Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50)

5. Bố cục của đề tài

3.2.3 Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ

Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Bên cạnh giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự của Việt Nam năm 1999 về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, đòi hỏi trên phương diện thực tiễn - cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của Tòa án các cấp trong áp dụng các quy định đó. Người viết luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, bao gồm:

Thứ nhất, về công tác tổ chức, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đội

ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cần thường xuyên có những có những chương trình đào tạo về tin học, công nghệ thông tin, cập nhật thông tin và phổ biến kiến thức về khoa học kĩ thuật hiện đại dành cho các cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại không chỉ có ích riêng đối với công tác xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mà còn rất có giá trị đối với việc xét xử mọi loại tội phạm khác có liên quan đến công nghệ tiên tiến. Hơn thế nữa trong xu thế toàn cầu hóa không ngừng tăng cao những hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội địa mà còn trải rộng ra phạm vi thế giới. Rất nhiều văn hóa phẩm đồi trụy dưới nhiều hình thức rất đa dạng như ca nhạc, truyện, thơ được thể hiện chủ yếu bằng tiếng Anh đã được nhập trái phép vào Việt Nam; phần lớn các trang web “đen” có máy chủ đặt ở nước ngoài nên không được sự quản lý của Nhà

GVHD: Nguyễn Thu Hương 51 SVTH: Trần Văn Jet

nước ta cũng chủ yếu dùng ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy sử dụng tiếng Anh cũng là một yếu tố cần thiết giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hiểu rõ hơn tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ nghành Tòa án là rất cần thiết, hữu ích đối với công tác xét xử tội phạm trong thời kì đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế xã hội của thế giới.

Thứ hai, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa và

kinh doanh văn hóa như các điểm truy cập Internet công cộng, chương trình ca nhạc, vũ trường (bar)…. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như công an, Hải quan, Du lịch, Bộ đội biên giới để ngăn chặn văn hóa phẩm đồi trụy nhập lậu vào trong nước. Tập trung kiểm tra truy quét các tệ nạn xã hội trong các cơ sở dịch vụ văn hóa và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở dịch vụ văn hóa cố tình vi phạm… Việc thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên và đột xuất, không mang tính hình thức tạo tâm lý coi thường pháp luật của các cửa hàng kinh doanh và dịch vụ văn hóa nói chung và dịch vụ văn hóa thông tin trên mạng nói riêng trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay là rất cần thiết.

Thứ ba, tuy đã có sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng trên thực tế công tác này không đạt hiệu quả cao lắm. Theo người viết nội dung tuyên truyền phải sâu hơn, thực tế hơn không vì vấn đề văn hóa đồi trụy, nhạy cảm mà ít được quan tâm đến nó, phải thường xuyên đề cập đến cấu thành tội phạm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo thông tin điện tử… Nội dung tuyên truyền phải đề cập đến tình hình và diễn biến của tội phạm, nêu ra các vụ án xảy ra trên thực tế và đề cập đến việc xét xử của loại tội phạm này. Bên cạnh đó phải tăng cường phát sóng, phát thanh như làm các chương trình phóng sự hoặc chương trình giải đáp pháp luật tạo sự hấp dẫn thu hút sự quan tâm của người dân nhiều hơn.

Thứ tư, cần thống nhất xác lập chuẩn mực văn hóa và giá trị văn hóa, văn minh

của toàn xã hội, của gia đình và của cộng đồng hiện nay, giúp cho mọi người đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên biết phân biệt, lựa chọn những giá trị văn hóa thích hợp cho mình và xã hội hiện nay. Tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, tăng cường các hoạt động văn hóa cộng đồng thu hút những người trẻ tuổi để họ có lối sống văn minh hiện đại, thích ứng được với nhu cầu phát triển và văn hóa ngày càng tiến bộ.

Thứ năm, gia đình cần phải có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành

GVHD: Nguyễn Thu Hương 52 SVTH: Trần Văn Jet

hệ gần gũi, yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau trong đời sống sẽ tạo ra một môi trường sống an toàn cho trẻ em cả về chất, tinh thần và tâm lý. Đây sẽ là cái nôi văn hóa đâu tiên của một con người trong xã hội tương lai. Bên cạnh cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền hãy biết cân đối thời gian giữa công việc và gia đình để cho cuộc sống tình cảm và tinh thần của gia đình được gắn bó, quan tâm đến tâm tư, tình cảm của những người thân trong gia đình, đặc biệt là con cái. Đón bắt được những diễn biến tâm lý, nhu cầu văn hóa của con trẻ để đáp ứng cũng như dạy dỗ, xây dựng những quan niệm và nhận thức về cái đẹp, hình thành khiếu thẩm mỹ cho trẻ… Giành thời gian kiểm tra, giám sát con trẻ trong việc vui chơi giải trí, nhất là việc chúng có thể sử dụng máy vi tính có kết nối với mạng xã hội như hiện nay, việc chơi trò chơi điện tử, đọc sách báo không đúng với lứa tuổi, không được quản lý chặc chẽ dễ dẫn đến các mặt tiêu cực. Đó chính là biện pháp phòng ngừa đầu tiên nhưng lại rất lâu bền và hiệu quả trong việc chống lại sự thâm nhập luồng văn hóa độc hại đối với lớp trẻ của chúng ta hiện nay.

3.3. Một số giải pháp đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

* Đối với cơ quan Công an điều tra:

Phải tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật cũng như tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, phát tờ rơi về các biện pháp phòng ngừa tội phạm, những quy định của pháp luật về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, các cửa hàng điện thoại, các quán Internet, vũ trường…. để các cơ sở này không thể dùng văn hóa phẩm đồi trụy nhằm lôi kéo khách hàng để kiếm lợi nhuận và lôi kéo khách hàng mà thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó cũng cần năng cao nâng lực, trách nhiệm và tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hổ trợ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra này.

* Đối với Viện kiểm sát:

Viện kiểm sát cần phối hợp với lực lượng Công an, Tòa án để tiến hành đưa một số vụ án có bị cáo có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ra xét xử lưu động ngoài cộng đồng để nâng cao tác dụng giáo dục cho nhân dân, giúp cho người dân thấy được sự nguy hiểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

* Đối với Tòa án:

Tòa án cần xét xử thật nghiêm minh tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, sau khi xét xử nên thường xuyên công bố, niêm yết công khai kết quả xét xử trên các phương tiện thông tin đại chúng để tác động, răn đe, giáo dục cũng như hỗ trợ quần

GVHD: Nguyễn Thu Hương 53 SVTH: Trần Văn Jet

chúng hiểu thêm về tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Đồng thời cần cho xét xử lưu động một số vụ án trọng điểm các vụ án phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có liên quan đến tội hiếp dâm, giao cấu với trẻ em và những tội khác do tác động của văn hóa phẩm đồi trụy mà sinh ra để giáo dục và phòng ngừa chung.

Tóm lại, dựa trên quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam và của một số nước trên thế giới cùng với thực tiễn xét xử tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong thời gian qua, người viết đã đề xuất một vài ý kiến đề xuất trên đây. Những ý kiến này hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc hoàn thiện hơn nữa Bộ luật hình sự hiện hành, nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm, góp phần đảm bảo an toàn trật tự xã hội, gìn giữ truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước thay đổi từng ngày như hiện nay.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 54 SVTH: Trần Văn Jet KẾT LUẬN

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn cử nhân luật: "Tội truyền bá văn hóa

phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" luận văn đã đạt được một số

kết quả sau đây:

Một là, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là một tội phạm độc lập được quy

định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự (các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng), do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến khách thể là trật tự công cộng, an toàn công cộng, xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần của loài người, xâm phạm đến sự quản lý của nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp sống văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc.

Hai là, Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự, chính sách hình sự của Nhà

nước ta về tội phạm này đã đạt được một số thành tựu nhất định. Đặc biệt là quá trình pháp điển hóa lần thứ hai (Bộ luật Hình sự năm 1999) đã chuyển tội danh này từ nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 99 Bộ luật Hình sự năm 1985) sang nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Điều 253 Bộ luật Hình sự năm 1999). Việc làm này nhằm mục đích cụ thể hóa chính sách hình sự, có lợi cho người phạm tội và bảo đảm sự công bằng trong việc điều tra, truy tố và xét xử.

Ba là, Khi nghiên cứu, tham khảo quy định trong pháp luật hình sự của Hoa Kỳ

và đặc biệt là Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cho thấy có nhiều vấn đề mà chúng ta có thể tham khảo cho công tác xây dựng pháp luật, cũng như công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt được hiệu quả hơn.

Bốn là, Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng pháp luật hình sự

về tội phạm này vẫn tồn tại một số hạn chế, thiếu những quy định chi tiết dẫn đến nhận thức, cách hiểu không thống nhất khi định tội danh và áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung và tội phạm này nói riêng, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống đối với tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Năm là, Trên cơ sở nghiên cứu phân tích, nhận định, đánh giá về tội truyền bá

văn hóa phẩm đồi trụy, người viết mong muốn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, trên cơ sở những đặc điểm của tội phạm, cùng với thực tiễn tình hình chính trị - xã hội để đề xuất một số ý kiến bước đầu chỉ ra các nguyên nhân cơ bản xảy ra trong thực tiễn của loại tội phạm này, cũng như nguyên nhân của các tồn tại, qua đó làm cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp

GVHD: Nguyễn Thu Hương 55 SVTH: Trần Văn Jet

nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Người viết tin rằng những đề xuất theo hướng trên, quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy sẽ trở thành cơ sở pháp lý phù hợp cho việc xử lý tội phạm này trong thực tiễn, nâng cao hơn hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 56 SVTH: Trần Văn Jet DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Các văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NAm năm 2013. 2. Bộ luật Hình sự năm 1985.

3. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 4. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003.

5. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 14/03/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về phòng, chống mại dâm.

6. Nghị định 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.

7. Thông tư liên bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm phản động đồi trụy.

8. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999.

Sách tham khảo

1. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS, Phần các tội phạm, Tập 9, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2006.

2. Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II (1975 – 1978),TANDTC, xuất bản

năm 1979.w

3. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010.

4. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2 – Phần các tội phạm, Nxb. Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, 2001.

5. Trần Minh Hưởng, Tìm hiểu Bộ luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Lao động – Hà nội, 2002.

6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, 2007.

7. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thống kê, 2005.

Trang thông tin điện tử

1. Báo Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết hoạt động của nghành Tòa án tỉnh Bắc Ninh năm 2012, Vân Giang, http://baobacninh.com.vn/news_detail/77121/nganh-toa- an-nhan-dan-tinh-giai-quyet-xong-9835-so-vu-viec.html, [truy cập ngày 18/11/2014].

GVHD: Nguyễn Thu Hương 57 SVTH: Trần Văn Jet

2. Báo Công an nhân dân, Ổ đĩa đồi trụy ở chợ Trời, T.A,

http://www.cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2008/4/106458.cand, [truy cập ngày 21/9/2014]. 3. Báo điện tử VnExpress, Phát tán clip sex vì nhiều người hâm mộ Thùy Linh, Hoàng Khuê, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/phat-tan-clip-sex-vi-nhieu-nguoi- ham-mo-thuy-linh-2093433.html, [truy cập ngày 26/9/2014].

4. Báo điện tử VnExpress, Phạt tù cặp vợ quay phim, chồng diễn cảnh đồi trụy, theo Tuổi trẻ, 29/5, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/phat-tu-cap-vo-quay-

phim-chong-dien-canh-doi-truy-1980344.html, [truy cập ngày 20/9/2014].

5. HĐND Huế, Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Tòa án nhân dân tỉnh

Thừa Thiên Huế, Cao Hữu Dũng,

http://www.qhhdthuathienhue.gov.vn/?mod=view&cid=1&pid=26&id=2296, [truy cập ngày 18/11/2014].

6. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50)