Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với một số tội phạm

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36)

5. Bố cục của đề tài

2.3. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với một số tội phạm

trong luật hình sự Việt Nam hiện hành

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tội nằm trong Chương XIX của Bộ luật Hình sự hiện hành – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi vi phạm các quy định và các quy tắc về đảm bảo an toàn, trật tự chung của xã hội ở trong các lĩnh vực, hoạt động mang tính công cộng (có mức độ xã hội hóa cao) như giao thông vận tải, khám chữa bệnh, xây dựng, lao động, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, quản lý một số mặt hàng mà Nhà nước cấm hoặc hạn chế kinh doanh..., xâm phạm trật tự và an toàn chung của xã hội, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ cho người và tài sản của Nhà nước, tổ chức và của công dân.

Tuy nhiên, vì đây là tội phạm cụ thể xâm phạm tới đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, đời sống văn hoá, trực tiếp xâm hại đến chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực đến đời sống của mọi công dân, đặc biệt là thanh thiếu niên; vì vậy, người viết chỉ đặt vấn đề phân biệt tội này với một số tội phạm cụ thể, có liên quan tới các hành vi truyền bá, lưu hành các hành vi xâm phạm tới đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, đời sống văn hoá cũng như xâm phạm tới an toàn công cộng, trật tự công cộng...

2.3.1. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội môi giới mại dâm (Điều 255 Bộ luật Hình sự)

Đây là các tội cùng được quy định ở chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và có những điểm khác nhau:

- Về khách thể bị xâm phạm: Khách thể của tội môi giới mại dâm là tội xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đến đời sống văn hoá, trật tự trị an xã hội. Còn ở tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực lớn đến đời

GVHD: Nguyễn Thu Hương 37 SVTH: Trần Văn Jet

sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Như vậy khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là nền văn hoá đậm đà bản sắc, truyền thống đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam.

- Về mặt khách quan: Có sự khác nhau ở hành vi khách quan, chủ yếu ở Điều 253 là các hành vi: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến vật phẩm đồi trụy hoặc có hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy, còn ở Điều 255 là các hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt với vai trò là người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.

- Về chủ thể: Giữa Điều 253 và Điều 255 Bộ luật Hình sự hiện hành chủ thể đều không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và không mất năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các khung có tình tiết tăng nặng; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

- Về mặt chủ quan: Đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Ở Điều 255 động cơ của người phạm tội môi giới mại dâm chủ yếu là do tư lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Còn ở Điều 253 mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hoá phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

- Về khung hình phạt: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hình phạt được chia làm ba khung:

Khung 1 : Khung hình phạt cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức, vật phạm pháp có số lượng lớn, đối với người chưa thành niên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

Ở Điều 255 tội môi giới mại dâm thì có bốn khung hình phạt:

Khung 1: Khung hình phạt cơ bản, có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. So với Điều 253 thì ở khung hình phạt cơ bản, thì ở Điều 255 không còn hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ nữa mà chỉ có hình phạt tù.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội

GVHD: Nguyễn Thu Hương 38 SVTH: Trần Văn Jet

nhiều lần; Tái phạm nguy hiểm; Đối với nhiều người; Gây hậu quả nghiêm trọng khác, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, gây hậu quả rất nghiêm trọng người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

Khung 4: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

Về hình phạt bổ sung cả hai tội đều là hình phạt tiền, ở Điều 255 người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng. Còn ở Điều 253 thì mức phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

2.3.2. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 247 Bộ luật hình sự) đoan (Điều 247 Bộ luật hình sự)

Ở hai tội này có những điểm khác nhau:

- Về mặt khách thể bị xâm hại: Khách thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan là

tội phạm này xâm phạm đến trật tự công cộng, nếp sống văn minh xã hội. Khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy còn xâm phạm đến chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam và hệ tư tưởng Xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực đến mọi đời sống công dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.

- Về mặt khách quan: Có sự khác nhau ở hành vi khách quan ở Điều 247 thì hành vi có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như : bói toán, bói đồng và xem tướng số, cầu hồn… Tuy nhiên việc bói toán chỉ mang tính chất nhất thời không vì mục đích vụ lợi thì không cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành khi hành vi hành nghề mê tín, dị đoan đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này mà còn vi phạm. Còn ở Điều 253 người phạm tội thực hiện hành vi truyền bá (phổ biến) cho người khác biết các vật phẩm có tính chất đồi trụy bằng những thủ đoạn như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến hoặc có hành vi khác. So với Điều 247 thì ở tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy mục đích phạm tội rất đa dạng, nhưng mục đích phạm tội không phải là yếu tố cấu thành tội phạm, chỉ cần có hành vi phổ biến thì đã có thề cấu thành tội phạm.

- Về chủ thể: Đều giống nhau là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc các khung có tình tiết tăng nặng; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

- Về mặt chủ quan: Cả hai loại tội phạm đều được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên ở Điều 247 thì người phạm tội vô ý đối với hậu quả. Động cơ và mục đích

GVHD: Nguyễn Thu Hương 39 SVTH: Trần Văn Jet

không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vi này. Còn ở Điều 253 thì mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi là phổ biến.

- Về khung hình phạt: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hình phạt được chia

làm ba khung:

Khung 1 : Khung hình phạt cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức, vật phạm pháp có số lượng lớn, đối với người chưa thành niên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

Ở Điều 247 chỉ có hai khung hình phạt:

Khung 1: Hành nghề mê tín, dị đoan thuộc khung 1. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Khung 2: Hành nghề mê tín, dị đoan gây ra chết người hoặc gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Về hình phạt bổ sung cả hai tội đều là hình phạt tiền với mức phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

So với Điều 253 thì ở Điều 247 mức hình phạt là thấp hơn, vì vậy tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có tính chất nguy hiểm hơn so với tội hành nghề mê tín, dị đoan.

Tóm lại, nghiên cứu về quy định của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, luận văn đã hệ thống và trình bày chi tiết các vấn đề về tội phạm này cũng như làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Về đường lối xử lý tội phạm, luận văn đã trình bày những quy định về các trường hợp phạm tội cụ thể theo từng khoản của Điều luật. Trong đó, các quy định về tình tiết định tội, tình tiết tăng nặng là số lượng vật phạm pháp lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, hay gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tuy có được nêu ra nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

GVHD: Nguyễn Thu Hương 40 SVTH: Trần Văn Jet CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY, MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Nền kinh tế nước nhà phát triển là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Tuy nhiên, đi kèm những mặt tích cực mà nền kinh tế mang lại thì đồng thời cũng mang theo những khó khăn và thách thức đó là tình hinh tội phạm nói chung sẽ gia tăng và diễn biến theo hướng phức tạp hơn. Ở chương ba này người viết sẽ tập trung nêu lên thực tiễn tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hiện nay, đồng thời phân tích những điểm bất hợp lý của pháp luật hình sự cũng như xác định các vướng mắc trong thực tiễn xử lý tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện điều luật này.

3.1. Thực tiễn xét xử và một số bất cập về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 3.1.1. Tình hình xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy 3.1.1. Tình hình xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Để có một cái nhìn toàn diện và hệ thống về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi, ngoài việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự, cụ thể tại Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành, chúng ta cần phải xem xét, phân tích thực tiễn xử lý tội phạm này, nhất là trong những năm gần đây.

Cụ thể theo báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm từ 2010-2012 cho thấy tình hình tội phạm hình sự vẫn còn tăng cao. Năm 2010 trên cả nước Tòa án đã thụ lý 55,221 vụ; 88,508 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 45,200 vụ; 78,305 bị cáo. Năm 2011 Tòa án đã thụ lý 60,925 vụ; 95,231 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 56,320 vụ; 81,651 bị cáo. Đến năm 2012 Tòa án thụ lý 67,369 vụ; 97,517 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 62,179 vụ; 90,691 bị cáo. Cụ thể:

- Trong năm 2010 tổng số 55,221 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó có 124 vụ với 132 bị cáo, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 119 vụ, 122 bị cáo. So với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2010 là 55,221 vụ; 88,508 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm 0.22% tổng số vụ và 0.15% tổng số bị cáo.

- Trong năm 2011 tổng số 60,925 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó có 186 vụ với 203 bị cáo, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 181 vụ, 192 bị cáo. So với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2011 là 60,925 vụ; 95,231 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm 0.31% tổng số vụ và 0.21% tổng số bị cáo.

- Trong năm 2012 tổng số 67,369 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó có 237 vụ với 262 bị cáo, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 231 vụ, 251 bị cáo. So với số lượng

GVHD: Nguyễn Thu Hương 41 SVTH: Trần Văn Jet

vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2012 là 67,925 vụ; 95,231 bị cáo, thì các vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chiếm 0.31% tổng số vụ và 0.21% tổng số bị cáo.22

Như vậy, theo báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2010 đến 2012, Tòa án trong cả nước đã xét xử 547 với 597 bị cáo phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Trong đó, có 458 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm tỉ lệ 76,7%; 80 bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, chiếm 13,4%; 37 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ, chiếm 6,2%; 22 bị cáo bị phạt cảnh cáo, chiếm 3,7%. Không có trường hợp nào được miễn trach nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Qua những con số cụ thể này cho ta thấy rằng số vụ án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy qua các năm luôn tăng, các năm sau luôn cao hơn các năm trước, ví dụ như năm 2010 là 124 vụ với 132 bị cáo, đến năm 2011 tăng lên 186 vụ với 203 bị cáo, đến năm 2012 là 237 vụ với 262 bị cáo.

Bên cạnh những số liệu cả nước thì thống kê tình hình tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ở một số tỉnh, thành cụ thể ũng thể hiện sự phức tạp. Tại Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, thay mặt Tòa án tỉnh, đồng chí Đặng Quang, Chánh án đã trình bày báo cáo tổng kế công tác năm 2010 như sau: Năm 2010, ngành Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý 1.863 vụ án

Một phần của tài liệu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)