5. Kết cấu của luận vă n
3.2.3. Kiến nghị đối với Chính phủ:
Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành các hoạt động của nền kinh tế nhất là trong lĩnh vực ngân hàng - lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm. Những định hướng đúng đắn và chính sách phù hợp của Chính phủ đưa ra kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là VDB- một tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập và trực tiếp chỉ đạo thực hiện những chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay TDXK tại VDB, một số kiến nghị với Chính phủ cần
được thực hiện trong thời gian tới như sau:
Hiện nay, nguồn vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng của NHPT Việt Nam vẫn chưa
được Ngân sách Nhà nước bổ sung đầy đủ. Hơn nữa, số tiền cấp bù do chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay, phí quản lý cho các hoạt động TDĐT và TDXK chưa được NSNN cấp tiếp tục gia tăng. Nguồn sử dụng vốn không đảm bảo bền vững, thu chi tài chính mất cân đối lớn nên khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ giao. Thiết nghĩ để tăng cường năng lực hoạt động của NHPT Việt Nam, Chính phủ cần có biện pháp cụ thể, ưu tiên hơn và cần vạch rõ lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt khoảng 10% so với tổng dư nợ cho vay TDĐT và TDXK của Nhà nước theo mục tiêu đã đề tại Quyết định 369/QĐ/TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển NHPT
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Bên cạnh đó, nhằm tăng thêm tính chủ động về nguồn vốn cho NHPT Việt Nam Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam như đánh giá và cơ cấu lại dư nợ hiện có tại NHPT Việt Nam; xây dựng và triển khai việc tái cơ cấu nợ xấu tại NHPT Việt Nam, đặc biệt các khoản nợ tồn đọng qua các giai đoạn Tổng cục Đầu tư Phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển.