Đánh giá công tác thu hút và sử dụng vốn FDI ở Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 26)

1.4.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, trong những năm đổi mới và mở cửa gần đây, nhờ thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, kinh tế Hưng Yên đã có nhiều thay đổi lớn và loại hình kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các mặt nổi bật do tác động của FDI tại Hưng Yên như sau:

+ FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội ở Hưng Yên: Hưng Yên là một tỉnh nhỏ, thu nhập chưa cao, vốn đầu tư không nhiều, sự đóng góp của vốn FDI vào nguồn đầu tư của tỉnh cũng đáng kể trong đầu tư phát

triển kinh tế xã hội nói chung. Tính đến hết năm 2012 tổng số dự án trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là 932 dự án với tổng vốn đầu tư là 7.326,6 triệu USD , trong đó số dự án FDI là 145 dự án với tổng số vốn là 1.415,5 triệu USD. Như vậy, trong giai đoạn 2008 – 2012, Các dự án FDI đã đóng góp 15,56% số dự án và 19,32% về số vốn đầu tư xã hội trong toàn tỉnh. Tuy nhiên so với cả nước thì Hưng Yên chỉ xếp ở mức trung bình.

Có thể thấy vốn FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản của Hưng Yên. FDI góp phần tạo thêm tài sản cố định mới, cơ sở vật chất mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là tiền đề quan trọng để tăng khối lượng của cải vật chất và phi vật chất được tạo ra trên địa bàn tỉnh, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Với số vốn đầu tư như vậy, FDI đóng góp ngày càng nhiều vào sự tăng trưởng của tỉnh thông qua việc triển khai các dự án FDI.

+ FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hưng Yên.

Bảng 1.11: Đóng góp của các ngành kinh tế vào ngân sách nhà nước ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2012

STT Ngành Thu Ngân sách (Tỷ đồng) Đóng góp FDI vào Ngân sách nhà nước (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

1 Nông – ngư nghiệp 1.662,5 102,2 6,14

2 Công nghiệp – xây dựng 10.779,3 1.376,5 12,77

3 Dịch vụ 4.008,9 519,4 12,96

Tổng 16.450,7 1998,1 12,15

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên) Nhìn vào bảng trên ta thấy được trong giai đoạn 2008 – 2012, tỉnh Hưng Yên đã thu ngân sách hơn 16.000 tỷ đồng trong đó vốn FDI đóng góp vào thu ngân sách đạt gần 2000 tỷ đồng, đạt 12,15% tổng Ngân sách toàn tỉnh. Trong đó với các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt đóng góp vào ngân sách 102,2 ; 1.376,5 ; 519,4 tỷ đồng. Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đều đóng góp trên 12 – 13% tổng số tiền thu ngân sách của từng ngành.

Ta có thể thấy được với việc lượng vốn đầu tư FDI vào tỉnh càng lớn thì cơ cấu kinh tế tình chuyển dịch càng nhanh và có chiều hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều đáng nói ở đây là mặc dù trong các năm khó khăn về kinh tế 2009, 2010 thì tỉnh Hưng Yên vẫn duy trì được mức độ gia tăng nhất định về tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhìn vào bảng 1.2, có thể rút ra nhận xét tỷ trong ngành nông – ngư nghiệp giảm đáng kể trong 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012, từ 27, 95% xuống chỉ còn 20,85%. Tỷ trọng tuy giảm, diện tích sử dụng cho nông nghiệp tuy giảm tuy nhiên sản lượng về nông nghiệp thủy sản qua 5 năm vẫn luôn không đổi góp phần duy trì được nhu cầu thiết yếu về lương thực thực phẩm của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Hiện nay, các dự án FDI của tỉnh tập trung vào các ngành công nghiệp ngày càng nhiều. Với xu hướng như vậy cơ cấu kinh tế Hưng Yên sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu CNH - HĐH nhanh chóng.

+ FDI đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh

Trong những năm qua, hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm thay đổi tích cực diện mạo kinh tế của toàn tỉnh. Trong các tỉnh đi lên từ nông nghiệp thì Hưng yên là một trong những tỉnh có mức tăng trưởng bình quân năm ở mức tương đối cao (11-12%/năm). Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP ở mức chấp nhận được vào ngày càng gia tăng từ năm 2008 đến năm 2011 và có chút giảm sút ở năm 2012

Bảng 1.12: Đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào GDP của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2012

STT Năm GDP (tỷ đồng) Đóng góp của khu vực

FDI (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 2008 15.524 1.805 11,63 2 2009 17.607 2.071 11,76 3 2010 19.544 2.310 11,82 4 2011 21.795 2.732 12,43 5 2012 23.321 2.811 12,05

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên)

Thứ hai, tỉnh đã có kế hoạch thu hút FDI cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương. Danh mục các dự án FDI đã được phối hợp xây dựng và công khai cho nhà đầu tư biết.

Theo đó dự kiến cho đến năm 2020 thì ở tỉnh Hưng yên sẽ chủ yếu thu hút các dự án công nghiệp nặng, các dự án về năng lượng. Nâng cấp giao thông ở một số huyện thị nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt nhất cho một sộ KCN đang chuẩn bị đưa vào hoạt động ở các huyện. Đảm bảo không có huyện nào quá yếu trong việc thu hút FDI như trong các năm gần đây. Để đảm bảo cho quá trình đầu tư, hoạt động của các doanh nghiệp FDI được thuận lợi thì tỉnh Hưng yên đã công khai các dự án cùng quy hoạch tổng thể các KCN lên các kênh thông tin đại chúng, các cổng thông tin dành cho doanh nghiệp để các doanh nghiệp có hướng tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Thứ ba, tỉnh Hưng Yên cũng đã không ngừng tạo điều kiện, môi trường đầu tư, góp phần đưa ra các cơ chế quản lý nhà nước về FDI và thực hiện hiệu quả văn bản quản lý của cấp trên, vừa đảm bảo công tác quản lý FDI phù hợp với địa phương, vừa tạo nên hiệu lực hiệu quả trong quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hưng Yên.

Thứ tư, hoạt động cấp phép được sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên thực hiện, phối hợp cùng với các Sở ban, ngành có liên quan để cấp phép kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI có nhu cầu và mong muốn sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các dự án có đầy đủ giấy tờ cũng như đạt đúng yêu cầu về môi trường, về kết cấu hạ tầng,… và phù hợp với tỉnh Hưng yên sẽ được cấp phép hoạt động.

Tinh từ khi tách tỉnh đến nay thì Hưng Yên đã thu hút được hơn 250 dự án đầu tư FDI với số vốn trên 1.800 triệu USD. Riêng trong giai đoạn năm 2008-2012 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 145 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép và còn hiệu lực, đến từ nhiều quốc gia khác nhau với tổng số vốn là 1.415,5 triệu USD. Điều này cho thấy nhận thức cũng như những nỗ lực của tỉnh trong việc thu hút FDI.

Thứ năm, bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ và thông suốt từ trên xuống dưới, làm cho hoạt động quản lý về FDI trên địa bàn Hưng Yên nhanh chóng và thống nhất, đối tượng bị quản lý chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của chính quyền địa phương nhằm hạn chế các vị phạm pháp luật có thể xảy ra. Đồng thời hệ thống thủ tục hành chính cũng được cải cách đáng kể đặc biệt đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong thời gian qua, làm giảm sự phức tạp về lệ thuộc của thủ tục hành chính và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI có hiệu quả.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động FDI, khi có các vấn đề vướng mắc các doanh nghiệp FDI chỉ liên hệ với cơ quan này và sẽ được giải quyết trong thời gian nhanh nhất. Mọi hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp FDI đều được sự cho phép của UBND tỉnh (trừ trường hợp khẩn cấp). Điều này làm cho các doanh nghiệp FDI tại Hưng Yên hài lòng bởi họ không mất nhiều thời gian và chi phí khi thực hiện giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ sáu, công tác vận động xúc tiến đầu tư cũng đạt được các kết quả đáng khích lệ. Vì vậy, số lượng dự án và tổng vốn đầu tư ngày càng tăng lên.

Với những kết quả đạt được trên, hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc thu hút và sử dụng FDI của Hưng Yên, ngày càng có hiệu lực hiệu quả, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà tỉnh đề ra.

1.4.2. Những hạn chế

Một là, công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch thu hút và sử dụng FDI chưa mang tính chất lâu dài, hiệu quả và chưa được thực hiện đồng bộ.

Chiến lược thu hút FDI tại Hưng Yên vẫn chưa xây dựng được chiến lược thu hút FDI hiệu quả và lâu dài mà chủ yếu chỉ được nêu qua một cách tổng thể thông qua các chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Trong điều kiện kinh tế hiện nay khi FDI ngày càng có tính cạnh tranh cao và có nhiều biến đổi thì việc không xây dựng chiến lược thu hút FDI trong tương lai là một hạn chế rất lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về FDI của tỉnh Hưng Yên. Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn còn chưa hiệu quả như:

+ Rất nhiều dự án chậm triển khai, không đáp ứng đúng tiến độ đã đề ra, thậm chí có một số dự án tự rút lui không theo cam kết. Ví dụ như dự án Nhà máy Ask Việt Nam của Nhật không triển khai, thành lập Công ty TNHH Dongjiin Vina của Hàn Quốc, và một số dự án được đưa vào danh sách giám sát. Ngoài ra đã có khá nhá nhiều dự án đã phải thu hồi giấy phép kinh doanh như dự án sân golf, tổ hợp nghỉ dưỡng khách sạn do công ty TNHH Bridge Inter-Line Leisure Việt Nam đăng ký năm 2007, …

+ Phân bổ vốn đầu tư theo địa phương và lĩnh vực ngành đầu tư còn bất hợp lý. Các dự án chủ yếu là tập trung ở Văn Lâm với 53 dự án, Yên Mỹ với 36 dự án, Mỹ Hào 32 dự án, ngoài ra ở các địa phương phân chia không đồng đều, nhiều địa phương rất ít hoặc không có các dự án đầu tư như Ân Thi, Tiên Lữ, Khoái Châu. Các dự án thưởng tập trung tại các KCN trọng điểm như khu Phố Nối A, B, … Các dự án ngoài KCN thì tập trung ít vốn nên các địa phương không chủ động thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

+ Các nước có vốn đầu tư lớn như Mỹ, EU… chỉ đầu tư vào Hưng Yên một vài dự án vừa và nhỏ từ trước năm 1997, nhưng đến năm 2008 trở đi các dự án đầu từ vào địa bàn tỉnh vẫn rất ít mà chủ yếu là các nước thuộc châu Á, có nhiều nguyên nhân cũng do khâu QLNN chưa tốt như vấn đề đưa ra chính sách khuyến khích thu hút FDI chưa hiệu quả, vấn đề xúc tiến đầu tư chưa tốt và việc tạo môi trường đầu tư chưa thông thoáng…. Đây cũng là một nguyên nhân khiến những năm trở lại

đây, Hưng yên từ một tỉnh thu hút đầu tư tương đối đã trở thành mộ trong những tỉnh xếp cuối cùng trong cả nước về độ thu hút các Doanh nghiệp đến đầu tư

+ Hình thức đầu tư hợp đồng kinh doanh vẫn hạn chế trong đó phần lớn là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn trong các hình thức đầu tư FDI (Doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN chiếm 84,13% tổng số dự án và 79,26% tổng số vốn trong đó doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm 11,72% tổng số dự án và 19,46% tổng số vốn và hợp đồng kinh doanh chỉ chiếm 4,15% tổng số dự án và 1,28% tổng số vốn). Điều này cho thấy khả năng của các doanh nghiệp trong tỉnh còn rất yếu kém nên không hợp tác được với các doanh nghiệp nước ngoài để cùng sản xuất kinh doanh. Đồng thời do sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền chưa cao nên việc mất cân đối nay vẫn đang còn tiếp tục

+ Các dự án FDI vào Hưng Yên có rất ít các dự án có công nghệ cao, công nghệ chủ yếu là công nghệ lắp ráp mà chưa có công nghệ nguồn.

Hai là, tỉnh chưa có một chính sách ưu đãi đặc biệt nào ngoài các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư do Trung ương đưa ra. Chính sách ưu đãi mà Trung ương đưa ra chủ yếu là chính sách ưu đãi về thuế, cho nên nó cũng có xu hướng không còn phù hợp và không có hiệu quả nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bởi vì trong bối cảnh chúng ta gia nhập ASEAN, WTO, và các tổ chức quốc tế khác thì thuế sẽ dần bị xóa bỏ. Do vậy, Nhà nước cũng như tỉnh phải có các chính sách ưu đãi khác hiệu quả và linh hoạt hơn để thu hút FDI trong bối cảnh cạnh tranh găy gắt trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ba là, Việc cung cấp dữ liệu cho các doanh nghiệp FDI nước ngoài còn rất hạn chế. Đa số các doanh nghiệp FDI đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng như Hưng Yên đều là do tự tìm hiểu và đi đến quyết định đầu tư. Ở các quốc gia khác, tất cả các dữ liệu về đầu tư được chính phủ cung cấp cho doanh nghiệp nước ngoài để họ nắm rõ.

Công tác xúc tiến đầu tư còn thiếu kinh nghiệm và chưa được tiến hành một cách thường xuyên do thiếu kinh phí. Hiện nay, tỉnh chưa phê duyệt văn bản nào về bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động xúc tiến đầu tư, các kênh cung cấp thông tin cho nhà đầu tư rất hạn chế như là vấn đề cung cấp thông tin giới thiệu tiềm năng

qua internet tuy có nhưng dữ liệu quá cũ và gần như rất ít cập nhật. Hơn nữa trình độ, hiều biết và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế.

Bốn là, công tác giải quyết thủ tục hành chính vẫn còn chậm chạp và thủ tục rườm rà.

Mặc dù tỉnh đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Nhưng việc giải quyết thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp vẫn còn giải quyết chậm chạp, nên thủ tục hành chính trong công tác quản lý dự án vẫn còn rườm rà đặc biệt là thủ tục xây dựng cơ bản như thủ tục phê duyệt địa điểm, thiết kế kỹ thuật….

Năm là, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Ngoài luật đầu tư 2005, các luật và các văn bản pháp lý do Trung ương ban hành về vấn đề quản lý FDI thì tỉnh chưa ban hành một văn bản mang tính pháp lý nào để quản lý hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh. Tức là các hoạt động FDI đều dựa trên các văn bản pháp luật do Trung ương ban hành, có rất ít các văn bản do tỉnh ban hành để phù hợp với môi trường, đời sống cũng như phong tục của tỉnh. Hơn nữa hệ thống pháp luật mà Trung ương ban hành vẫn còn thiếu sót và chưa có nhiều sửa đổi bổ sung trong các năm gần đây. Điều này gây hạn chế trong việc khuyến khích hợp đồng kinh doanh và hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, chưa phù hợp với xu hướng phát triển đa dạng của các loại hình kinh doanh, các loại hình đầu tư. Hiện nay, các vấn đề về giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w