- Nợ quá hạn/dư nợ (%) 4 Doanh số thu nợ/Cho vay (%).
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay và hiệu quả sử dụng vốn 1 Xác định đúng đối tượng cho vay
3.2.2.1 Xác định đúng đối tượng cho vay
Cho vay các tổ chức và cá nhân thu hút nhiều lao động là người nghèo. Nhưng nhiều người nghèo ngay cả khi có vốn vẫn không biết cách sử dụng sao cho có hiệu quả. Do vậy, Ngân hàng cần mở rộng cho vay các làng nghề, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức có sử dụng lao động là người nghèo. Mức cho vay phụ thuộc vào số lượng lao động nghèo mà các cơ sở này tuyển dụng.
Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần xác định được những người nghèo có thể sử dụng tiền vay có hiệu quả thông qua những tiêu chí nhất định. Những người nghèo do ốm đau bệnh tật, nghiện hút, lười biếng không thể vay Ngân hàng. Lượng cấp bù ít ỏi của Ngân sách sẽ hạn chế Ngân hàng mở rộng cho vay chính sách. Đó cũng là điều kiện bắt buộc Ngân hàng phải sàng lọc khách hàng, lựa chọn cho vay những hộ nghèo có khả năng trả nợ.
Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền địa phương để bình xét, xác nhận đối tượng này một cách chính xác để làm cơ sở Ngân hàng CSXH cho vay đúng đối tượng, phát huy được hiệu quả
3.2.2.2 Từng bước xoá bỏ chính sách cho vay theo lãi suất ưu đãi
Cho vay lãi suất thấp được coi là phù hợp với các khoản cho vay đối với hộ nông dân nghèo và các đối tượng thuộc diện chính sách để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và hỗ trợ người nghèo ở nông thôn. Việc áp dụng mức lãi suất thấp dễ làm nảy sinh những tiêu cực, đó là những người không thuộc diện hộ nghèo
nhưng nhờ mối quan hệ thân quen với cán bộ làm công tác xét duyệt nên đã được liệt vào danh sách hộ nghèo và được vay vốn, như vậy vốn vay của ngân hàng đã cho vay sai đối tượng, làm cho vốn không đến được với các hộ nghèo thật sự, làm cho tình trạng nghèo đói không khắc phục được. Hơn nữa, lãi suất thấp thường đánh giá thấp khả năng tự chủ tài chính của người cho vay và ngăn cản việc huy động tiết kiệm tự nguyện, do lãi suất huy động thấp dẫn đến khả năng làm triệt tiêu nhiều nguồn tiết kiệm, từ đó dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn cho vay người nghèo, không đủ nguồn lực cung cấp cho người nghèo. Do vậy chính sách cho vay ưu đãi luôn đi kèm với chính sách hạn chế tín dụng. Do vậy, đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trong thời kỳ đầu cần phải được vay vốn theo lãi suất ưu đãi nhưng ưu đãi ở mức độ nào thì cần phải tính toán cho hợp lý và trong tương lai cần tăng dần lãi suất đó lên, dần dần bằng lãi suất thị trường. Lãi suất cần được điều chỉnh như sau:
Lãi suất huy động vốn trên thị trường < Lãi suất cho vay ưu đãi < Lãi suất cho vay trên thị trường.
Giai đoạn đầu mới thành lập NHCSXH thì lãi suất cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách được xác định ở mức 0,5%, thấp hơn so với lãi suất huy động vốn trên thị trường. Lãi suất này hiện nay đã được điều chỉnh lại với mức 0,6%, đã cao hơn lãi suất huy động chút ít. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục xem xét nâng cao mức lãi suất cho vay để có thể nâng cao mức lãi suất huy động tạo điều kiện cho việc cạnh tranh với các NHTM, lãi suất cho vay đó phải dần tiến đến lãi suất thị trường, để giảm bớt được gánh nặng về cấp bù lãi suất của Nhà nước. Từ đó có thể sử dụng những khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và bên ngoài vào việc đào tạo, xây dựng tổ chức.
Hộ nghèo và đối tượng chính sách hoàn toàn có thể chấp nhận vay vốn ngân hàng với lãi suất cao hơn mức lãi suất cho vay hiện nay của ngân hàng vì hộ quan tâm nhiều hơn đến khả năng và lượng vốn được vay chứ không phải chỉ có lãi suất vay.
Việc xoá bỏ trợ cấp và nới lỏng các quy định về lãi suất là điều kiện tiên quyết để NHCSXH hoạt động bền vững. Tuy nhiên việc này không thể thực hiện ngay một lúc, cần có lộ trình thích hợp.
3.2.2.3.Cải tiến thủ tục cho vay
Tiếp tục cải tiến phương thức, thủ tục cho vay đơn giản, gọn nhẹ, dễ hiểu theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo được vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác, khắc phục tình trạng cho vay có tính “cào bằng”, thời hạn cho vay không phù hợp với khả năng trả nợ của người vay. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với nhu cầu vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi và khả năng hoàn trả nợ của hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân.
Về nguyên tắc, hộ nghèo vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nhưng đối với hộ vay số vốn lớn, thời hạn dài, ngân hàng có thể yêu cầu hộ vay vốn bảo đảm vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Việc định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi phải phù hợp với mùa vụ và thu nhập của hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân.Đối với trường hợp hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân không có khả năng trả nợ do những nguyên nhân khách quan ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ.