Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 57)

7. Bố cục của luận văn

2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hình thức tổ chức sản xuất

Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua chuyển dịch theo định hƣớng sản xuất hàng hóa, nhằm tăng giá trị và năng suất sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, từng bƣớc cải thiện, nâng cao đời sống ngƣời dân nông thôn. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trong 5 năm là 6,1%, thấp hơn 0,4% so với chƣơng trình đề ra (6,5%). Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2014 ƣớc đạt 70 triệu đồng/ha tăng 7 triệu đồng/ha so với năm 2011.

Chƣơng trình, dự án, mô hình, ô mẫu trong nông nghiệp thực hiện đạt hiệu quả nhƣ: Dự án Chuối tây tại xã Yên Ninh, các mô hình trồng lúa Nếp Vải, chăn nuôi lợn nái ngoại; cánh đồng một giống; mô hình trồng Bí xanh; ứng dụng chế phẩm sinh học làm chất độn chuồng để xử lý môi trƣờng trong chăn nuôi tại các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi; tƣới chè bằng van xoay,... Khuyến khích, hỗ trợ đƣa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp nhằm giảm bớt lao động thủ công, nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất. Toàn huyện có 25 trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận trang trại (13 trang

trại chăn nuôi, 01 trang trại trồng trọt, 11 trang trại tổng hợp), 35 hợp tác xã, 01 tổ

hợp tác, 27 làng nghề. Nhìn chung, các trang trại cơ bản hoạt động đảm bảo tiêu chí, các tổ hợp tác, hợp tác xã đƣợc tập trung đổi mới, phát triển phù hợp với nguyên tắc tổ chức của hợp tác xã và cơ chế thị trƣờng, đƣợc hỗ trợ về đào tạo, tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)