Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn

Những năm qua, hệ thống giao thông đƣợc tập trung đầu tƣ, mở rộng, đã làm mới, cải tạo và nâng cấp đƣợc 154 công trình với gần 115 km đƣờng bê tông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm. (Năm 2011 là 3,8 km; năm 2012 là 37,3 km; năm 2013 là 33,3 km; năm 2014 là 40 km). Đến nay, toàn huyện có 144,77 km/199,47 km đƣờng trục xã đạt chuẩn (đạt 72,6%/70,0 % chỉ tiêu chƣơng trình, vƣợt 2,6%); 164,78/344 km đƣờng trục thôn đạt chuẩn (đạt 47,9%/20% chỉ tiêu chƣơng trình, vƣợt 27,9 %); 136,5 km/485,9 km đƣờng ngõ xóm không lầy lội vào mùa mƣa, đạt 28,0 %/50 % chỉ tiêu chƣơng trình; đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống thủy lợi đƣợc tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đảm

bảo đáp ứng yêu cầu tƣới tiêu, phục vụ sản xuất và dân sinh, nhiều trạm bơm đƣợc đầu tƣ xây mới, sửa chữa, nâng cấp (Đã đảm bảo tƣới tiêu chủ động trên 75% diện tích đất nông nghiệp).

Hệ thống điện nông thôn đƣợc quan tâm cải tạo, củng cố, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất, dân sinh nông thôn; xây mới 40 trạm biến áp, xây mới, cải tạo và nâng cấp 144 km đƣờng điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên an toàn từ các nguồn đạt trên 98%; hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 85,5%. Mạng lƣới bƣu chính viễn thông từng bƣớc đƣợc nâng cấp và hiện đại hóa: 100% số xã có điểm Bƣu điện văn hóa xã, có mạng truy cập internet đến trung tâm xã. Đầu tƣ nâng cấp, xây mới 26 trƣờng học. Mạng lƣới y tế từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố, đã xây dựng mới đƣợc 7 trạm y tế, sửa chữa nâng cấp 4 trạm y tế.

Toàn huyện có 05/14 xã đã xây dựng xong Nhà văn hoá xã đạt tiêu chuẩn (Cổ Lũng, Ôn Lƣơng, Động Đạt, Sơn Cẩm, Phú Đô) bằng 33,3%/30% chỉ tiêu chƣơng trình; 06 xã đang đầu tƣ xây dựng Nhà văn hóa xã đạt chuẩn (Yên Đổ, Phủ Lý, Hợp Thành, Tức Tranh, Yên Lạc, Phấn Mễ) dự kiến hoàn thành trong năm 2015; 153/253 xóm có nhà văn hóa xóm đạt chuẩn, bằng 60,5%/45% chỉ tiêu chƣơng trình.

Nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng đƣợc quan tâm đầu tƣ, đã xây dựng mới 6 công trình cấp nƣớc tập trung, nâng tổng số công trình cấp nƣớc tập trung toàn huyện lên 31 công trình; xây dựng mới 1 khu xử lý rác thải toàn huyện tại xã Yên Lạc, xây dựng mới 2 điểm tập kết rác thải tại 2 xã Ôn Lƣơng, Cổ Lũng; hỗ trợ các xã xây dựng các bể chứa rác thải tại các khu sản xuất tập trung.

2.2.3. Huy động và phân bổ các nguồn lực đầu tư

Tổng các nguồn vốn đầu tƣ từ năm 2011 đến 2014 đạt gần 577 tỷ đồng (Năm 2011: 139,109 tỷ đồng; Năm 2012: 249,937 tỷ đồng; Năm 2013: 147,160 tỷ đồng; năm 2014: 40,738 tỷ đồng) ; trong đó: Nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc: 441,4 tỷ đồng (Trung ƣơng là 114,433 tỷ đồng; tỉnh là 259,136 tỷ đồng; huyện là 65,293 tỷ đồng; xã là 2,561 tỷ đồng); vốn lồng ghép: 102,100 tỷ đồng; vốn tín dụng: 20,345 tỷ đồng;vốn đóng góp của cộng đồng dân cƣ trên 12 tỷ đồng. Vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất lũy kế đến 2014 là 677,5 tỷ đồng. (Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: 435,427 tỷ đồng, Ngân hàng chính sách xã hội: 242,044 tỷ đồng).

Tổng số xi măng hỗ trợ của tỉnh trong những năm qua đạt gần 17.100 tấn

tƣơng đƣơn ; năm 2013 là 6.600 tấn; năm

2014 là 4.500 tấn). Hiến đất xây dựng hạ tầng nông thôn đạt tổng diện tích hiến đất toàn huyện đƣợc trên 20 ha.

2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hình thức tổ chức sản xuất

Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua chuyển dịch theo định hƣớng sản xuất hàng hóa, nhằm tăng giá trị và năng suất sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, từng bƣớc cải thiện, nâng cao đời sống ngƣời dân nông thôn. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trong 5 năm là 6,1%, thấp hơn 0,4% so với chƣơng trình đề ra (6,5%). Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2014 ƣớc đạt 70 triệu đồng/ha tăng 7 triệu đồng/ha so với năm 2011.

Chƣơng trình, dự án, mô hình, ô mẫu trong nông nghiệp thực hiện đạt hiệu quả nhƣ: Dự án Chuối tây tại xã Yên Ninh, các mô hình trồng lúa Nếp Vải, chăn nuôi lợn nái ngoại; cánh đồng một giống; mô hình trồng Bí xanh; ứng dụng chế phẩm sinh học làm chất độn chuồng để xử lý môi trƣờng trong chăn nuôi tại các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi; tƣới chè bằng van xoay,... Khuyến khích, hỗ trợ đƣa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp nhằm giảm bớt lao động thủ công, nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất. Toàn huyện có 25 trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận trang trại (13 trang

trại chăn nuôi, 01 trang trại trồng trọt, 11 trang trại tổng hợp), 35 hợp tác xã, 01 tổ

hợp tác, 27 làng nghề. Nhìn chung, các trang trại cơ bản hoạt động đảm bảo tiêu chí, các tổ hợp tác, hợp tác xã đƣợc tập trung đổi mới, phát triển phù hợp với nguyên tắc tổ chức của hợp tác xã và cơ chế thị trƣờng, đƣợc hỗ trợ về đào tạo, tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao khoa học công nghệ.

2.2.5. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội

Giảm nghèo và an sinh xã hội đƣợc thực hiện đạt hiệu quả, đã thu hút nhiều nguồn lực vào thực hiện chính sách xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo. Kết quả rà soát hàng năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện đạt 3,2%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2014 còn 9,54%, phấn đấu năm 2015 còn khoảng 8,0%.

2.2.6. Phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân ở khu vực nông thôn và vệ sinh môi trường

Công tác giáo dục đào tạo đƣợc quan tâm, các chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS đƣợc giữ vững, đến nay tỷ lệ trƣờng học các cấp: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là 69,35%/60% chỉ tiêu chƣơng trình; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông đạt chuẩn theo quy định là 92,8%; toàn huyện có 13/14 xã hoàn thành tiêu chí giáo dục. Bảo vệ và chăm

sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục đƣợc quan tâm và thu đƣợc nhiều kết quả. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 75,38%. Mạng lƣới y tế cơ sở tiếp tục đƣợc củng cố, đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị và hoàn thiện

2014 kết quả rà soát chuẩn y tế (theo quy định bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020 của Bộ

05 xã đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn y tế lên 09/14 xã trong giai đoạn 2011-2015.

Thực hiện tiêu chí môi trƣờng, đến nay toàn huyện có 07/14 xã đã thực hiện thu gom và xử lý rác thải tại một số khu dân cƣ tập trung (Cổ Lũng, Phấn Mễ, Tức Tranh, Sơn

Cẩm, Phú Đô, Động Đạt, Yên Đổ); 100% các xã đã ban hành Quy chế quản lý nghĩa trang,

thực hiện vệ sinh và trồng cây làm hàng rào khu nghĩa địa. Các ngành, đoàn thể đã tuyên truyền, hƣớng dẫn nhân dân phân loại rác thải, đào hố xử lý rác, xây dựng hệ thống tiêu thoát nƣớc thải tại các hộ gia đình; vận động các hộ thực hiện cải tạo vƣờn, chỉnh trang hàng rào, vệ sinh đƣờng làng, ngõ xóm... hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn huyện lập đề án bảo vệ môi trƣờng theo quy định.

2.2.7. Xây dựng đời sống văn hóa khu vực nông thôn

Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" môi trƣờng văn hóa trên địa bàn huyện đã có

nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ gia đình văn hóa, cơ quan, làng bản văn hóa ngày càng tăng, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao. Danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 80%; danh hiệu “Làng văn hóa” hàng năm đạt trên 60%; danh hiệu “Cơ quan văn hóa” hàng năm đạt trên 90%;

, số xóm bản đã bổ sung quy ƣớc 169/253 xóm, đạt 66,8%.

2.2.8. Nâng cao năng lực tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị- xã hội, giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn

Hệ thống chính trị đƣợc củng cố vững chắc, dân chủ và kỷ cƣơng xã hội đƣợc tăng cƣờng; quan tâm củng cố, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã, điều hành và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh ở nông thôn. Công tác cán bộ đƣợc quan tâm, đặc biệt coi trọng việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu

An ninh - trật tự xã hội ở nông thôn đƣợc giữ vững, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm đƣợc đảm bảo. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đƣợc đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về trật tự xã hội, trật tự an toàn giao thông và trật tự ở địa bàn nông thôn. Qua đánh giá đến nay có 11/14 xã hoàn thành tiêu chí 19.

2.2.9. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn của huyện ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương

2.2.9.1. Thuận lợi

- Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung tổ chức quán triệt nghiêm túc Nghị quyết, xây dựng và ban hành chƣơng trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các cấp, các ngành đã có sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới theo lĩnh vực ngành phụ trách.

- Nhận thức của cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân về xây dựng nông thôn mới đƣợc nâng lên, tạo đƣợc sự đồng thuận và quyết tâm cao trong thực hiện mục tiêu chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

2.2.9.2. Khó khăn

- Xây dựng nông thôn mới là lĩnh vực rộng, nhiều nội dung nên việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn vốn phân bổ từ ngân sách hàng năm của tỉnh cho các địa phƣơng còn hạn chế, xuất phát điểm của các xã còn thấp, hiệu quả huy động nguồn lực trong nhân dân còn nhiều hạn chế, chƣa huy động đƣợc nhiều sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn trong xây dựng nông thôn mới.

- , đặc

biệt là cấp xã chƣa có cán bộ chuyên trách; chƣa có chính sách đặc thù đối với cán bộ thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới các cấp.

- Các xã đã thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, nhƣng số lƣợng còn ít, mô hình sản xuất còn phân tán, dàn trải, quy mô nhỏ, chƣa tạo đƣợc vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra do nguồn vốn đầu tƣ và kinh phí hỗ trợ còn ít, lồng ghép nguồn vốn và cơ chế chính sách còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao.

Qua kết quả điều tra theo chuyên đề thuận lợi, khó khăn của huyện Phú Lƣơng khi triển khai xây dựng NTM của tác giả với 55 ngƣời là các cán bộ phòng ban của huyện và một số lãnh đạo các xã cho thấy: hầu hết ngƣời tham gia điều tra đều đánh giá thuận lợi về phát triển kinh tế tập trung do vị trí địa lý đem lại, từ thành quả công cuộc CNH-HĐH đất nƣớc; thuận lợi từ thế mạnh của địa phƣơng về sản xuất nông nghiệp, du lịch; từ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và thuận lợi do nhận thức của ngƣời dân đƣợc nâng lên, nhiều ý kiến đánh giá việc huy động đóng góp của dân cũng không gặp khó khăn lớn đây là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc xây dựng thành công chƣơng trình NTM tại huyện nhà. Về khó khăn hầu hết đều xác định khó khăn: ruộng đất còn manh mún ảnh hƣởng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, nguồn lực của địa phƣơng còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện chƣơng trình NTM, hệ thống hạ tầng nông thôn còn thiếu. (Phụ lục 04).

2.3. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở 02 xã điểm của huyện Phú Lƣơng

2.3.1. Xây dựng nông thôn mới xã Sơn Cẩm

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Sơn Cẩm

Xã Sơn Cẩm là xã trung du miền núi nằm ở phía Nam huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm huyện 15 km về phía Bắc và cách trung tâm thành phố 6 km về phía Nam.

+ Phía Bắc giáp xã Vô Tranh huyện Phú Lƣơng

+ Phía Nam giáp phƣờng Tân Long thành phố Thái Nguyên + Phía Đông giáp xã Cao Ngạn thành phố Thái Nguyên + Phía Tây giáp xã Cổ Lũng huyện Phú Lƣơng

Xã Sơn Cẩm có trục đƣờng QL3, đƣờng tỉnh lộ 1B chạy qua nên thuận lợi cho giao thƣơng và phát triển kinh tế.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1682,36 ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp là 675,04 ha; Đất lâm nghiệp là 270,58 ha; Đất nuôi trồng thủy sản là 20,04 ha; Đất phi nông nghiệp là 671,78 ha

Xã có 19 xóm, với 3.326 hộ, 13.089 nhân khẩu, gồm 10 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc chủ yếu là Kinh, Sán Dìu, Tày, Nùng, Cao Lan... trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 40 % tổng số dân trên địa bàn xã.

Hình 2.4. Lƣợc đồ hành chính xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lƣơng

(Nguồn: tác giả biên vẽ)

Từ năm 2011 đến nay tình hình kinh tế xã hội của Sơn Cẩm có những bƣớc phát triển nhanh và bền vững cơ sở hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng nhƣ Trƣờng học, Trạm y tế, Điện, đặc biệt là đƣờng giao thông nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân thúc đẩy kinh tế phát triển, trong lĩnh vực kinh tế tỷ trọng sản xuất trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng lên, đặc biệt trên địa bàn xã đã phát triển thêm một số công ty doanh nghiệp nhƣ Nhà máy Gang

thuộc công ty Khai khoáng Miền Núi, xƣởng sản xuất Hƣơng Đại Thành, Công ty may xuất khẩu Phú Lƣơng và một số doanh nghiệp tƣ nhân khác đã thu hút gần nghìn lao động nông thôn vào làm việc, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, lĩnh vực nông nghiệp đã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng nâng cấp các hồ đập, trạm bơm và kênh mƣơng phục vụ tốt cho sản xuất, đặc biệt là công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ngƣời nông dân trong chăn nuôi, trồng chăm sóc chè, đƣa giống lúa mới năng xuất cao vào sản xuất đã nâng sản lƣợng, chất lƣợng hàng hóa, với sự đầu tƣ đồng bộ đã góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 10,4 triệu đồng/ngƣời/ năm 2010 lên 20 triệu đồng/ngƣời/năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm bền vững, năm 2011 còn 3,0% đến năm 2014 còn 1,83%. Tình hình an ninh chính trị ổn định và giữ vững, kiềm chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ngƣời nghiện ma túy giảm và đƣợc quản lý chặt chẽ.

2.3.1.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện xây dựng nông thôn mới * Thuận lợi

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, đƣợc triển khai sâu rộng trong cả nƣớc và tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong nhân dân. Hệ thống văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, tỉnh, huyện đã cụ thể hóa, đặc biệt tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quy định về 19 tiêu chí phù hợp với điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)