Một số kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 54)

Trước mắt, Chính phủ cần rà soát và sửa đổi các quy định và trình tự hình thành, thẩm định, phê duyệt dự án (kể cả nội dung, quy trình, thành phần hội đồng thẩm định), trong đó đặc biệt lưu ý và xem xét lại thủ tục cấp đất, xây dựng, thuế… theo hướng đơn giản hoá về hành chính, chặt chẽ về luật pháp, rút ngắn thủ tục thời gian gắn với việc tăng hiệu quả về kinh tế - xã hội. Chỉ có quyết tâm cải cách theo hướng này, chúng ta mới có thể giành lại các ưu thế và cạnh tranh được với các nước trong khu vục để thu hút vốn nước ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Để thực sự phục vụ cho mục tiêu chuyên dịch cơ cấu kinh tế, hướng mạnh về xuất khẩu. Cần có những chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các dự án đầu tư

vào các lĩnh vực và địa bàn có điều kiện ưu tiên phát triển, phù hợp với quy hoạch và nhu cầu của nước ta. Mặt khác, cần dứt khoát thống nhất về các chủ trương, chính sách đầu tư nước ngoài, để phù hợp với các mục tiêu chung của cả nước, xây dựng chiến lược quy hoạch cơ cấu phải do Chính phủ, trung ương lãnh đạo điều hành, dù thực hiện việc phân cấp, phân quyền, nhưng vẫn phải đảm bảo mục địch lớn nhất của chiến lược phát triển quốc gia, chấm dứt hẳn tình trạng cát cứ, phân tán, địa phương, có lúc tuỳ tiện chấp nhận hay không chấp nhận việc xây dựng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được đầu tư trên địa bàn mình.

Để cải thiện môi truờng đầu tư hơn nữa, cần phải thực hiện “thông thoáng” các quy định về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài ở Việt Nam theo đúng công pháp quốc tế mà vẫn bảo đảm các quy định về an ninh - trật tự an toàn của xã hội Việt Nam: cải thiện sớm các điều kiện ăn ở, vui chơi, giải trí, học hành cho họ và con em họ, nâng cao và hoà đồng các điều kiện xã hội Việt Nam với các nước khác. Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tập trung, trong đó tập trung khuyến khích các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách, có khả năng hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp khác trong nước tạo sự liên hoàn thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp quốc gia. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo khả năng cạnh tranh. Tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận tìm hiểu đầu tư và quá trình triển khai dự án đầu tư. Tạo các diễn đàn để các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo địa phương, xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp với sự phát triển của địa phương.

Vấn đề nổi cộm, chậm chuyển biến nhất vẫn là việc tinh giản bộ máy quản lý, đơn giản hoá hệ thống thực hiện các thủ tục hành chính. Điều này không chỉ là những thủ tục liên quan đến việc cấp phép đầu tư nhu các loại giấy tờ và thời gian xét duyệt mà bên cạnh đó là cả một hệ thống các thủ tục liên quan đến thuê đất, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục về thuế, hải quan… là những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải gặp khu triển khai thực hiện dự án đã được cấp phép. Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp phải theo

dúng chức năng, đúng thẩm quyền, đúng trình tự và đúng pháp luật. Nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2006/NĐ - CP ngày 22/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Trong đó, cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và chế tài xử lý đối với trường hợp nhà đầu tư không thực hiện thủ tục thanh lý dự án hoặc chủ đầu tư nước ngoài đã bỏ về nước, quy định rõ hơn về điều kiện mở đầu tư mở rộng đối với các dự án đầu tư nước ngoài báo cáo lỗ trong nhiều năm. Có quy định lại về mô hình của doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong các khu công nghiệp, theo hướng chỉ cho phép thành lập doanh nghiệp chế xuất với điều kiện sử dụng nguyên liệu trong nước để chế biến xuất khẩu;

Theo hướng “xoá dần chức năng chủ quản của bộ, ngành và địa phương đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh”, quán triệt cơ chế “ một cửa, một dấu”, thực hiện nghiêm túc tinh thần quản lý văn minh hiện đại đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng một quy chế thống nhất để phát huy vai trò quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng, khắc phục một số biểu hiện của tệ chồng chéo, phân tán và kém hiệu lực còn tồn tại hiện nay. Cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về KCN, KCX, KKT để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX, KKT, theo hướng phân cấp trực tiếp cho Ban quản lý các KCN, KKT, không để phải thực hiện cơ chế ủy quyền như hiện nay. Sớm có hướng dẫn rõ về tổ chức, vị trí, chức năng của cơ quan Thanh tra tại Ban quản lý các KCN, KKT; về thẩm quyền của Ban quản lý các KCN, KKT trong xử lý vi phạm hành chính của các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý.

Cần phải kiên quyết loại bỏ những ràng buộc bởi quan niệm cũ, sự quan liêu của bộ máy điều hành vi mô. Sự nửa vời, chắp vá sẽ làm mất cơ hội phát triển và sau nữa là khiến Chính phủ thụ động chạy theo giải quyết những đòi hỏi cục bộ từ phía các doanh nghiệp nước ngoài

KẾT LUẬN

Qua thực trạng thu hút và sử dụng FDI ở tỉnh Hưng Yên, một lần nữa có thể khẳng định được vai trò quan trọng của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung đối với hoạt động đầu tư cũng như hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Những thành công trong việc thu hút vốn FDI đạt được trong những năm gần đây ngoài sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, một sự đóng góp không thể phủ nhận đó là vai trò của quản lí nhà nước. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, hoạt động quản lý nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục

Việc thành công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh sẽ đóng góp rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Quy hoạch 2020, định hướng 2030 và tầm nhìn 2050 của tỉnh Hưng Yên sẽ đi đúng lộ trình đặt ra nếu công tác thu hút và sử dụng vốn FDI có hiệu quả hơn nữa. Trên thực tế để làm điều này cần phải có sự chung tay góp sức của nhiều Sở ban, ngành khác nhau trong tỉnh cũng như có sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ với các Doanh nghiệp.

Trong đề tài này, em xin đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa vai trò quản lí nhà nước đối với hoạt động FDI ở Hưng Yên. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp cùng với những hạn chế về kiến thức thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.

Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cùng cô giáo – TS.Trần Thị Mai Hương đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

2. Báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài quý IV, cả năm 2012 và kế hoạch năm 2013 của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Các văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn:

1. Luật đầu tư 2005

2. Luật doanh nghiệp 2005

3. Nghị định 101/2006/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.

4. Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư

5. Nghị định 78/2007/NĐ-CP ban hành ngày 11/5/2007 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao

6. Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam

7. Nghị định 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

8. Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

9. Quyết định 233/QĐ-TTg ngày 1/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, ủy quyền giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 10. Quyết định 386/QĐ-TTg về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

11. Quyết định 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành Bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

12. Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 7/4/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Các tài liệu khác (các tỉnh khác và các hội thảo liên quan):

13. Quyết định số 346/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành một số cơ chế khuyến khích và đảm bảo đầu tư nước ngoài tại Quảng Ninh

14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (15/3/2012), “Hội thảo Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”

Trang web:

15. Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn 16. Trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên: www.hungyen.gov.vn

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 54)