Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY VMEP.PDF (Trang 30)

5. Kết cấu của luận vă n

1.4.3.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động TDXK của Nhà nước ở các nước trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho Việt Nam nói chung và Ngân hàng Phát triển nói riêng trong quá trình hoàn thiện, phát triển hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện chính sách TDXK như sau:

Một là, các nước đều coi trọng chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu, trong đó công cụ TDXK được sử dụng như một biện pháp quan trọng trong tay Chính phủđể thúc

đẩy xuất khẩu phát triển lâu dài và bền vững. TDXK ở các nước được thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng Phát triển chủ yếu là tài trợ vốn dài hạn đểđầu tư hệ

thống cơ sở vật chất cho những ngành, hàng hoá có khả năng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

Hai là, cho vay vốn TDXK ngắn hạn được phân quyền cho ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực hiện chứ ngân hàng phát triển không thực hiện. Các ngân hàng này được đầu tư tối tân công nghệ, hệ thống thanh toán quốc tế

hiện đại, nhanh chóng nên chất lượng phục vụ khách hàng tốt, đồng thời đảm bảo an toàn cho khoản vay. Nguồn vốn chỉ tập trung cho vay ngắn hạn nên vốn luân chuyển thường xuyên, đều đặn, đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng.

Ba là, các nước đầu tư và hỗ trợ cho các lĩnh vực sản xuất mặt hàng có lợi thế

thương mại so với các quốc gia khác nên Ngân hàng Phát triển tập trung đầu tư cơ

sở hạ tầng và công nghệ hiện đại, tối tân đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, có khả năng chiếm lĩnh tốt thị trường tiêu dùng thế giới.

Bốn là, hoạt động của Ngân hàng phát triển phải có sự hậu thuẫn chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước. Nguồn vốn TDXK của Nhà nước phải được ưu tiên hàng

đầu. Trong lĩnh vực tài trợ vốn cho khách hàng, cần có sự phân đoạn thị trường rõ ràng giữa các loại hình ngân hàng khác nhau chứ không nên chồng chéo hỗn loạn như hiện nay.

Năm là, Nhà nước cần đảm bảo cấp nguồn vốn đủ để duy trì hoạt động TDXK. Ngoài ra, cần hỗ trợđể Ngân hàng phát triển có thể tự huy động được vốn

đầu tư cho các dự án, khoản vay.

Sáu là, Cần phải nghiên cứu thực hiện theo xu hướng phát triển chung về

TDXK. Trong thời gian gần đây, chính sách TDXK thế giới đang chuyển biến nhanh theo xu hướng chuyển từ việc tập trung tài trợ cho người cung cấp trong nước sang tập trung hỗ trợ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, tập trung tài trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự

án ở nước ngoài bằng các thiết bị, kỹ thuật trong nước; tăng cường hỗ trợ tín dụng cho người nước ngoài mua hàng để thanh toán cho người cung cấp trong nước (nhiều nước coi đây là giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiêu thụ hàng xuất khẩu, thể

hiện ở tỷ trọng tín dụng hỗ trợ người mua đã tăng nhanh hơn so với tỷ trọng tín dụng hỗ trợ người cung cấp).

Qua tìm hiểu trên có thể thấy rằng, để thực hiện chiến lược xuất khẩu của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển cần tập trung nguồn lực chủ đạo để phát triển cơ

sở hạ tầng, công nghệ mang tính ổn định lâu dài, tạo đà để nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất. Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan duy nhất thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước là Ngân hàng Phát triển Việt Nam với hình thức tài trợ vốn

lưu động ngắn hạn là chủ đạo. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển xuất khẩu Chính phủđã đề ra, vấn đề hàng đầu hiện nay là tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương chính sách đã có, tận dụng những cơ chế Chính phủđã mở, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời cần đúc kết các bài học thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thực tiễn hoạt động TDXK tại Việt Nam sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện kinh tế của đất nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở Chương 1 luận văn đã trình bày những lý luận tổng quan về TDXK của Nhà nước. Trong đó trình bày về khái niệm, vai trò, các hình thức, các yếu tốảnh hưởng

đến hoạt động TDXK của Nhà nước, sự khác biệt giữa TDXK của Nhà nước và TDXK khác. Cuối cùng là trình bày kinh nghiệm hoạt động TDXK của Nhà nước ở

một số quốc gia từđó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng để phát triển hoạt động TDXK tại Việt Nam.

Do NHPT Việt Nam thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước nên Chương 1 là cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng hoạt động TDXK tại NHPT Việt Nam ở

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài Chính thực hiện tín dụng ưu đãi của Nhà nước vào đầu những năm 1990. Khi Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng (sau này là Ngân hàng Đầu tư và phát triển) thành lập thì hoạt động cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản được chuyển cho tổ chức này. Năm 1995, khi Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng chuyển sang hoạt động với vai trò là một NHTM thì việc tiếp nhận vốn ngân sách Nhà nước và cho vay đầu tư phát triển kinh tế được chuyển sang cho Tổng Cục đầu tư phát triển (thuộc Bộ Tài chính). Trên thực tế, trong thời gian này, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do hai cơ quan là Tổng Cục đầu tư phát triển và Ngân hàng Đầu tư và phát triển song song quản lý và cấp phát.

Ngày 12/8/1995, Quỹ Hỗ trợđầu tư quốc gia được thành lập để huy động vốn và cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển theo ngành, nghề thuộc diện ưu đãi và các dự án đầu tư ở những vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ. Quỹ hỗ

trợ đầu tư quốc gia hoạt động dưới sự quản lý và kiểm soát của Tổng Cục đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển và Bộ Tài Chính.

Cuối năm 1999, nhận thấy có nhiều tổ chức cùng thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư phát triển và theo dõi các dự án đầu tư phát triển của Nhà nước, Chính phủđã chỉđạo Bộ Tài Chính phối hợp với các cơ quan có liên quan để xây dựng đề

án thành lập một tổ chức tài chính nhà nước chuyên hoạt động trong lĩnh vực cho vay và quản lý thu hồi vốn tín dụng đầu tư phát triển, tập trung các nguồn vốn, các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước về một đầu mối. Đáp ứng các yêu cầu

đó, Quỹ Hỗ trợ phát triển đã được thành lập theo Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Quyết định 231/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chính thức

chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển còn thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn (theo Nghị định số

43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 và Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước) và chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn (theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ

xuất khẩu). Tuy vậy, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trong giai đoạn này mới chủ yếu tập trung vào hoạt động hỗ trợ dưới hình thức cho vay dự án và cho vay ngắn hạn. Các hoạt động của một tổ chức thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước như cho vay nhà nhập khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo hiểm TDXK chưa được triển khai.

Vấn đềđặt ra là phải thành lập một tổ chức có chức năng thực hiện chính sách TDXK một cách tập trung và chuyên sâu; đồng thời không cạnh tranh với hoạt động

tín dụng thương mại thông thường. Để đáp ứng những yêu cầu ngày một cấp thiết nêu trên, ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 108/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ

phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước. NHPT Việt Nam có tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank, tên viết tắt: VDB, có trụ sở chính đặt tại Thủđô Hà Nội, có Sở giao dịch, chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.

NHPT Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển nên NHPT Việt Nam có những đặc trưng nhất định, không giống với các tổ chức tín dụng khác

2.1.2. Đặc điểm của NHPT Việt Nam:

- NHPT Việt Nam là một tổ chức tài chính của Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển thông qua việc cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu

tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư; thực hiện chính sách TDXK thông qua việc cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- NHPT Việt Nam thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, điều lệ tổ chức và hoạt

động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

- Hoạt động của NHPT Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải

đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí.

- NHPT Việt Nam có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế

và các khoản nộp ngân sách nhà nước đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, TDXK của Nhà nước.

- Nguồn vốn hoạt động của NHPT Việt Nam bao gồm vốn điều lệ (hiện nay vốn điều lệ là 10.000 tỷđồng và dự kiến tăng 20.000 tỷđồng năm năm 2015 và đến năm 2020 là 30.000 tỷ đồng theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030); vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm; vốn ODA do Chính phủ giao để cho vay lại; vốn huy động của các thành phần kinh tế; vốn từ việc nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước

- Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua việc cho vay đối với các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ

xuất khẩu.

- Với tính chất cho vay ưu đãi, hoạt động cho vay đầu tư của NHPT hiện nay có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường thương mại. Trong trường hợp lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, NHPT được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng được ngân sách cấp phí quản lý

đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và TDXK.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và TDXK trên cơ sở đảm bảo mục tiêu chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực này, theo đó, đối tượng phục vụ và cơ chế hoạt động cơ bản do Chính phủ quy

2.1.3. Tổ chức bộ máy và các hoạt động chính tại NHPT Việt Nam

Sơđồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.1.3.1. T chc b máy

Ngân hàng Phát triển Việt Nam được tổ chức theo mô hình tổ chức tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm ba bộ phận chủ chốt: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Bộ máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều hành.

* Hội đồng quản lý

Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có 02 thành viên chuyên trách là Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, 03 thành viên kiêm nhiệm là Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước. Các thành viên Hội đồng quản lý do Thủ tướng Chính phủ bổ

nhiệm.

* Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư…, có hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, Hội đồng Quản lý Bộ máy điều hành Ban Kiểm soát Văn phòng đại diện Các Chi nhánh NHPT tại địa phương Các Sở Giao dịch Hội Sở chính Thủ tướng Chính phủ

tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật. Trưởng Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sởđề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.

* Bộ máy điều hành

Điều hành hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là Tổng Giám đốc, giúp việc Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc và kế toán trưởng. Tổng Giám

đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có Hội sở chính được đặt tại Hà Nội; hai Sở

giao dịch; các Chi nhánh NHPT Việt Nam tại các tỉnh thành trong cả nước; văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và hiện chưa có Văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Tại Hội sở chính gồm có: Ban Chính sách phát triển; Ban Cân đối- Kế hoạch; Ban Thẩm định; Ban Tín dụng đầu tư; Ban TDXK; Ban Hỗ trợ sau đầu tư và Quản lý vốn ủy thác; Ban bảo lãnh; Ban Quản lý Vốn nước ngoài; Ban hợp tác quốc tế; Ban Pháp chế; Ban Kiểm tra nội bộ; Ban Tài chính kế toán- Kho quỹ; Ban thi đua- khen thưởng; Ban Tổ chức cán bộ; Ban quản lý tài sản và xây dựng; Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu khoa học; trung tâm khách hàng; trung tâm thanh toán; Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Xử lý nợ; Tạp chí Hỗ trợ phát triển và Văn phòng.

Hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có 02 Sở giao dịch tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 01 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh ( chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài). 54 Chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước.

2.1.3.2. Các hot động chính ti NHPT Vit Nam

NHPT Việt Nam tùy theo điều kiện trong từng thời kỳ phát triển mà thực hiện các chính sách của Nhà nước khác nhau. Hiện nay, thực hiện theo Nghị định số

75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước và Nghịđịnh số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013

của Chính phủ về việc bổ sung Nghịđịnh 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước, NHPT Việt Nam có một số hoạt động chủ yếu như sau:

- Huy động và tiếp nhận vốn của các tổ chức, cá nhân (trước đây không huy

động cá nhân) trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và TDXK

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY VMEP.PDF (Trang 30)