Phương hướng thu hút và sử dụng vốn FDI có hiệu quả

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 44)

Mặc dù trong thời gian qua, tỉnh Hưng Yên đã có những chủ trương và coi trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế, một phần xuất phát từ công tác quản lý vẫn còn chưa thực sự tốt. Vì vậy, tỉnh cần có một số phương hướng quản lý nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại địa bàn tỉnh. Cụ thể là:

Đổi mới phương pháp hoạch định chính sách, xây dựng và thực thi pháp luật theo nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi hơn, định hướng lâu dài, ngày càng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Việc hoạch định chính sách pháp luật áp dụng đối với FDI là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực này. Chính vì vậy, chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng phải đảm bảo tính thống nhất, ổn định và đảm bảo tính lâu dài, nếu không sẽ phá vỡ toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Mặt khác, hoạch định chính sách pháp luật đối với FDI cần tuân theo những thông lệ và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.

Việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động FDI. Phương hướng cải cách thủ tục hành chính thể hiện ở việc đơn giản hoá các bộ phận trong bộ máy quản lí theo hướng tinh gọn, thực hiện chế độ hành chính theo nguyên tắc “một nửa” “một cửa liên thông”, lược bớt các đầu mối trung gian. Đảm bảo phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lí nhà nước từ Trung ương tới địa phương và các cơ quan quản lí ngành, quản lí các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước của các doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí, tránh tình trạng gây sách nhiễu đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi giải quyết các thủ tục hành chính.

Đổi mới công tác kiểm tra thanh tra giám sát.

Hoạt động kiểm tra, giám sát phải gắn với mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả theo qui định của pháp luật. Hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát phải được đổi mới phương thức hoạt động theo hướng gắn với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chuyển từ hình thức kiểm tra trực tiếp sang hình thức giám sát thông qua thiết lập hệ thống thông tin và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý. Khắc phục tình trạng kiểm tra, thanh tra tuỳ tiện làm giảm uy tín và hiệu lực của hoạt động kinh tế, của bộ máy nhà nước và gây tâm lý e ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w