7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Xây dựng nông thôn mới xã Cổ Lũng
2.3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Cổ Lũng
Cổ Lũng là xã phía nam của huyện Phú Lƣơng cách trung tâm huyện 9 km, phía Ðông giáp xã Sơn Cẩm; phía Tây giáp xã Cù Vân, huyện Đại Từ; phía Nam giáp xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lƣơng và xã An Khánh, huyện Đại Từ; phía Bắc giáp xã Vô Tranh và Thị trấn Giang Tiên Ðịa bàn có 02 tuyến giao thông Quốc gia đi qua bao gồm; Quốc lộ 3 và Quốc lộ 37, dài 7,2 km, theo hƣớng Đông Nam - Tây Bắc và hƣớng Đông Bắc - Tây Nam giao nhau tại Ngã ba Bờ Đậu, tuyến đƣờng sắt Quán triều - Núi Hồng chạy qua xã 5 km; có sông Giang Tiên chảy qua dài 6 km; xã phân chia ra 18 xóm trong đó có 7 xóm nằm trải dài theo 02 trục đƣờng Quốc lộ 3 và 37. Diện tích tự nhiên của xã là 1.696,92 ha, địa hình tƣơng đối bằng phẳng so với huyện Phú Lƣơng; núi đất thấp xen kẽ cánh đồng thấp dần từ tây Bắc xuống phía Đông nam độ dốc dƣới 150, mang đặc điểm trung du miền núi bắc bộ; xã có 04 dân tộc chính cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu.... với 2.454 hộ và 9.386 nhân khẩu, tỷ lệ ngƣời dân tộc thiểu số chiếm 27,67%.
Cơ cấu kinh tế: Nông Lâm nghiệp - Dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp; tỷ trọng nông nghiệp chiếm 60%, vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chƣa có khả năng tích tụ, chƣa phát huy đƣợc tiềm năng về đất của xã, chƣa đẩy mạnh đƣợc thƣơng mại dịch vụ mặc dù có tiềm năng. Xã có 02 khu di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh: Di tích nhà bia tƣởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xóm Tân Long và Di tích văn hóa tâm linh Đền Đầm Sơn, Đình Cổ Lũng.
2.3.2.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện xây dựng nông thôn mới * Thuận lợi:
Năm 2011 xã Cổ Lũng đƣợc chọn là một trong 35 xã điểm của tỉnh thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015 định hƣớng đến năm 2020. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cổ Lũng xác định đây vừa là vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phải quyết tâm thực hiện hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.
Xuất phát từ một xã thuần nông, có vị trí địa lý thuận lợi, trình độ dân trí tƣơng đối đồng đều, nhân dân đoàn kết đồng thuận một số hạng mục cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, đƣợc đầu tƣ trong nhiều năm và đã phát huy hiệu quả, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND cùng các Sở, ngành của tỉnh; đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Huyện ủy, UBND, Ban chỉ đạo Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7 huyện. Từ đó, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai kịp thời từ trong nội bộ Đảng ra đến quần chúng nhân dân, tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân với vai trò là chủ thể cùng với Đảng bộ, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng trong những năm qua xã Cổ Lũng đã có nhiều bƣớc chuyển biến đáng khích lệ, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc; Điện, đƣờng, trƣờng trạm đƣợc quan tâm xây dựng kiên cố ngày càng khang trang.
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện và nâng lên, các phong trào thi đua yêu nƣớc đƣợc nhân dân tích cực hƣởng ứng trong đó nổi bật là phong trào hƣởng ứng ”Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” thể hiện đƣợc tinh thần đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái trong cộng đồng cùng
chung tay phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình thực hiện xã còn gặp một số khó khăn đó là: Việc đƣa xã vào thực hiện điểm xây dựng nông thôn mới thời gian để triển khai thực hiện hoàn thành các tiêu chí ngắn.
Hình 2.5. Lƣợc đồ hành chính xã Cổ Lũng, huyện Phú Lƣơng
(Nguồn: tác giả biên vẽ)
Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hầu hết đều đồng thuận cao cùng với Đảng, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới, nhƣng vẫn có một bộ phận ngƣời dân nhận thức chƣa đầy đủ còn tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tƣ của Nhà nƣớc. Đối với nguồn nhân lực cán bộ xã, xóm còn hạn chế nên việc vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới có xóm đạt kết quả còn thấp.
Các nguồn lực hỗ trợ đầu tƣ từ Nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn vốn trong dân không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Công tác chỉ đạo điều hành phối trong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xã đôi khi chƣa đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu quyết liệt.
2.3.2.3. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới
a) Công tác chỉ đạo, điều hành và truyền thông, tập huấn
Ngay khi đƣợc chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới. Đảng ủy, UBND xã Cổ Lũng đã ban hành Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thƣ Đảng ủy làm Trƣởng ban với 11 thành viên, Ban quản lý do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban với 34 thành viên, thành lập 18 Ban phát triển xóm với 162 thành viên. Trên cơ sở đó xã tiến hành khảo sát lập quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, thông qua HĐND xã ra Nghị quyết phê duyệt đề án để làm cơ sở pháp lý cho Ban quản lý triển khai thực hiện.
UBND xã Cổ Lũng đã ban hành các văn bản nhƣ: Nghị quyết định 12a/NQ- ĐU ngày 24/8/2011 Đảng ủy xã ban hành về việc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới xã Cổ Lũng; Nghị quyết số 69/2014/NQ-HĐND ngày 14 tháng 3 năm 2014 của HĐND xã Cổ Lũng về việc thông qua Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Cổ Lũng giai đoạn 2011-2020 cùng với 21 văn bản chỉ đạo khác của Đảng ủy, HĐND, UBND xã.
Xã Cổ Lũng xác định làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, quyền và trách nhiệm chủ thể của ngƣời dân cùng với Đảng bộ, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định đến việc tổ chức thực hiện thắng lợi chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Ban quản lý phụ trách, hỗ trợ, hƣớng dẫn 18/18 xóm, tổ chức họp bàn cùng nhân dân về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đã tổ chức 07 hội thi tuyên truyền xây dựng nông thôn mới với trên 3.200 lƣợt ngƣời tham gia; làm 15 băng dôn tuyên truyền và tổ chức hàng chục cuộc tuyên truyền về các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các nhiệm vụ cụ thể của xã về nội dung xây dựng nông thôn mới. Qua công tác tuyên truyền vận động, ý thức của ngƣời dân đƣợc nâng lên, ngƣời dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Đƣợc sự hỗ trợ của Ban chỉ đạo tỉnh và huyện, trong 04 năm qua đã tổ chức tập huấn 09 lớp cho 420 lƣợt cán bộ là thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý và Ban phát triển xóm. Qua đó đã nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát tại cộng đồng đối với đội ngũ cán bộ xã, xóm, các đoàn thể về xây dựng nông thôn mới. Tổ chức 69 lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa theo quy trình, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản cho trên 3.800 lƣợt ngƣời dân tham gia. Phối hợp tổ chức đƣợc 08 lớp sơ cấp nghề cho lao động nông thôn về: Kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp, trồng và chế biến chè sạch, kỹ thuật sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi… cho 229 lao động theo Quyết định 1956/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
b) Kết quả công tác quản lý và thực hiện Quy hoạch nông thôn mới
UBND xã ban hành quy chế quản lý quy hoạch, rà soát, bổ sung, công bố và cắm mốc chỉ giới quy hoạch; xây dựng quy hoạch chi tiết đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 các khu: khu trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa, thể thao, khu sản xuất, khu chăn nuôi, khu dân cƣ, điểm công nghiệp, dịch vụ; quản lý nghĩa trang nhân dân,…. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo đúng đề án xây dựng nông thôn mới đã đƣợc phê duyệt.
Theo Đề án xây dựng nông thôn mới của xã đƣợc UBND huyện phê duyệt Phú Lƣơng, lộ trình đến năm 2015 xã Cổ Lũng cơ bản hoàn thành các tiêu chí. Các ngành liên quan đã tập trung phối hợp với xã triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bƣớc hoàn thiện các tiêu chí theo lộ trình.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án, năm 2014 xã Cổ Lũng đã cơ bản đạt các mục tiêu của Đề án, 19/19 tiêu chí hoàn thành so với yêu cầu của Bộ tiêu chí tỉnh Thái Nguyên; đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao.
c) Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân
Nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả nhƣ: Mô hình tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cá giống với 29 hộ tham gia, diện tích ao nuôi thả cá trên 60 ha, thu hút 70 lao động, mang về lợi nhuận 2,975 tỷ đồng mỗi năm; Tổ hợp tác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng có 04 thành viên, vốn điều lệ 75 triệu đồng lợi nhuận 30 triệu đồng/ngƣời/năm. HTX Dịch vụ Kinh doanh tổng hợp Cổ Lũng gồm 96 xã viên làm dịch vụ quản lý lƣới điện hạ áp và bán điện thƣơng phẩm; chế biến lâm sản, vật liệu xây, vốn điều lệ 880 triệu đồng
giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho hơn 35 lao động, làm ăn có hiệu quả tạo thu nhập bình quân hàng năm cho xã viên là 36 triệu đồng.
Kinh tế trang trại đã xác định đƣợc quy mô phát triển và bƣớc đi phù hợp cung cấp sản phẩm hàng hóa ra thị trƣờng nhƣ: Lợn, gà thƣơng phẩm, trứng gà; toàn xã hiện có 10 trang trại giải quyết 40 lao động tại chỗ cho thu nhập ổn định 48 triệu đồng/ngƣời/năm. Điển hình là các trang trại: Trang trại nuôi gà của Bà Nguyễn Thị Loan - trang trại gà Xóm Bờ Đậu, trang trại Hoàng Thị Hiền - trang trại lợn tại xóm Làng Phan.
Mô hình nông dân cải tạo diện tích đất sau khi đốt gạch thủ công trồng chè cành mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xóm Làng Phan, mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ đem lại giá trị kinh tế cao, mô hình sản xuất cánh đồng một giống,.. Qua đó giúp ngƣời nông dân có sự liên kết trong sản xuất hàng hóa. Nhiều hộ từ trung bình, khá vƣơn lên làm giàu, cụ thể: Đã có 26 hộ thu nhập mỗi năm từ 01 tỷ đồng trở lên, 52 hộ thu nhập từ 500 triệu đến dƣới 01 tỷ đồng; 151 hộ thu nhập từ 100 triệu đến dƣới 500 triệu. Ngoài ra, còn có hàng chục doanh nghiệp tƣ nhân sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; Làng nghề truyền thống bánh chƣng Bờ Đậu giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phƣơng.