Đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng chính sách xã hội huyện thọ xuân (Trang 55)

- Nợ quá hạn/dư nợ (%) 4 Doanh số thu nợ/Cho vay (%).

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ

3.3.3. Đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân

- Chấp hành tốt quy trình thủ tục cho vay đối với hộ nghèo theo quy định của ngân hàng Tiến hành các thủ tục cho vay nhanh chóng, để vốn vay sớm đến được với các hộ nghèo.

- Cán bộ tín dụng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, cũng như tìm hiểu về hoàn cảnh của các hộ nghèo. Luôn giữ thái độ nhiệt tình, hoà nhã, vui vẻ đối với khách hàng, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các khách hàng về việc vay vốn.

- Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn có thể huy động, đặc biệt là những nguồn vốn rẻ, các nguồn vốn được cho tặng

3.3.4. Kiến nghị đối với nghèo và các đối tượng chính sách

- Các hộ vay phải có ý thức trong việc chủ động xây dựng phương án, dự án sản xuất kinh doanh trên cơ sở những khả năng, tiềm năng sẵn có của mình. Cung cấp đầy đủ, đúng các thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của mình để Ngân hàng xem xét, tư vấn cho khách hàng và xác định mức vốn đầu tư hợp lý phù hợp với năng lực quản lý của từng hộ.

- Phải có ý thức tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của những người xung quanh. Tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ để học tập và tích luỹ kinh nghiệm, tích luỹ những kiến thức khoa học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tư trước khi vay vốn Ngân hàng để đầu tư .Có như vậy mới có đủ khả năng quản lý còn sử dụng vốn phát huy hiệu quả.

- Chấp hành nghiêm túc các quy định, điều kiện, thể lệ tín dụng của Ngân hàng. Có ý thức trách nhiệm trong quá trình quản lý và sử dụng vốn vay, sòng phẳng trong quan hệ tín dụng

KẾT LUẬN

Kể từ khi đi vào hoạt động, NHCSXH Thọ Xuân đã thực hiện cho vay ưu đãi tới nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng tăng lên, đòng góp vai trò qua trọng trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của huyện Thọ Xuân nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng tín dụng khác của NHCSXH huyện Thọ Xuân vẫn ở mức thấp, và cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay của hộ nghèo trên địa bàn huyện Thọ Xuân cũng ngày càng tăng lên, đòi hỏi ngân hàng phải tìm các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động cho vay hộ nghèo, nâng cao được hiệu quả của hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Thọ Xuân. Việc nâng cao được hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách cũng đồng nghĩa với việc từng bước thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Với mục tiêu đó chuyên đề đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trong đó bao gồm các vấn đề: những vấn đề cơ bản về đói nghèo đề cập đến khái niệm đói nghèo, nguyên nhân đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo; những khái niệm cơ bản có liên quan đến tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác như khái niệm NHCSXH, hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách như khái niệm tín dụng chính sách, phân loại tín dụng chính sách, vai trò tín dụng chính sách, các nguồn vốn của NHCSXH, các vấn đề về lãi suất của NHCSXH, các vấn đề về rủi ro tín dụng của NHCSXH, chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH; hiệu quả trong hoạt động tín dụng có đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Những cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác cho phép người viết có những hiểu biết cơ bản về hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội để phục vụ cho việc

nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Thọ Xuân trong phần tiếp theo. Trong phần đánh giá thực trạng tác giả đã xem xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thọ Xuân và khó khăn thuận lợi của các điều kiện đó tới hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH; xem xét vài nét về phòng giao dịch NHCSXH huyện Thọ Xuân cũng như quy trình cho vay vốn tại đây. Tác giả cũng nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách của NHCSXH huyện Thọ Xuân thông qua các chỉ tiêu dư nợ, thu hồi nợ, nợ quá hạn và nguyên nhân, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH huyện Thọ Xuân, rút ra những cái đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của nó. Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Thọ Xuân, tác giả đã có cơ sở để đưa ra một số giải pháp, và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tuy nhiên, do những hiểu biết có hạn về lĩnh vực ngân hàng tài chính nói chung và hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo nói riêng nên chuyên đề còn nhiều thiếu xót, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hy vọng trong thời gian tới, đề tài tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, góp phần giúp NHCSXH huyện Thọ Xuân nâng cao được hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng chính sách xã hội huyện thọ xuân (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w