số đánh giá / đo lường

A. Lĩnh vực Kinh tế

1 Tăng trưởng kinh tế Mức tăng thực GDP (tính theo giá cố định) 2 Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân đầu người (Tính theo

phương pháp sức mua tương đương PPP) Cán cân thương mại

3 Xuất nhập khẩu

Thâm hụt tài khoản vãng lai 4 Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 Việc làm Tỉ lệ có việc làm hợp pháp

TT Tiêu chí Chỉ số đánh giá / đo lường

6 Phân phối thu nhập Chỉ số phản ánh độ bất bình quân trong phân phối (GINI), tỷ lệ nghèo đói

7 Thu ngân sách Mức huy động thuế so với GDP 8 Đầu tư trong nước Tỉ lệ đầu tư so với GDP

9 Thu hút đầu tư nước ngoài Số vốn/số dự án thu hút đầu tư 10 Hỗ trợ của quốc tế Quy mô ODA thực huy động

B. Lĩnh vực Xã hội

11 Tăng dân số Tự nhiên (sinh/tử)

12 Sức khoẻ Tỉ lệ tử vong trẻ em

13 Nước sạch Tỉ lệ dùng nước sạch

14 Dinh dưỡng Tiêu dùng Calo/người/ngày

15 An toàn lương thực Sản lượng lương thực quy thóc Số năm đi học trung bình 16 Giáo dục

Tỉ lệ dân số biết chữ 17 Phát triển phụ nữ Tỉ lệ phụ nữ biết chữ

18 Các chỉ tiêu về phát triển y tế Tuổi thọ và tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 19 Chi tiêu cho các nhu cầu xã

hội

Tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục và y tế trong ngân sách

C. Lĩnh vực Môi trường

20 Ô nhiễm không khí và tiếng ồn

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm không khí với tiêu chuẩn môi trường

21 Ô nhiễm nguồn nước và nước thải

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước và nước thải với tiêu chuẩn môi trường

22 Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại

Tỉ lệ diện tích cây xanh che phủ 23 Cây xanh đô thị

Tỉ lệ diện tích cây xanh bình quân đầu người 24 Tiết kiệm năng lượng Tiêu dùng năng lượng bình quân

25 Đa dạng sinh học Suy thoái đa dạng sinh học

26 Ngập úng Tình trạng thoát nước và ngập úng vào mùa mưa

27 Tác động môi trường của giao

thông đường bộ Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông 28 Tác động môi trường của giao

thông đường thuỷ

Số vụ bị sự cố tràn dầu/tràn hoá chất/đâm va tàu

29 Chi tiêu ngân sách cho

TT Tiêu chí Chỉ số đánh giá / đo lường

Số cán bộ làm công tác môi trường 30 Quản lý môi trường

Số vụ kiện cáo về môi trường

Chú giải:

- Sức mua tương đương PPP (purchasing power parity) là cách tính tỷ giá hối đối giữa hai đơn vị tiền của hai nước.

- Chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.

- Hệ số GINI (GINI coefficient) là một hệ số được tính từ đường cong Loren, chỉ ra mức độ bất bình đẳng của phân phối (thường là phân phối thu nhập).

Tuy nhiên, với hiện trạng các vấn đề về môi trường và dân số còn tồn tại ở Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay thì bộ tiêu chí này chưa thật sự đáp ứng một cách đủ các tiêu chí đánh giá phát triển đô thị bền vững. Do vậy, cần phải xây dựng đóng góp thêm (bổ sung) các tiêu chí nhằm nâng cấp và làm hoản chỉnh hơn bộ tiêu chí, từ đó đưa ra được các giải pháp và các phương hướng hành động để giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại này.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ

3.1. Khung định hướng nghiên cứu

Định hướng nghiên cứu và phương hướng tiếp cận nghiên cứu cho đề tài được mô tả theo sơ đồ khung định hướng sau, xem hình 3.1.

3.2. Áp dụng phương pháp DPSIR để xác định các tiêu chí phát triển đô thị bền vững và chỉ số của các tiêu chí vững và chỉ số của các tiêu chí

Phương pháp phân tích DPSIR (Driving forces – Pressures – State – Impacts –

Responses) được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA, European Environmental Agency) kế thừa và nâng cấp từ phương pháp phân tích PSR (Pressures – State – Responses) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) từ năm 1994. Phương pháp DPSIR là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Nói cách khác, DPSIR được sử dụng nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá các tác động của một vấn đề đang khảo sát từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó, xem sơ đồ hình 3.2.

- D (Driving forces) – nguồn tác động: Các thông số thể hiện các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của con người gây tác động làm gia tăng hay giảm thiểu áp lực tới môi trường (tự nhiên, kinh tế và xã hội).

- P (Pressures) – áp lực: các thông số thể hiện sức ép đặt lên môi trường từ các hoạt động của con người.

- S (State) – hiện trạng: các thông số hiện trạng cung cấp thông tin định tính về tình trạng chất lượng môi trường.

- I (Impacts) – tác động: các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới môi trường và cộng đồng.

- R (Responses) – ứng phó: các giải pháp để giải quyết các tác động, áp lực và hiện trạng của môi trường và phòng ngừa các nguồn tác động.

Nguồn tác động: Phương tiện giao thông đô thị tăng Áp lực: Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hiện trạng: Ùn tắc giao thông kéo dài Tác động: Ô nhiễm môi trường KK đô thị Tiêu chí đánh giá: Chất lượng môi trường KK đô thị Ứng phó:

Các chính sách pháp luật, các biện pháp giảm thiểu

Nguồn tác động:

Phương tiện giao thông đô

thị gia tăng

Áp lực:

Cơ sở hạ tầng giao thông đô

thị

Hiện trạng:

Ùn tắc giao thông kéo dài

Tác động:

Ô nhiễm môi trường không

khí đô thị

Ứng phó (=> Chỉ số của tiêu chí)

Sử dụng luật để chế tài; thay đổi “giờ cao điểm”; …

DPSIR chỉ ra các nguyên nhân và tác động giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp thích hợp và giải quyết các vấn đề từ những nguyên nhân sâu xa nhất, thay vì những giải pháp chỉ mang tính chất tình thế và không bền vững. Tuy nhiên, DPSIR chỉ gợi ý cách tiếp cận. Trong thực tế, tùy thuộc vào bối cảnh mà ta có thể kết hợp các phần lại với nhau sao cho hiệu quả và hợp lý. Cách tiếp cận DPSIR được sử dụng làm nền tảng cho các chỉ số được dùng để đánh giá hiện trạng.

Ví dụ 1: Tiêu chí PTĐTBV được xác định theo cách tiếp cận bằng phân tích DPSIR như sơ đồ hình 3.3. bên dưới đây.

Hình 3.3: Xác định tiêu chí PTĐTBV theo cách tiếp cận DPSIR

Ví dụ 2: Xác định chỉ số của tiêu chí theo cách tiếp cận bằng phân tích DPSIR như sơ đồ hình 3.4 sau đây.

Theo sơ đồ phân tích DPSIR sẽ rút ra được các giải pháp ứng phó để giải quyết các vấn đề (tiêu chí). Từ đó sẽ xác định được các chỉ số để đánh giá và đo lường vấn đề (tiêu chí).

3.3. Áp dụng phương pháp phân tích SWOT để xác định các chỉ số của tiêu chí phát triển đô thị bền vững phát triển đô thị bền vững

Công cụ phân tích SWOT xuất hiện vào 1960 – 1970, là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu... đang ngày càng được nhiều người lựa chọn.

SWOT là phép phân tích các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một qui hoạch nào đó (điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến môi trường bên trong; môi trường bên ngoài thường được phân tích ở dạng cơ hội và thách thức). Từ đó sẽ đưa ra các định hướng phát triển cho địa phương theo bốn chiến lược sau: chiến lược điểm mạnh – cơ hội (S-O), chiến lược điểm mạnh – thách thức (S-T), chiến lược điểm yếu – cơ hội (W-O), chiến lược điểm yếu – thách thức (W-T).

Phân tích SWOT được sử dụng nhằm để đạt được tới mục tiêu chiến lược dài hạn hay cụ thể trong đề tài này là tầm nhìn định hướng trong phát triển đô thị bền vững:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)