Trung Quốc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY VMEP.PDF (Trang 28)

5. Kết cấu của luận vă n

1.4.2.Trung Quốc

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (The China Development Bank - CDB) là

một trong những ngân hàng quyền lực nhất Trung Quốc, chuyên cung cấp các khoản vay, dịch vụ trung và dài hạn nhằm hỗ trợđắc lực cho sự tăng trưởng cường tráng của nền kinh tế quốc gia và một cộng đồng dân cư giàu có và thịnh vượng. Hoạt động chủđạo của CDB gắn liền với chiến lược kinh tế quốc dân.

CDB là một ngân hàng đi tiên phong trong việc cấp vốn cho các công ty Nhà nước với số lượng khổng lồ để xây dựng đường sá, cầu, tàu điện ngầm, sân vận

động.

Ngoài ra, CDB tập trung cho vay các quốc gia khác với mức dư nợ có lúc vượt qua cả số tiền cho vay của ngân hàng thế giới và những tổ chức quốc tế khác. Việc cho vay này tập trung vào những lĩnh vực xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng khắp các châu lục. Bên cạnh đó, CDB ưu tiên những khách hàng vay vốn nội địa lớn nhất của mình (là những công ty quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc) được thực hiện phần lớn các công việc thi công cho các dự án mới này vừa tạo cơ hội bán hàng cho các công ty, vừa có nguồn thu nợổn định từ các dự án vi mô đã đầu tư. Những lĩnh vực mà CDB đầu tư vốn cho các nước xuyên lục địa là những lĩnh vực trọng điểm, có nhiều lợi thế thương mại nhưđầu tư khai thác dầu và kim loại ở các nước châu Phi, điện thoại di động tại các nước Châu Mỹ La tinh.

Với chiến lược hoạt động đặc thù của ngân hàng phát triển, CDB luôn phối hợp chặt chẽ với người đi vay để cải thiện khả năng tài chính; giúp kiến tạo thị

trường và cấp vốn ở những nơi mà các ngân hàng khác không muốn đầu tư hoặc chỉ đầu tư một phần vốn do tài chính yếu kém hoặc do mức độ rủi ro lớn hoặc thời gian thu hồi vốn lâu hoặc do bất kỳ một nguyên nhân nào khác. Với số tiền khổng lồ huy

động được từ thị trường trái phiếu Trung Quốc, CDB có thể cấp vốn dưới dạng cổ

phần hay vốn vay mà hiếm có ngân hàng nào sánh được. Chính khả năng của CDB trong việc cho vay dài hạn và nguồn vốn lớn đã khiến ngân hàng này trở thành một

tổ chức đặc biệt, không chỉ là một định chế “cho vay lãi suất thấp” thông thường và

đã vươn lên thành ngân hàng chính sách lớn nhất thế giới. Việc CDB được sự hậu thuẫn của Chính phủ và thực hiện các nguyên tắc kinh doanh dựa trên thị trường là một cách làm vô cùng hiệu quả, tác động lâu bền đến khả năng của Trung Quốc trong việc tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu toàn cầu và giúp các công ty Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc bằng các ràng buộc nguồn vốn cho vay thông qua các hợp đồng thầu công trình.

Cũng như KDB, nghiệp vụ cho vay TDXK ngắn hạn tại CDB hầu như không có vì nghiệp vụ này theo sự phân công của Chính phủ sẽ do Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (EXIMBANK) thực hiện.

Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc là cơ quan chính sách trực thuộc Quốc vụ viện, được thành lập và hoạt động từ năm 1994. Là một tổ chức tài chính chính sách chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng Nhà nước, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc độc lập, bảo toàn nguồn vốn và được quản lý như một tổ chức kinh doanh.

Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng này là quán triệt chấp hành chính sách mậu dịch đối ngoại và chính sách tiền tệ của Nhà nước, thực hiện sự trợ giúp về tiền tệđể

thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cơđiện, thiết bịđồng bộ, các sản phẩm kỹ thuật cao và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Trung Quốc với bên ngoài. Các hoạt

động nghiệp vụ chính của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc :

- TDXK dành cho bên bán: gồm cho vay hạng mục (đối tượng cho vay là các sản phẩm như thiết bị toàn bộ, tàu thuyền, máy bay, thiết bị thông tin vệ sinh, các linh phụ kiện của các sản phẩm trên và các sản phẩm cơđiện tổng hợp, sản phẩm kỹ

thuật cao, phần mềm vi tính); vay trung và dài hạn (đối tuợng cho vay là các hợp

đồng xuất khẩu các sản phẩm cơđiện, sản phẩm kỹ thuật cao có kim ngạch nhỏ lẻ, thời gian thực hiện ngắn nhưng tổng lượng lớn); vay bao thầu công trình ở nước ngoài (đối tượng cho vay là các xí nghiệp trong nước nhận thầu công trình ở nước ngoài); vay mậu dịch gia công nước ngoài (đối tượng cho vay là các xí nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài bằng các thiết bị hiện có trong nước để tiến hành gia công lắp đặt); vay để đầu tư ra nước ngoài (đối tượng cho vay là các xí nghiệp đầu

tư ra nước ngoài để xây dựng nhà xưởng bằng các thiết bịđồng bộ và kỹ thuật trong nước).

- TDXK dành cho bên mua: Nghiệp vụ này nhằm mục đích kích thích xuất khẩu hàng hoá và vốn của Trung Quốc ra nước ngoài. Người vay là bên mua, ngân hàng của bên mua hoặc Bộ Tài chính của nước người mua. Bên vay dùng tiền vay

để mua các sản phẩm cơđiện, thiết bị đồng bộ và các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật cao của Trung Quốc.

- Cho nước ngoài vay ưu đãi: Chính phủ Trung Quốc có những khoản vay ưu

đãi với lãi suất thấp mang tính viện trợ cho các nước đang phát triển đểđầu tư vào các hạng mục có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng hoàn trả hoặc các hạng mục có mua và sử dụng các sản phẩm cơđiện và các thiết bịđồng bộ của Trung Quốc.

Ngoài những hoạt động TDXK dành cho bên bán, TDXK dành cho bên mua và cho nước ngoài vay ưu đãi, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc trước đây còn thực hiện cả nghiệp vụ bảo hiểm TDXK. Tuy nhiên, từ khi Công ty bảo hiểm TDXK Trung Quốc được thành lập (năm 2002) thì Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc không có chức năng thực hiện hoạt động này nữa.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY VMEP.PDF (Trang 28)