Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY VMEP.PDF (Trang 81)

5. Kết cấu của luận vă n

3.2.1.3. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Hoạt động TDXK của NHPT Việt Nam là một loại hình có nhiều rủi ro. Vì vậy việc bảo đảm an toàn trong hoạt động TDXK không những được NHPT Việt Nam quan tâm mà còn nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Bên cạnh các biện pháp kiểm tra của kiểm toán Nhà nước, Bộ phận Kiểm tra nội bộ

cần phải được tăng cường và hoạt động có hiệu quả. Để thực hiện được điều này, NHPT Việt Nam cần chú trọng những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa và ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất về công tác tự

kiểm tra tại các Chi nhánh, tránh việc kiểm tra chồng chéo để giảm bớt thời gia, chi phí và tạo tâm lý ổn định cho bộ phận được kiểm tra.

- Hiện nay, tại các Chi nhánh NHPT Việt Nam các cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ ít được đào tạo về các nghiệp vụ TDXK chủ yếu là cho CBTD và cán bộ

thẩm định. Do đó, các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần phải được

đào tạo nâng cao về ngoại ngữ, chuyên sâu về nghiệp vụ ngoại thương. Bên cạnh NHPT Việt Nam cần lựa chọn những cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm để bổ

sung cho hệ thống kiểm tra nội bộ.

- Mặc dù trên nguyên tắc đội ngũ cán bộ kiểm tra phải làm việc độc lập với với các bộ phận hoạt động và đội báo cáo trực tiếp cho cấp quyền hạn cao nhất trong tổ chức nhưng do thái độ e ngại đồng nghiệp cùng công tác nên việc báo cáo chưa trung thực và đầy đủ. Vì vậy bên cạnh các hình thức khen thưởng và phụ cấp cần phải có biện pháp chế tài nghiêm khắc như là phải cùng chịu trách nhiệm với CBTD khi xảy ra sai sót như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, hạ bậc xếp loại khen thưởng để tránh tình trạng bao che và kiểm tra “cho có lệ” và nâng cao ý thức trách nhiệm của bộ phận kiểm tra. Trong những trường hợp đặc biệt, có thể

cho phép cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát được trực tiếp báo cáo bằng văn bản trình Tổng Giám đốc kết quả tự kiểm tra ở Chi nhánh mà không phải thông qua hoặc báo cáo với Giám đốc Chi nhánh.

- Việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản vay, có như vậy công tác kiểm tra, kiểm soát mới phát huy được hiệu quả

- Xây dựng và triển khai việc tái cơ cấu nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đặc biệt các khoản nợ tồn đọng qua các giai đoạn Tổng cục Đầu tư Phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY VMEP.PDF (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)