Phấn đấu trở thành một vùng kinh tế trọng điểm có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, là đối trọng trong phát triển kinh tế vùng phía Nam thủ đô Hà nội, có môi trường đầu tư thuận lợi, dân trí cao, chất lượng đô thi - nông thôn cao, … là các mục tiêu được đề cập đến trong quy hoạch xây dựng vùng Hưng yên đến năm 2020, định hướng năm 2030 và tầm nhìn năm 2050. Với quy hoạch vùng đã vạch sẵn, mục tiêu của tỉnh Hưng yên là phải triển khai đúng lộ trình đã đặt ra của quy hoạch.
2.1.1.1.Quan điểm phát triển
Thứ nhất, đánh thức tiềm năng của tỉnh: Hưng yên có vị trí sát Hà Nội, nằm trong vành đai công nghiệp vùng Bắc bộ ở phía nam đồng bằng sông Hồng, trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, đia hình bẳng phẳng, lao động luôn sẵn có … là một lợi thế rất lớn của Hưng Yên so với đa số các tỉnh khác Tuy nhiên trong những năm vừa qua, Hưng Yên chưa tận dụng được hết các lợi thế đó. Một phần lý do là trong tỉnh các KCN thường nằm sâu phía trong tỉnh, không có lợi thế về giao thương cộng thêm chi phí xây dựng cùng các chi phí khác đều cao hơn các KCN ở địa phận giáp danh các tỉnh. Quy hoạch tổng thể kinh tế đến năm 2020 sẽ chuyển các khu công nghiệp dần ra ngoài nội thành để phát huy hết tiềm năng vốn có cũng như tiết kiệm mọi chi phí về việc lưu thông hàng hóa giữa tỉnh Hưng yên và các tỉnh khác…
Thứ hai, Xác định vùng động lực chủ đạo: trên quan điểm sắp xếp không gian kinh tế - xã hội và môi trường phát triển bền vững, đồ án QHXD vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã đưa ra định hướng chiến lược phát triển không gian các vùng kinh tế, trong đó vùng kinh tế động lực chủ đạo, vùng kinh tế động lực thứ cấp và các vùng kinh tế chuyên
ngành được xác định rõ. Theo đồ án, vùng kinh tế động lực gồm thành phố Hưng Yên và các tiểu vùng phụ cận phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch và nông nghiệp hàng hóa; vùng phía bắc tỉnh (Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào), vùng giữa tỉnh (Bô Thời - Việt Hòa - Khoái Châu) và vùng phát triển công nghiệp phía đông bắc tỉnh (hiện có 900ha công nghiệp, gồm 1 phần đất của huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu) sẽ đóng vai trò quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Các vùng nông thôn còn lại của huyện Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ trở thành vùng kinh tế động lực thứ cấp trong tương lai với định hướng phát triển theo chiều sâu các điểm mạnh riêng của các huyện. Riêng vùng kinh tế chuyên ngành như: Vùng công nghiệp giữ nguyên các định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020, vùng nông nghiệp phân bố cơ bản như hiện nay nhưng khu vực Đồng bằng Sông Hồng sẽ được khai thác sâu hơn, kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại, khai thác tuyến ven sông Hồng thành du lịch sinh thái, du lịch vườn, khoanh vùng bảo tồn tự nhiên.
Đồ án cũng đã xác định rõ các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị chủ đạo và thứ cấp. Trong đó, các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị hướng bắc nam (miền hấp dẫn dài 40km giữa tuyến QL5B Hà Nội - Hưng Yên, ĐT 206, ĐT 200 từ Hà Nội - thị trấn Văn Giang - Khoái Châu - Bô Thời - TP Hưng Yên - Hà Nam); hành lang sông Hồng (dài 55km, dọc huyện lộ 195); hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị hướng đông - tây (gồm 3 miền hấp dẫn theo tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nối dài, theo tuyến QL38 - QL38B và giữa tuyến vành đai 3, 5 và 4) sẽ là những hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị chủ đạo của Hưng Yên trong tương lai.
Thứ ba, phát triển mạng tam giác liên kết: Tỉnh Hưng Yên sẽ phát triển hệ thống đô thị theo mạng tam giác liên kết trên cơ sở kế thừa, phát triển, nâng cấp hệ thống đô thị có sẵn, kiểm soát các đô thị trung tâm huyện tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo hướng tập trung về các trung tâm vùng, tạo tiền đề bố trí lại lực lượng sản xuất và hình thái cư trú mới tương thích với các vùng kinh tế. Theo đồ án QHXD vùng, đến năm 2030, Hưng Yên sẽ xây dựng các đô thị trung tâm tiểu vùng, phát triển đô thị trung tâm toàn vùng, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, để đến sau năm
2030, trung tâm vùng sẽ phát triển theo chiều sâu, các trung tâm tiểu vùng là các đô thị phát triển mạnh theo hướng chuyên môn hóa trong mối quan hệ phân công cùng có lợi của hệ thống đô thị, trở thành điểm tựa động lực cho các vùng phát triển hơn nữa trong tương lai. Thành phố Hưng Yên sẽ là đô thị trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội chủ đạo của toàn vùng, là đầu mối giao thông của toàn tỉnh và của Đồng bằng Sông Hồng, quy mô dân số dự kiến là 21 vạn dân (năm 2020) và 29 - 31 vạn dân (năm 2030), tiếp tục phát triển chủ đạo theo hướng bắc - nam (đường 39A) và về phía đông. Các đô thị trung tâm tiểu vùng gồm Mỹ Hào, Văn Giang và Bô Thời sẽ phát triển thành thị xã vào năm 2015, tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển. Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, 7 thị trấn còn lại (gồm Như Quỳnh, Vương, Lương Bằng, Ân Thi, Trần Cao, Khoái Châu và Yên Mỹ) là trung tâm huyện còn 15 thị tứ hiện nay sẽ được phát triển theo mô hình điểm hoặc KĐTM, là trung tâm của các tiểu khu nông thôn. Các vùng dân cư nông thôn sẽ phát triển theo cấu trúc mạng như hiện nay với các điểm trung tâm phát triển là thị tứ hoặc trung tâm chuyên ngành như công nghiệp, du lịch… trong đó hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ, phát triển các khu SXKD nhằm phát huy thế mạnh về lao động, nghề truyền thống, sức giao thương… Điểm dân cư nông nghiệp được xây dựng và phát triển theo mô hình nông thôn mới, các điểm dân cư nông thôn trong vùng đô thị hóa sẽ được kiểm soát phù hợp với chiến lược của các đô thị hạt nhân, điểm dân cư trong vùng công nghiệp được kiểm soát, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp, điểm dân cư du lịch dịch vụ được định hướng quy hoạch hữu cơ với các khu du lịch theo mô hình Business Park.
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Hưng Yên đến năm 2020 định hướng năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sẽ giúp Hưng Yên định hướng xây dựng và phát triển theo quy hoạch, tạo đà cho một Hưng Yên phát triển năng động, bền vững trong tương lai.