5. Kết cấu của luận vă n
2.2.1. Chính sách và chủ trương phát triển TDXK tại NHPT Việt Nam
Nhận thấy vai trò quan trọng nhất của TDXK là khuyến khích những mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên chính sách TDXK tại NHPT Việt Nam đã hướng vào các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như cà phê, chè, hạt tiêu, điều, thủy sản, mây tre
đan, thêu ren, đồ gỗ, ... vì những mặt hàng này đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Thực hiện chính sách này, thời gian qua Ngân hàng Phát triển đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của Chính phủ giao, góp phần vào việc kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế trong nước và thế giới khó khăn như hiện nay thì cơ chế,
chính sách liên quan đến tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước cũng đã bộc lộ
một số bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn.
Trước tình hình này Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước thay thế cho Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước. So với trước đây, quy định tại Nghị định mới đã giảm bớt các hình thức TDXK như bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Như
vậy, hình thức cho vay đã giảm hơn để phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ này. Bên cạnh đó, thông qua các quy định của Nghị định 75 cho thấy Chính phủđã cho phép NHPT Việt Nam có quyền chủđộng hơn trong hoạt động như được tham gia vào quá trình quyết định lãi suất cho vay, biện pháp cũng như mức bảo
đảm tiền vay. Từđó, tạo điều kiện cho NHPT Việt Nam chủđộng và có tiềm lực vững chắc hơn về tài chính để giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.
2.2.1.1. Đối tượng vay vốn TDXK:
Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài có hợp
đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK được ban hành kèm theo Nghịđịnh số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ “Về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước”. Theo Nghị định này thì danh mục mặt hàng thuộc đối tượng ổn định hơn.
Theo quy định trước đây các mặt hàng được ưu đãi thuộc nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đã giảm 3 mặt hàng như lạc nhân, trứng gia cầm, quế và tinh dầu quế; nhóm hàng thủ công mỹ nghệ cũng giảm 3 mặt hàng như hàng thêu ren, đồ gỗ thủ
công mỹ nghệ, sản phẩm tơ tằm và sản phẩm lụa sản xuất từ tơ tằm. Trong khi đó, nhóm mặt hàng sản phẩm công nghiệp được mở rộng thêm mặt hàng cáp điện cũng như thêm máy tính nguyên chiếc và phụ kiện máy tính thay vì chỉ có phần mềm tin học như trước đây.
2.2.1.2. Cơ cấu cho vay
* Theo đối tượng khách hàng:
Khác với các tổ chức tín dụng thông thường, NHPT Việt Nam chỉ cho vay vốn TDXK đối với nhà xuất khẩu Việt Nam là những DN, tổ chức kinh tế trong nước
thuộc các loại hình DN sau: công ty Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN tư nhân, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tuy nhiên, các DN này phải sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm mặt hàng được Chính phủ khuyến khích xuất khẩu từng thời kỳ. Hiện tại, nhóm mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu được quy định tại phụ lục 02 kèm theo Nghịđịnh số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011
Ngân hàng phát triển Việt Nam không cho vay đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhưđối với các Ngân hàng thương mại.
* Theo hình thức cho vay:
Cho vay từng lần: là hình thức NHPT Việt Nam và khách hàng thỏa thuận vay vốn căn cứ trên từng hợp đồng xuất khẩu cụ thể. Mỗi lần vay vốn, NHPT Việt Nam và khách hàng thực hiện thủ tục vay vốn theo quy định.
Cho vay theo hạn mức: là hình thức NHPT Việt Nam và khách hàng thỏa thuận một hạn mức cho vay duy trì trong một khoản thời gian nhất định, với mức dư
nợ vay tối đa không vượt quá hạn mức cho vay đã được thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng cho vay theo hạn mức.
Tại hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam, hình thức TDXK chủ yếu là từng lần. Từ những năm còn là hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển cho đến năm 2008, NHPT Việt Nam chỉ cho phép cho khách hàng vay theo từng lần. Có nghĩa là, mỗi khi phát sinh một đơn hàng, trên cơ sở đề xuất vay vốn của khách hàng, NHPT Việt Nam xem xét các điều kiện và nếu chấp thuận cho vay thì hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục vay vốn theo quy định. Đối với hình thức này, NHPT có thể dễ
dàng kiểm soát được tiến độ thực hiện từng đơn hàng, từ khâu nhập nguyên liệu, vật tư hàng hóa cho đến khi giao hàng cho nhà nhập khẩu. Luồng tiền được tách biệt theo từng hợp đồng cũng có thể được theo dõi chặt chẽ hơn nếu được ngân hàng thanh toán hỗ trợ. Tuy nhiên, hình thức cho vay này tốn khá nhiều thời gian thực hiện các thủ tục. Hơn nữa, điều kiện có đơn hàng xuất khẩu mới được xem xét cho vay đôi khi làm mất đi cơ hội vay vốn TDXK của khách hàng, đồng thời có thể làm tăng thêm rủi ro thực hiện giao dịch thương mại quốc tế cho khách hàng trong
trường hợp khách hàng đã ký hợp đồng mua bán nhưng không thu xếp để được vay vốn TDXK tại NHPT Việt Nam.
Từ năm 2008 trở lại đây, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã mở rộng bổ sung thêm hình thức cho vay theo hạn mức phần nào tháo gỡ được những hạn chế nêu trên của hình thức cho vay từng lần. Cho vay theo hạn mức thực sự có ý nghĩa đối với những khách hàng thường xuyên xuất khẩu, có kim ngạch xuất khẩu hàng năm lớn, giúp cho những khách hàng này giảm thiểu thời gian giao dịch vay vốn, đồng thời cải thiện được tính chủđộng trong việc cân đối nguồn vốn thực hiện những đơn hàng xuất khẩu. Và hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với những DN sản xuất và kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ như sản phẩm nông thủy sản hoặc những mặt hàng có nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu lớn. Chính vì vậy, hình thức vay theo hạn mức được đa số khách hàng lớn ưa chuộng và lựa chọn.
* Theo thời gian giao hàng:
Cho vay trước khi giao hàng là hình thức cho vay để thu mua nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất, kinh doanh để thực hiện Hợp đồng xuất khẩu.
Cho vay sau khi giao hàng là hình thức cho vay sau khi hàng hóa đã được xuất khẩu và đã có bộ chứng từ hàng xuất.
Tại hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam, hầu hết khách hàng vay vốn theo hình thức trước khi giao hàng. Vì thực sự hình thức cho vay này mới đáp ứng nhu cầu về vốn cho DN trong quá trình chuẩn bị nguyên, nhiên vật liệu và các yếu tố chi phí đầu vào để thực hiện phương án. DN hoàn toàn nắm được quyền chủ động điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến khi kết thúc các đơn hàng xuất khẩu. Thời gian được tài trợ vốn theo hình thức trước khi giao hàng được tính theo thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhưng thường dài hơn thời gian vay vốn theo phương thức sau khi giao hàng.
Đối với phương thức cho vay sau khi giao hàng, khách hàng vay vốn chỉ nhận
được vốn vay sau khi đã giao hàng và có bộ chứng từ hàng xuất. Hình thức này gần giống với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tại các ngân hàng thương mại nhưng thủ tục phức tạp hơn nhiều, khách hàng phải thực hiện đúng như phương thức cho vay trước khi giao hàng gồm thủ tục về bảo đảm tiền vay, ký hợp đồng tín
dụng, ... và thời gian vay vốn thường ngắn, kéo dài từ sau khi giao hàng đến khi
được đối tác nước ngoài thanh toán. Do đó, cho vay sau khi giao hàng chỉ được áp dụng trong trường hợp thời gian thanh toán quy định tại Hợp đồng xuất khẩu khá dài.
* Theo kỳ hạn cho vay:
Hiện nay, NHPT Việt Nam chỉ cho vay vốn TDXK ngắn hạn, tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu Việt Nam thực hiện các đơn hàng với thời gian vay vốn tối đa không quá 12 tháng. Trong những năm 2006 đến 2009, NHPT còn cho vay vốn TDXK ngắn hạn đối với những phương án đóng tàu xuất khẩu thì thời gian vay ngắn hạn
được kéo dài tối đa 36 tháng. Cho đến nay, 100% các khoản vay vốn TDXK đều là ngắn hạn và có thời gian vay vốn tối đa là 12 tháng.
Trước đây, tiền thân của NHPT việt Nam là quỹ Hỗ trợ phát triển đã từng thực hiện cho vay dài hạn đối với những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu thuộc danh mục được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Đây là nghiệp vụ nòng cốt của các ngân hàng phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, do khả năng huy động vốn và một số nguyên nhân khác nên hiện tại không duy trì hình thức vay vốn này tại Ngân hàng phát triển Việt Nam.
* Theo đồng tiền cho vay:
Do khả năng huy động vốn ngoại tệ còn nhiều hạn chế nên tại Ngân hàng phát triển Việt Nam chỉ cho vay bằng VNĐ mặc dù vẫn tồn tại cơ chế cho vay bằng ngoại tệ. Đến nay, 100% dư nợ vốn vay TDXK tại hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam là đồng nội tệ.
Như vậy, xét một cách tổng thể, tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, cơ cấu cho vay vốn TDXK khá đơn giản. Có nhiều tiêu chỉ để phân loại khoản vay vốn TDXK nhưng có thể nhận thấy những hình thức phổ biến được khách hàng vay vốn lựa chọn gồm vay trước khi giao hàng, theo phương thức từng lần và 100% là ngắn hạn và bằng đồng VNĐ. Nguyên nhân cơ bản là do NHPT hoạt động với cơ chếđặc thù, có nhiều điều kiện còn hạn chế như khả năng huy động vốn, khả năng giao dịch thanh toán quốc tế và một số hạn chế khách quan khác.
2.2.1.3. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay xuất khẩu do Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính công bố theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường. Lãi suất
đối với các khoản vay theo chỉ định hoặc theo hiệp định Chính phủ thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2.2.2. Các hình thức TDXK tại NHPT Việt Nam
Trước đây TDXK tại NHPT Việt Nam bao gồm các hình thức: cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay; cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay; bảo lãnh TDXK; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay là nghiệp vụ NHPT Việt Nam cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay vốn với một sốđiều kiện tín dụng ưu đãi để thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng vay vốn TDXK trong khoảng thời gian tối đa 1 năm, trừ một số trường hợp ngoại lệ khác. Các điều kiện tín dụng ưu
đãi cụ thể là lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất tại NHTM; điều kiện bảo đảm tiền vay thì có thể thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay hoặc thế chấp, cầm cố tài sản khác với giá trị tối thiểu từ 15% -50% mức vốn vay trong khi vay vốn tại các NHTM, phần lớn các NHTM duyệt mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm. Do vậy, với hai điều kiện tín dụng ưu đãi chủ yếu như trên, hình thức cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay thu hút phần lớn sự quan tâm của các DN sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam.
- Cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay là nghiệp vụ NHPT Việt Nam cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay vốn để thực hiện nhập khẩu hàng hoá ký với nhà xuất khẩu Việt Nam .
- Bảo lãnh TDXK là cam kết của NHPT Việt Nam (bên bảo lãnh) với tổ chức cho vay vốn (bên nhận bảo lãnh) thực hiện Hợp đồng xuất khẩu về việc sẽ trả nợ
thay khách hàng (bên được bảo lãnh) trong trường hợp khách hàng không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh dự thầu xuất khẩu là cam kết của NHPT Việt Nam (bên bảo lãnh) với bên mời thầu (bên nhận bảo lãnh), để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng (bên được bảo lãnh). Trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm
quy định đấu thầu mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì VDB sẽ thực hiện nộp phạt thay.
- Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng xuất khẩu là cam kết của NHPT Việt Nam (bên bảo lãnh) với nhà nhập khẩu (bên nhận bảo lãnh), đảm bảo thực hiện đúng và
đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng (bên được bảo lãnh) theo hợp đồng xuất khẩu
đã ký với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh mà không hoặc thực hiện không đầy đủ thì VDB sẽ thực hiện bồi thường thay.
Trong các hình thức TDXK nêu trên, hình thức cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay được áp dụng phổ biến nhất. Các hình thức còn lại, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên chưa được triển khai áp dụng rộng rãi. Hiện nay, Chính phủđã bãi bỏ hình thức bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
2.2.3.Các kết quảhoạt độngTDXK tại NHPT Việt Nam
2.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng vay vốn TDXK tại NHPT Việt Nam vốn TDXK tại NHPT Việt Nam
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các năm Đvt: tỷ USD Chỉ tiêu Năm 2010 Tốc độ tăng trưởng so với 2009 (%) Năm 2011 Tốc độ tăng trưởng so với 2010 (%) Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng so với 2011 (%) Tổng KN XK cả nước 71.6 26.5% 96.3 34.5% 114.6 19.0% Các mặt hàng chủ yếu thuộc đối tượng vay TDXK tại NHPT 11.27 20.5% 14.173 25.8% 15.87 12.0% Thủy sản 4.9 16.7% 6.1 24.5% 6.2 1.6% Gỗ 3.5 34.6% 3.9 11.4% 4.5 15.4% Cà phê 1.73 1.8% 2.7 56.1% 3.67 35.9% Điều 1.14 34.1% 1.473 29.2% 1.5 1.8%
Trong đó: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu = Kim ngạch xuất khẩu năm sau - Kim ngạch xuất khẩu năm trước x 100% (2.1) Kim ngạch xuất khẩu năm trước
Qua Bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch của một số mặt hàng thuộc đối tượng vay vốn qua các năm đều tăng trưởng mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa trong cả
nước. Điều này chứng tỏ chính sách ưu tiên phát triển các mặt hàng này của Nhà nước là phù hợp. Tuy nhiên, để hợp lý hơn khi đánh giá chỉ tiêu này cũng cần xem xét, so sánh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng kim ngạch của các mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách TDXK.
2.2.3.2. Doanh số cho vay, dư nợ và nợ quá hạn: * Doanh số cho vay:
Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự mở rộng về TDXK của các NHTM là dư nợ vì mục tiêu của các NHTM là tối đa hóa lợi nhuận do đó dư nợ càng cao thì NHTM càng thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, NHPT Việt Nam thì hoàn toàn khác vì hoạt động TDXK của NHPT với mục tiêu không phải là lợi nhuận mà nhằm thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia. Vì vậy tiêu chí quan trọng nhất mà NHPT sử dụng để phản ánh mở rộng TDXK của