5. Bố cục của đề tài
2.2.2. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất
Phạm tội thuộc trường hợp sau đây quy định tại khoản 2 Điều 253 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù ba năm đến mười năm, là tội rất nghiêm trọng.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 33 SVTH: Trần Văn Jet
Để xác định tính chất của hành vi, chúng ta cần tìm hiểu các trường hợp: Có tổ chức (điểm a)
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS). Phạm tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có tổ chức tức là trường hợp truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có nhiều người cùng cố ý thực hiện tội phạm và có sự câu kết chặt chẽ giữa những người tham gia. Phạm tội có tổ chức gồm những người tham gia được phân chia thành các loại người như: tổ chức, thực hành, xúi giục, giúp sức. Sự cấu kết chặt chẽ giữa những người này được thể hiện ở sự bàn bạc thống nhất ý chí, vạch kế hoạch phạm tội, chuẩn bị chu đáo, phân công vai trò, vị trí của từng người trong đồng phạm.
Vật phạm pháp có số lượng rất lớn (điểm b)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 của điều luật và như đã phân tích, việc xác định số lượng văn hóa phẩm có số lượng rất lớn cũng không dễ dàng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đã có trường hợp Tòa án coi hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trên 20 đĩa VCD, 20 băng video là vật phạm pháp có số lượng rất lớn, còn các loại vật phẩm văn hóa khác như tranh, ảnh, sách, báo thì việc xác định thế nào là số lượng lớn thì chưa có thực tiễn xét xử19
. Trong khi đó, pháp luật hình sự Trung Quốc đã có quy định rất chi tiết số lượng cho từng loại vật phẩm cũng như số lần thực hiện hành vi phạm tội. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác xét xử, nó giúp cho việc quyết định hình phạt được nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có văn bản giải thích hoặc hướng dẫn chính thức, giúp cho việc áp dụng luật của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi hơn.
Đối với người chưa thành niên (điểm c)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với các trường hợp phạm tội đối với người chưa thành niên, những người chưa thành niên quy định ở đây là người được người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tức là người phạm tội đã truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người chưa thành niên.
Đây là trường hợp người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người chưa đủ 18 tuổi không kể họ có biết người được truyền bá là chưa thành niên hay không.
Gây hậu quả nghiêm trọng (điểm d)
Trường hợp phạm tội này cũng giống với trường hợp tại khoản b Điều 2, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Thực tế, có thể áp dụng Thông tư liên tịch số
19 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, tập 9, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr 345 – 346.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 34 SVTH: Trần Văn Jet
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó: “Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài
sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phải vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng20 ”. Tuy nhiên có thể thấy, đây không phải là
quy định cho tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, việc áp dụng chỉ là giải pháp tạm thời, hơn nữa quy định của Thông tư trên cũng rất mơ hồ. Vì vậy, việc xác định thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng trong thực tế là tương đối khó khăn, gây cản trở việc xét xử đúng người đúng tội.
Tái phạm nguy hiểm (điểm đ)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự, những trường hợp sau được coi là tái phạm nguy hiểm:
“a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 253 Bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.