5. Bố cục của đề tài
3.1.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật và
nguyên nhân của bất cập, vướng mắc đó
Qua nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, có thể nhận thấy một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc áp dụng pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thực tế cho thấy khi điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy” để xác định văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy hay không phải dựa vào kết luận của nghành văn hóa-thông tin. Nhưng để đánh giá một văn hóa phẩm có mang tính chất đồi trụy hay không, không phải là điều đơn giản bởi vì ngay từ phía cơ quan chuyên môn về văn hóa, nghệ thuật cũng chưa có văn bản quy định chính xác cụ thể.
Ví dụ: Trong thời gian gần đây trên cộng đồng mạng xã hội có xuất hiện một nhân vật có biệt danh là “ Bà Tưng” tên thật là Lê Thị Huyền Anh, cô đã đưa lên mạng xã hội những video khiêu dâm do chính mình làm ra như: “Giáo dục sinh lý của em Tưng”, “ Tưng nhảy Gelterman không mặc áo ngực”…. Bên cạnh đó, cô còn phát biểu
26 Công lý, Vũ sư quay “clip” nóng tống tiền học viên nữ, Minh Huệ, http://congly.com.vn/phap-luat/vu-viec/vu- su-quay-clip-nong-tong-tien-hoc-vien-nu-12913.html, [truy cập ngày 19/11/2014].
GVHD: Nguyễn Thu Hương 44 SVTH: Trần Văn Jet
những câu nói phản cảm, kích dục. Ngày 7/8/2013 Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thông tin – Du lịch đã ký công văn về việc cấm Lê Thị Huyền Anh (Bà Tưng) tham gia biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc. Theo Luật sư Vũ Minh Tiến khẳng định Lê Thị Huyền Anh ăn mặc hở hang, phản cảm , đưa cả hình ảnh đồ chơi là bộ phận của người nam giới hay bao cao su lên trên mặt với vẻ mặt rất nhởn nhơ, khiêu khích. Hình ảnh đó sẽ ảnh hưởng rất xấu đến giới trẻ và đã đủ cấu thành “tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo Điều 253 Bộ luật hình sự.
Từ ví dụ cho thấy nhân vật có tên Lê Thị Huyền Anh đã có hành vi làm ra những clip ghi âm thanh, hình ảnh có nội dung dung tục, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam và phổ biến nó trên các trang mạng xã hội trực tuyến. Nhiều ý kiến cho rằng Lê Thị Huyền Anh phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của cô ta đã đủ để cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành. Tuy nhiên những clip ghi âm thanh, hình ảnh này của Lê Thị Huyền Anh có được coi là một văn hóa phẩm đồi trụy? Như thế nào thì mới được coi là văn hóa phẩm đồi trụy? Sự khỏa thân, hở hang như thế nào thì được coi là trái với đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục và bị xử lý theo pháp luật hình sự? Thế nào bị coi là đồi trụy? Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về khái niệm này.
Vì vậy, trong hoạt động xét xử không tránh khỏi lúng túng trước các thuật ngữ “khiêu dâm”, “kích dục” và “đồi trụy”. Liệu tính chất khiêu dâm, kích dục có khác với tính chất đồi trụy hay không? Hay trong nội dung đồi trụy đã bao hàm cả nội dung khiêu dâm, kích dục? Liệu các hành vi truyền bá vật phẩm mang nội dung khiêu dâm, kích dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa? Trong các văn hóa phẩm có các hình ảnh nam, nữ hở hang, khỏa thân thì hở hang và khỏa thân như thế nào, đến mức độ nào thì bị coi là vi phạm pháp luật hình sự. Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm có giải thích:
- “Đồi trụy” quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- “Khiêu dâm” quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh , âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.
Nhưng những giải thích trên đây không phải là dành cho việc giải quyết tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, vì vậy cần phải có văn bản quy định cụ thể để có thể hiểu được các thuật ngữ thống nhất và chính xác về nội dung: đồi trụy, khiêu dâm,
GVHD: Nguyễn Thu Hương 45 SVTH: Trần Văn Jet
kích dục. Góp phần nâng cao công tác xét xử, quy định rõ ràng giúp mọi người nhận thức được đâu là đồi trụy, đâu không phải là đồi trụy.
Thứ hai, việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa phẩm đồi trụy” là vẫn chưa chính xác
bởi vì theo định nghĩa thì “văn hóa” là những gì tốt đẹp thuộc về giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, của con người; “đồi trụy” là những điều không tốt đẹp, suy đồi, trụy lạc mang tính chất dâm ô. Nếu định nghĩa như vậy thì có thể nói rằng đã là văn hóa thì không thể nào đồi trụy, hoặc ngược lại đồi trụy thì không thể nào là văn hóa được. Vì vậy việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy” là không chính xác. Thêm vào đó nếu sử dụng thuật ngữ “văn hóa phẩm” thì nó chỉ bao gồm: tranh, ảnh, báo, tạp trí, băng đĩa, phim ảnh… Khi xuất hiện những loại sản phẩm không phải là tranh, ảnh, băng đĩa, phim ảnh mà là những vật dụng khác như bật lửa, dụng cụ kích dục, đồ chơi kích dục…, có tính chất đồi trụy mới xuất hiện trong thời gian gần đây ở nước ta thì sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật và cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội mà điều luật bảo vệ. Vì vậy, nhà làm luật cần có một thuật ngữ mới để có thể bao quát được tất cả các sản phẩm có thể phát sinh sau này.
Thứ ba, Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2010. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản chính thức nào của các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn căn cứ xác định các tình tiết tăng nặng định khung. Các căn cứ để xác định số lượng bao nhiêu là "vật phạm pháp có số lượng lớn", "vật phạm pháp số lượng rất lớn", "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn” chưa được qui định rõ ràng, cụ thể dẫn đến cơ quan tố tụng ở địa phương lúng túng khi định khung hình phạt, việc đấu tranh phòng chống với tội phạm này chưa đạt hiệu quả.
Việc thiếu văn bản giải thích chính thức về các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt của tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã dẫn đến hiện tượng trong một số trường hợp các cơ quan áp dụng pháp luật lúng túng hoặc bất đồng quan điểm trong việc xác định vật phạm pháp là có số lượng lớn hay có số lượng rất lớn khi vật phạm pháp là các file phim, ảnh được lưu trong ổ cứng máy tính. Vì vậy đã dẫn đến hiện tượng hành vi phạm tội với 468 file phim, ảnh sex thì bị Viện Kiểm sát nhân dân quận B truy tố theo khoản 2 Điều 253 BLHS trong khi hành vi phạm tội với gần 1.000 file phim ảnh sex lại chỉ bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố M truy tố theo khoản 1 của điều luật trên. (Cụ thể vụ việc này như sau: Phan Hồng P là chủ cửa hàng điện thoại di động Hồng P (quận T). Trưa 22/12/2005, P đi vắng. Đoàn Văn Q (thợ học nghề) thay "thầy" sao chép năm phim sex từ ổ cứng của máy tính vào điện thoại di động của khách thì bị công an bắt quả tang. Qua điều tra đã xác định được rằng P đã sao chép phim, ảnh sex cho khách từ ngày 27/10/2005. Giá mỗi lần sao chép từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng tùy vào dung lượng. Tổng cộng, P đã thu lợi bất chính hơn 1.000.000
GVHD: Nguyễn Thu Hương 46 SVTH: Trần Văn Jet
đồng. Kiểm tra máy tính, công an thu được gần 1.000 file phim, ảnh sex. Viện kiểm sát nhân dân thành phố M truy tố Q, P ra tòa về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy dinh tại khoản 1 Điều 253 BLHS với tình tiết "vật phạm pháp có số lượng lớn"). Trong khi đó, ở một vụ án khác. Ngô Văn T bị bắt khi đang sao chép ảnh sex vào điện thoại di động của khách tại quận B. Qua khám xét, công an phát hiện 468 file phim, ảnh sex trong máy tính của T. Với hành vi này, T lại bị Viện kiểm sát nhân dân quận B truy tố về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo khoản 2 Điều 253 BLHS27
. Những minh chứng nói trên cho thấy, bên cạnh những điểm bất hợp lý về khoa học trong quy định tên tội và vật phạm pháp nói trên, việc các dấu hiệu định tội và định khung hình phạt không được quy định hay giải thích rõ ràng đã dẫn đến tình trạng xử lý không thống nhất loại hành vi này trong thực tiễn.
Thứ tư, tình tiết gây hậu quả như thế nào thì bị coi là thuộc trường hợp "gây hậu
quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" chưa được hướng dẫn cụ thể ở văn bản pháp luật nào. Trên thực tế có vụ án, người phạm tội chỉ truyền bá một lần với một đoạn phim hay một tấm ảnh có nội dung đồi trụy nhưng thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như mạng Internet, mạng di động. Đây là những phương tiện có sức phổ biến và có sức ảnh hưởng rộng rãi ra ngoài xã hội cho một số lượng rất lớn người xem, thậm chí phạm vi còn rộng khắp thế giới; hoặc sự phổ biến của đoạn phim hay tấm ảnh đó ảnh hưởng rất nhiều đến danh dự, sự nghiệp, cuộc sống của người có mặt trong đoạn phim hay ảnh. Hoặc có những trường hợp người phạm tội truyền bá những văn hóa phẩm có nội dung đồi trụy cho trẻ em, người chưa thành niên, chính những người được phổ biến đã bị ảnh hưởng nặng nề từ những hình ảnh đồi trụy đó. Từ đó học theo, làm theo và ngay từ rất sớm đã hình thành lối sống buông thả, trụy lạc, đồi bại và thậm chí dẫn đến những hành vi phạm tội như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em…. Phần lớn những người phạm tội ở độ tuổi vị thành niên hoặc mới hoặc mới trưởng thành những loại tội đó thường bị ảnh hưởng xấu từ việc xem và tuyên truyền cho nhau những bộ phim, tranh ảnh khiêu dâm, đồi trụy. Những hậu quả như vậy vẫn chưa được xem xét, đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc trong các vụ án tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Hậu quả nghiêm trọng trong loại tội phạm này được căn cứ vào những yếu tố nào? Dựa vào mức độ ảnh hưởng của nền văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục hay dựa vào phạm vi mà văn hóa phẩm đó ảnh hưởng đến?
Thứ năm, trong xu thế phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, thì các loại hình
văn hóa phẩm đồi trụy không chỉ còn chỉ tồn tại đơn giản dưới dạng băng video, đĩa
27 Xem Nguyễn Sơn Tùng, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2009, tr.39-40.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 47 SVTH: Trần Văn Jet
CD ca nhạc, đĩa hình VCD, DVD, tranh vẽ, ảnh chụp hay sách truyện mà còn xuất hiện rất nhiều loại hình văn hóa phẩm khác như trang web đồi trụy trên mạng Internet, các diễn đàn điện tử, các trang nhật ký mạng Blog, các loại điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, MP4 cao cấp. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hoàn toàn không có quy định nào quy định một cách cụ thể, chi tiết về từng hành vi vi phạm cụ thể, đối với từng loại hình văn hóa phẩm cụ thể, mà chỉ có những quy định chung chung trong Bộ luật Hình sự cũng như trong các văn bản dưới luật quy định về xử lý các hành vi này. Thực tế này dẫn đến việc các cơ quan chức năng không có hành lang pháp lý để giải quyết có hiệu quả, dẫn đến lúng túng trong việc xử lý, gây nghi ngờ trong nhân dân về hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.