Điều chỉnh lại cơ cấu các loại vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng chính sách xã hội huyện thọ xuân (Trang 52)

- Nợ quá hạn/dư nợ (%) 4 Doanh số thu nợ/Cho vay (%).

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ

3.2.3.1 Điều chỉnh lại cơ cấu các loại vốn

Hiện nay NHCSXH chủ yếu cho vay ngắn hạn, khối lượng vốn trung hạn là ít hơn. Điều này là có lợi cho ngân hàng bởi vì ngân hàng sẽ quay vòng được vốn nhanh hơn. Tuy nhiên trong thời gian tới NHCSXH huyện Thọ Xuân cần tăng khối lượng vốn cho vay trung hạn lên nhiều hơn, để tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thể đầu tư vào những ngành, cây trồng,vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài. Và việc tăng khối lượng vốn trung hạn sẽ phù hợp với các loại cây trồng vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng dài. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các hộ nhanh chóng thoát nghèo và có thể vươn lên làm giàu.

3.2.3.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm và trình độ cao.

Ngân hàng CSXH Thọ Xuân là một tổ chức của Chính phủ , không phải là một đơn vị kinh doanh cũng không phải là một đợn vị sự nghiệp thông thường. Khi tuyển dụng cán bộ, cần chọn cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được bồi dưỡng đa năng, ngân hàng không thể thực hiện chuyên môn hoá tối đa theo kiểu các ngân hàng thương mại, mà cán bộ phải hoạt động đa năng. Đòi hỏi mỗi cán bộ ngân hàng không những phải chấp hành theo đúng chính sách của Nhà nước, mà còn phải là những cán bộ làm một việc, biết nhiều việc. Cán bộ của ngân hàng cần đóng vai trò quyết định trong việc ra quyết định cho vay.Dù chính quyền địa phương có góp một phần ngân sách vào quỹ cho vay của ngân hàng thì cũng chỉ đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ. Các dự án của người vay cần được thẩm định để đảm bảo cho thấy cơ hội trả nợ cho ngân hàng. Vì người nghèo ít cơ hội làm ăn nên “dự án” thường phải do chính ngân hàng tham gia xây dựng. Cán bộ ngân hàng trước khi cho vay phải trở thành người tìm hiểu phương cách làm ăn và tư vấn cho người nghèo phương cách đó. Cần phải có chiến lược lâu dài, bắt đầu từ món vay nhỏ để họ làm quen, tăng cường hiểu biết…đến món vay lớn hơn để họ đủ ăn và có tích luỹ và thoát nghèo.

Hơn nữa, trong thời kỳ CNH-HĐH, đòi hỏi trình độ cán bộ của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực ngày càng cao hơn mới đáp ứng được đòi hỏi và điều kiện làm việc. Đối với cán bộ Ngân hàng CSXH càng đòi hỏi bức thiết hơn, do đặc thù về công việc, hơn nữa đang trong giai đoạn hiện đại hóa công nghệ, đòi hỏi mỗi cán bộ Ngân hàng không chỉ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, tin học, còn phải hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, để có thể hoàn thành tốt được công việc được giao và tham gia, tư vấn giúp cho khách hàng trong việc phát triển kinh tế, trả nợ ngân hàng...

Phải thường xuyên quan tâm đến việc lựa chọn, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, tinh thông nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh lịch sự, tôn trọng khách hàng và phải được nhanh chóng áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, biết tư vấn cho các đối tượng chính sách xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Ngoài ra còn một số giải pháp nâng cao hoạt động của ngân hàng như: tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đấy mạnh hoạt động của các Tổ TK&VV, nâng cao thẩm định hồ sơ vay vốn…

3.3. KIẾN NGHỊ

NHCSXH huyện Thọ Xuân năm trong hệ thống NHCSXH và thuộc sự quản lý của Chính phủ, vì vậy để có bất cứ một sự thay đổi nào ở NHCSXH huyện Thọ Xuân cần phải có sự tác động từ cấp trên, và được thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống.Vì vậy dưới đây là môt số kiến nghị được đưa ra đối với Chính Phủ, các bộ ngành liên quan, UBND các cấp và hệ thống NHCSXH.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng chính sách xã hội huyện thọ xuân (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w