Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 76)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu huyện Phú Lƣơng có cơ cấu kinh tế tăng trƣởng cao, hiệu quả với các sản phẩm hàng hóa chủ lực trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại dịch vụ.

Nâng cấp một bƣớc kết cấu hạ tầng. Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; có bƣớc đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hóa, hiện đại hóa với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế.

Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hóa, giữ vững quốc phòng an ninh, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,0%/Năm, giai đoạn 2016- 2020 đạt 13,13% năm.

- Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông lâm thủy sản 24%, công nghiệp xây dựng, thƣơng mại du lịch 32%, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 5%/ năm. Đến năm 2020: Nông lâm thủy sản 16,4%, công nghiệp xây dựng 52,6%, thƣơng mại dịch vụ 31%.

- GDP bình quân đầu ngƣời (giá TT) năm 2015 đạt 50 triệu đồng/ngƣời/ năm. Đến năm 2020 đạt 82 triệu/ngƣời/năm.

- Tỉ lệ hộ nghèo đến năm 2015 giảm còn 10% và đến năm 2020 còn 5%. Nâng cao mức sống cho các hộ thoát nghèo tránh tái nghèo

- Đến 2020 đảm bảo 85% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch, thu gom và xử lý rác thải 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thảiy tế, quy hoạch tuyến thu gom, bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn, cải tạo và xây dựng mới hệ thông thoát nƣớc thải.

- Đến năm 2020 đạt 70% tiêu chí đô thị loại IV để đề nghị với nhà nƣớc nâng cấp trị trấn Đu thành đô thị loại IV.

- Giảm tỉ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 10% vào năm 2015 và dƣới 5% vào năm 2020.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trƣờng đƣợc đảm bảo. Bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa đƣợc bảo tồn và tái tạo.

- An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

3.1.3. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

3.1.3.1. Ngành nông lâm thủy sản

- Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt bình quân hàng năm 5,0% giai đoạn 2011 - 2015 và 5,5% giai đoạn 2016-2020.

- Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản năm 2015: Trồng trọt 46,8%, chăn nuôi 37,9%, dịch vụ 3,6%; lâm nghiệp 6,2%, thủy sản 5,6%. Đến năm 2020: Trồng trọt 40,1%, chăn nuôi 38%, dịch vụ 6,1% lâm nghiệp 7,9%, thủy sản 7,5%.

- Giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2015 trở đi đạt 50 triệu đồng/ha, trong đó có 40% diện tích đạt trên 70 triệu đồng/ha.

- Rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng ƣu tiên mở rộng diện tích rừng sản xuất. Phấn đấu diện tích lâm nghiệp ổn định ở mức 17.113,26 ha; rừng phòng hộ là 3.559,40 ha; rừng sản xuất là 13.553,86 ha. Dự kiến chuyển một phần diện tích vƣờn sang trồng chè , cây ăn quả theo hƣớng nông lâm kết hợp.

- Đến năm 2020 phát triển mạnh chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc (chú trọng bò Sind), chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cƣ. Dự kiến năm 2010 sản lƣợng thịt hơi các loại đạt 11.000 tấn, 2015 đạt 15.000 tấn và 2020 đạt 18.000 tấn.

- Sử dụng có hiệu quả những loại hình mặt nƣớc để đƣa vào nuôi cá, khai thác có hiệu quả. Phát triển nuôi cá ruộng và cá lồng ở những nơi hồ: Ô Rô, Đầm Ấu, 19/5, Khuân Lân, Núi Mủn, Phủ Khuôn, Suối Mạ...Tổng sản lƣợng cá đạt 1.200 tấn/năm năm 2020.

3.1.3.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đến năm 2020 Phú Lƣơng là một huyện công nghiệp hoá, tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 là 19,5%, giai đoạn 2016 - 2020 là 16,5%. Tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp - xây dựng ƣớc tính 2.348 tỷ đồng (giá HH).

- Dự kiến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp khai thác 56,79%, chế biến, sản xuất 29,63%, điện nƣớc tăng 13,58% và năm 2020 công nghiệp khai thác tăng lên 56,57%, công nghiệp chế biến ổn định 28,28% và công nghiệp điện, nƣớc 15,15%.

- Cụm công nghiệp nhỏ:

+ Cụm công nghiệp Sơn Cẩm: Có quy mô 25 ha( có thể mở rộng 70-100 ha), thu hút các cơ sở thực phẩm đồ uống, đuc, hóa dƣợc..

+ Cụm công nghiệp Đạt- Đu: Có diện tích 25 ha, thu hút các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản.

3.1.3.3. Phát triển thương mại, dịch vụ du lịch

GDP thƣơng mại, dịch vụ, du lịch năm 2015 đạt 362,49 tỷ đồng, chiếm 32% và năm 2020 đạt 713,16 tỷ đồng, chiếm 31,00%, tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 16,50 %/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 14,50 %/năm. Tạo bƣớc phát triển quan trọng về chất lƣợng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trong huyện.

Tạo bƣớc phát triển quan trọng về chất lƣợng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trong huyện. Đến năm 2015 có 100% số xã thị trấn có chợ nông thôn, trong đó 30% - 50% số chợ đƣợc kiên cố hoá.

3.1.4. Định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội

3.1.4.1. Phát triển dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2011 - 2020 là 0,81%, dân số dự báo của huyện đến năm 2020 là 120.000 ngƣời; tăng số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm mới hàng năm đạt 2.900 ngƣời vào năm 2020.

Thực hiện chƣơng trình xoá đói giảm nghèo để đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo dƣới 10% và đến năm 2020 còn dƣới 5%, nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dƣới 4% vào năm 2010, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85%

Nguồn nhân lực: dự kiến đến năm 2010 lực lƣợng trong độ tuổi lao động của huyện có 63.000 ngƣời, năm 2020 có 71.000 ngƣời, cùng với sự phát triển của công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ du lịch, số lao động trong các ngành này cũng tăng, số ngƣời làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản giảm dần

3.1.4.2. Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Định hƣớng phát triển đô thị đến 2020 huyện Phú Lƣơng (phấn đấu đạt 70% tiêu chí đô thị loại IV) trở thành đô thị loại IV của tỉnh.

Hƣớng phát triển của huyện Phú Lƣơng tập trung về hƣớng Tây và hƣớng Nam, xuất hiện các khu đô thị sinh thái dọc sông Đu.

Trung tâm thị trấn Đu- Giang Tiên sẽ đƣợc mở rộng và xây mới hiện đại đảm bảo chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa liên vùng.

- Giao thông: Phấn đấu đến năm 2020 các tuyến Quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp

III; Hệ thống đƣờng tỉnh còn lại đạt tiêu chuẩn cấp IV, 100% đƣợc nhựa hóa; Các tuyến đƣờng đô thị (thuộc thành phố, thị xã, thị trấn) 100% trải nhựa; Hệ thống đƣờng huyện đạt tiêu chuẩn cấp IV, V với 80% đƣợc trải nhựa; các tuyến đƣờng xã, đƣờng giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn loại A và B.

- Thuỷ lợi: Khai thác triệt để công suất tƣới, tiêu của các công trình thủy lợi nhằm đến năm 2020 đảm bảo tƣới tiêu ổn định cho 85% diện tích đất canh tác lúa, mở rộng diện tƣới cho cây màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

- Cấp điện: Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ gia đình đƣợc sử dụng điện lƣới

đạt 100% với mức tiêu thụ điện đạt 500 Kwh/ngƣời.

- Nước sạch: Đến 2020 đảm bảo 85% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch với định

mức 60 lít/ngày/ngƣời.

- Bưu chính viễn thông: Mật độ điện thoại bình quân đạt trên 75,29 máy/100

dân vào năm 2015 và 40 máy cố định/100 dân. Máy di động 65mays/100 dân vào năm 220. Tốc độ phát triển thuê bao Internet giai đoạn 2011 - 2015 đạt 26,7%/năm và đến năm 2015 mức độ sử dụng internet đạt 45-50%.

- Giáo dục, đào tạo: Củng cố vững chắc kết quả phổ cập THCS ở 100% xã, thị

trấn. Triển khai phổ cập giáo dục bậc trung học và phấn đấu cơ bản hoàn thành vào năm 2015. 100% các trƣờng phổ thông đủ thiết bị dạy học theo chƣơng trình đổi mới giáo dục phổ thông, 70% trƣờng mầm non đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, 100% các trƣờng phổ thông có máy vi tính, có thƣ viện. Xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia (kèm theo thƣ viện đạt chuẩn) đạt ít nhất 35% trở lên. Tỷ lệ huy động học sinh đến trƣờng đúng độ tuổi đạt 100%.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe: Đến năm 2020 có 100% trạm y tế xã có bác sĩ,

100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, Phấn đấu có trên 7 bác sỹ/1 vạn dân; 10,0 giƣờng bệnh trên 1 vạn dân, 98% xã có bác sỹ. Giảm tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng xuống dƣới 15% vào năm 2020.

- Văn hóa thể thao: Duy trì hàng năm có 100% làng bản, cơ quan đăng ký xây

dựng làng bản, cơ quan văn hóa, 95% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Trong đó 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, trên 60% số làng bản đạt tiêu chuẩn làng bản văn hóa ; 90% cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa.

3.2. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lƣơng đến năm 2020 năm 2020

3.2.1. Quan điểm

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” ; Xây dựng nông thôn mới đƣợc xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta, trong đó nông dân phải là lực lƣợng nòng cốt, phải là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ của, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1282/QĐ- UBND ngày 25/5/2011 phê duyệt chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến 2020. Quan điểm là:

Thứ nhất, Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động toàn diện trên mọi lĩnh vực; là cơ sở để xây dựng huyện Phú Lƣơng trở thành thị xã.

Thứ hai, Xây dựng mô hình nông thôn mới dựa trên cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân.

Thứ ba, Xây dựng nông thôn mới trƣớc hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nƣớc, tự chủ, tự lực tự cƣờng, vƣơn lên của nông dân, tạo không khí thi đua, phấn khởi, tự giác tham gia của nhân dân toàn huyện; Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Thứ tƣ, Chủ thể chính xây dựng nông thôn mới là hộ nông dân; xây dựng nông thôn mới dựa vào nội lực của cộng đồng dân cƣ là chính. Nhà nƣớc hỗ trợ xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng yếu, vì vậy mọi việc triển khai xây dựng nông thôn mới phải đƣợc dân biết, dân bàn, dân tham gia và dân đƣợc hƣởng thành quả.

Thứ năm, Thực hiện Chƣơng trình nông thôn mới trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chƣơng trình Mục tiêu quốc gia, chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, các chƣơng trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tƣ của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cƣ.

Thứ sáu, Phát triển nông thôn phải vững bền cả về tự nhiên và xã hội. Đảm bảo môi trƣờng sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch; thực phẩm vệ sinh; tài nguyên sinh học đa dạng; giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh, thiên tai và quá trình biến đổi khí hậu gây ra; thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các nhóm cƣ dân nông thôn; hỗ trợ ngƣời nghèo, những nhóm đối tƣợng khó khăn trong quá trình phát triển.

Thứ bảy, Xây dựng nông thôn mới tiến hành đồng thời ở tất cả các xã trong huyện, thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí của nông thôn mới. Trong quản lý, điều hành huyện ƣu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nƣớc cho các xã thực hiện tốt các tiêu chí không cần vốn đầu tƣ nhƣ: Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn, những xã tổ chức thực hiện tốt chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, có hiệu quả, những xã có khả năng về đích sớm.

3.2.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương đến năm 2020

3.2.2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển đô thị theo quy hoạch; thực hiện xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Phấn đấu hoàn thành cơ bản các tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2015, cụ thể phấn đấu năm 2015 có thêm 03 xã: Ôn Lƣơng, Phấn Mễ, Tức Tranh hoàn thành 19/19 tiêu chí, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện lên 05/14 xã.

Các xã còn lại: tiếp tục thực hiện hoàn thành thêm 1-2 tiêu chí theo kế hoạch đề ra.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020 có thêm 05 xã: Hợp Thành, Động Đạt, Yên Đổ, Vô Tranh, Phú Đô hoàn thành 19/19 tiêu chí, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện là 10/14 xã.

- Thu nhập bình quân/ ngƣời/năm phấn đấu 21 triệu đồng.

3.3. Một số giải pháp cơ bản xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lƣơng

Sau 04 năm thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, đến nay huyện Phú Lƣơng đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện. Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lƣơng là phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng và định hƣớng chung của cả nƣớc. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, trong đó quan trọng là hoàn thành Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện đến năm 2020 cần có những giải pháp, chính sách đồng bộ nhằm tạo ra một hiệu ứng

thuận lợi để thúc đẩy nhanh hơn quá trình xây dựng NTM. Trên cơ sở triển khi thực tiễn và kết quả xây dựng nông thôn mới, theo chúng tôi, trong những năm tới, huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)