Qua số liệu phân tích trong giai đoạn 2011- đến 06 tháng đầu năm 2014 chi nhánh vẫn còn phải sử dụng một lượng lớn nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng Hội sở để cho vay. Qua đó ta thấy rằng tình hình huy động vốn của BIDV Kiên Giang cần phát huy hơn nữa. Ngân hàng cần hạn chế vốn điều chuyển xuống càng thấp càng tốt. Công tác huy động vốn nên được chú trọng quan tâm hơn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thêm dồi dào cho phép ngân hàng chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư bằng một số giải pháp như:
Chính sách về sản phẩm, dịch vụ:
Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm dịch vụ mới để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những định hướng để phát triển là hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các dịch vụ truyền thống hiện có, đồng thời phát triển thêm các sản phẩm tài chính ngân hàng hiện đại. Cụ thể:
- Đa dạng hơn nữa các hình thức huy động như: tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm cho phái đẹp, tiết kiệm nhỏ cho một ước mơ lớn…, thường xuyên cải tiến các hình thức huy động theo hướng có lợi cho khách hàng mà ngân hàng vẫn đạt được hiệu quả trong huy động.
- Tăng lượng dịch vụ, tiện ích đi kèm cùng với những sản phẩm mới để thu hút khách hàng tìm hiểu và tham gia.
- Thiết kế trang web riêng cho chi nhánh, để khách hàng dễ cập nhật thông tin cũng như các sản phẩm, dịch vụ hiện có tại chi nhánh, cũng để chi nhánh qua kênh này có thể quảng bá những đặt trưng nổi bật riêng của mình tại địa bàn, khẳng định qui mô à tính chuyên nghiệp của chi nhánh.
Cần đẩy mạnh hơn nữa các phương thức huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… Mặc dù qua những hình thức này ngân hàng phải trả chi phí cao, song ngân hàng lại có thể có được nguồn vốn có kỳ hạn hoặc dài hạn mang tính ổn định cao. Với kết quả kinh doanh ngày càng đi lên, uy tín ngày càng được khẳng định thì việc phát hành giấy tờ có giá nhằm mục đích huy động vốn là hoàn toàn có thể. Từ đó giúp ngân hàng chủ động được về nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế đặc biệt là vốn trung và dài hạn.
Cần có sự cải tiến về giờ giấc giao dịch phù hợp với công việc và dân cư trên địa bàn, nếu cần có thể sắp xếp nhân viên thay nhau làm việc vào các
ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính để thuận tiện trong việc gửi và rút tiền của người dân. Như vậy hoạt động ngân hàng sẽ gần gũi với đời sống của dân chúng và cơ hội để mở rộng và tăng trưởng nguồn vốn huy động sẽ nhiều hơn.
Chính sách khách hàng
- Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống trên, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng trên cơ sở: Nâng cao chất lượng phục vụ, thường xuyên mở các hoạt động nhằm thăm dò ý kiến khách hàng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp.
- Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi đối với những đơn vị khách hàng có quan hệ thanh toán thường xuyên và phát sinh cao tạo niềm tin và sự an tâm khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Từ đó chấp nhận cạnh tranh để giành thị trường, giữ khách hàng truyền thống khách hàng lớn khi cần thiết.
- Giảm bớt các thủ tục hành chính để giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng. Tìm biện pháp tiếp cận và thu hút nguồn vốn huy động của công ty, các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Xúc tiến việc thiết lập quan hệ tín dụng, quan hệ tiền gửi, thanh toán nội ngoại tệ đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp mới thành lập để thu hút vốn từ khách hàng này.
Chính sách quảng bá sản phẩm
Ngân hàng cần xây dựng bộ phận marketing riêng biệt với trang bị nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên nghiệp. Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Các thông tin đưa ra phải đầy đủ nội dung về hình thức, lãi suất, kỳ hạn tương ứng. Chú trọng đến các hình thức quảng cáo như: Quảng cáo trên tạp chí, Panô, áp phích, Internet,... mà còn cần có sự kết hợp với các chính sách như: Chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm,... Việc tuyên truyền, quảng cáo để mọi tầng lớp dân cư hiểu biết về các thông tin là rất cần thiết. Trên cơ sở hiểu biết công tác huy động và uy tín của ngân hàng thì dân chúng mới có thể nhiệt tình hưởng ứng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu của các ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nỗ lực hơn nữa khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình vươn lên phát triển. Bằng chính nghị lực của mình BIDV Kiên Giang đã không ngừng nỗ lực vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách như biến động thị trường, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn, những thử thách trong quá trình hội nhập, …để đạt được những thành công nhất định. Qua quá trình phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014, có thể đưa ra những kết luận sau:
- Về hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận BIDV Kiên Giang tăng liên tục qua các năm, thu nhập tăng trưởng với mức cao tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của lợi nhuận. Bên cạnh đó chi phí cũng tăng nhanh làm ảnh hưởng không tốt đến mức tăng trưởng của lợi nhuận. Nhìn chung thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua diễn biến ngày càng tốt hơn khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận luôn dương.
- Về vốn huy động: Qua phân tích hoạt động huy động vốn tại chi nhánh, ta thấy nhu cầu về vốn tại địa bàn Kiên Giang là rất lớn. BIDV Kiên Giang không ngừng mở rộng các hình thức huy động vốn và đã được những kết quả đáng khích lệ. Tình hình nguồn vốn có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động của ngân hàng cần được quan tâm. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục, nhưng tính đến thời điểm 06 tháng đầu năm 2014 tình hình biến động của nguồn vốn có xu hướng giảm, lúc này lượng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên lại tăng cao. Vốn huy động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng hội sở, việc này đã làm tăng chi phí cho quá trình hoạt động kinh doanh. Huy động vốn trong dân cư vẫn còn hạn chế. Thị phần trong lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng có xu hướng giảm trong thời gian tới.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý đồng bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới và trong khu vực, phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng vùng trong nước, nhằm đảm bảo tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và ổn định những năm sắp tới. Bên cạnh đó việc ban hành chính sách pháp luật đồng bộ rõ ràng sẽ tạo niềm tin cho dân chúng, đồng thời với những qui định khuyến khích của nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần các tài sản cất giữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào ngân hàng.
Tỉnh Kiên Giang cần có định hướng phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng trong thời gian tới, đặc biệt phải có chính sách cụ thể phát triển những ngành mũi nhọn của địa phương. Đồng thời cử cán bộ hướng dẫn cũng như chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực cụ thể. Nhằm giúp ngân hàng có thể xác định nhu cầu vốn của ngân hàng từ đó ngân hàng mới có thể đưa ra những chính sách huy động vốn hợp lý, tránh rủi ro nguồn vốn cho ngân hàng.
Các cơ quan, các cấp lãnh đạo của tỉnh nên quan tâm, cung cấp những thông tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh một cách nhanh chóng nhằm giúp cho ngân hàng đề ra những biện pháp, chiến lược phát triển đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của mình, cũng như việc đáp ứng tốt các công trình đầu tư của tỉnh.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách mềm dẻo và linh hoạt nhằm mở rộng việc huy động vốn trong nền kinh tế như:
- Ngân hàng nhà nước cần sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực thi thanh toán điện tử. Cần có những tham khảo các nghiệp vụ NHTM, cần quy định cụ thể hơn các quy định về thanh toán trực tuyến. Có như vậy thì các ngân hàng Việt Nam mới có thể tung ra thị trường dịch vụ hiện đại nhất, tiện ích nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích các NHTM đầu tư cho hạ tầng công nghệ, xóa bỏ các quy định cũ gây cản trở chiến lược kế hoạch lâu dài và bổ sung các quy định mới phù hợp hơn.
- Khuyến khích tiết kiệm để tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh. Thông qua điều hành và kiểm soát các ngân hàng thương mại thúc đẩy ngân hàng chú trọng nguồn vốn trung và dài hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc thực thi
luật của các NHTM tránh tình trạng do cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng gây ra tình trạng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất huy động hoặc vi phạm luật các tổ chức tín dụng của các ngân hàng trong quá trình thu hút vốn huy động.
Cần có những giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, hạn chế thay đổi hoặc đưa ra những đợt điều chỉnh lãi suất phải phù hợp và tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thị Cẩm Dung, 2013. Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2007. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại Học Cần Thơ.
4. La Huyền Huyển, 2008. Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Các trang web:
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2013. Lịch sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. <www.bidv.com.vn>. [Ngày truy cập: 25 tháng 08 năm 2014].
- Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên giang. Giới thiệu về Kiên Giang - Định hướng – Chiến lược. <http://www.kiengiang.gov.vn>. [Ngày truy cập: 19 tháng 09 năm 2014].
- Thư viện pháp luật. 2012. Thông tư 09/2012/TT – NHNN quy định việc sử dụng thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. <http://thuvienphapluat.vn>. [Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2014].
- Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt độngcủa tổ chức tín dụng. <http://thuvienphapluat.vn>. [Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2014].
- Nghị định 141/2006/ NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. <http://thuvienphapluat.vn>. [Ngày truy cập: 15 tháng 11 năm 2014].
- Nghị định 11/2011/NĐ –CP về việc sửa đổi một số điều của nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
PHỤ LỤC
Bảng: Tình hình kinh tế Kiên Giang từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2013
CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06 tháng 2014 Tăng trưởng GDP % 12,02 11,81 9,4 9,1% Thu nhập bình quân/ người Triệu đồng/ người 35,89 42,6 44,79 X Kim ngạch xuất
khẩu Triệu USD 623,8 620 663 329,4
Thủy sản % 13,13 8,24 6,05 X
Công nghiệp % 9,00 10,01 10,02 X
Thương mại dịch vụ % 24,5 18,02 16,57 X