Nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Kiên Giang được thể hiện cụ thể qua bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn năm 2011- 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 % 2013/2012 % A.Tiền gửi 1.265.595 1.455.241 1.504.684 189.646 14,98 49.442 3,40 - Theo loại tiền
+ Ngoại tệ 136.046 186.956 189.327 50.910 37,42 2.371 1,27
+ Nội tệ 1.129.549 1.268.285 1.315.357 138.736 12,28 47.072 3,71
- Theo đối tượng
+ TG của dân cư 741.662 771.250 806.698 29.588 3,99 35.448 4,60
+ TG của tổ chức KT 523.933 683.991 697.986 160.058 30,55 13.995 2,05 - Theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 255.852 276.689 330.311 20.837 8,14 53.622 19,38 + Có kỳ hạn 1.009.743 1.178.552 1.174.373 168.809 16,72 (4.179) (0,35) B. Giấy tờ có giá 405 149.759 185.316 149.354 36.877,5 3 35.557 23,74 Tổng vốn huy động 1.266.000 1.605.000 1.690.000 339.000 26,78 85.000 5,30
Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013
Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang 06T/2013 và 06T/2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang 6T/2013, 6T/2014
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 (6T/2014)/(6T/2013) % A.Tiền gửi 1.467.619 1.450.829 (16.790) (1,14) - Theo loại tiền
+ Ngoại tệ 186.498 177.560 (8.938) (4,79)
+ Nội tệ 1.281.121 1.273.269 (7.852) (0,61)
- Theo đối tượng
+ TG của dân cư 874.484 879.554 5.070 0,58
+ TG của tổ chức KT 593.135 571.275 (21.860) (3,69) - Theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 195.699 212.529 16.830 8,60 + Có kỳ hạn 1.271.920 1.238.237 (33.683) (2,65) B. Giấy tờ có giá 73.325 70.680 (2.645) (3,61) Tổng vốn huy động 1.540.944 1.521.509 (19.435) (1,26)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 99.97 90.67 89.03 95.24 95.35 0.03 9.33 10.97 4.76 4.65
Tiền gửi Phát hành giấy tờ có giá
Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013,6T/2014
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Kiên Giang
Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao, ngân hàng phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn làm sao để huy động được nguồn vốn phù hợp với chi phí thấp nhất, tỷ trọng các nguồn vốn phải hợp lý từ đó nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
4.2.1.1 Tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại, ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu những chính sách, sản phẩm huy động mới nhằm thu hút vốn từ nền kinh tế và đạt được những kết quả sau:
Trong tổng vốn huy động được từ nền kinh tế thì vốn tiền gửi luôn chiếm tỷ trong cao nhất. Năm 2011 gần như là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được là từ việc huy động vốn tiền gửi với lượng tiền là 1.265.595 triệu đồng chiếm khoảng 99,97% trong tổng vốn tiền gửi. Năm 2012 tỷ trọng vốn tiền gửi giảm xuống còn 90,67%, tuy nhiên không phải việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng giảm xuống mà là do trong năm này ngân hàng đẩy mạnh phát hành
giấy tờ có giá làm cho tỷ lệ này có sự thay đổi, lượng tiền gửi trong năm này tăng một lượng là 189.646 triệu đồng tăng 14,98% so với năm 2011. Đến năm 2013 vốn tiền gửi của ngân hàng tiếp tục tăng và đạt 1.504.684 triệu đồng, vì tốc độ tăng chậm, chỉ tăng 3,4% đã làm cho tỷ trọng vốn tiền gửi tiếp tục thấp hơn so với năm 2012 và chỉ còn chiếm 89,03% trong tổng vốn huy động. Xét đến thời điểm 06 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng vốn tiền gửi chiếm 95,35% trong tổng vốn huy động, có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên việc tăng tỷ trọng này không phải là do ngân hàng huy động vốn bằng tiền gửi tăng, vì trong năm này lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được thấp hơn, chỉ 1.450.829 triệu đồng thấp hơn cùng kỳ năm trước 16.790 triệu đồng. Việc tăng tỷ trọng tiền gửi trong thời gian này được giải thích bởi việc ngân hàng giảm vốn huy động ở cả hai hình thức tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, và việc tỷ lệ giảm của vốn tiền gửi ít hơn đã làm cho tỷ trọng tiền gửi có sự thay đổi tăng.
4.2.1.2 Phát hành giấy tờ có giá
Đây cũng là một phương pháp đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn của ngân hàng, tăng sự lựa chọn dành cho khách hàng. Vì việc phát hành GTCG của mỗi ngân hàng là có kỳ hạn (ngắn hạn và trung hạn) bên cạnh đó GTCG ngắn hạn và có lãi suất cao hơn tiền gửi nên thay vì gửi tiền gửi tiết kiệm khách hàng có thể mua GTCG của ngân hàng như vậy có thể tăng lợi nhuận cho khách hàng.
Không chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng nguồn vốn huy động được từ GTCG vẫn có vai trò khá quan trọng đến việc mở rộng hoạt động của ngân hàng. Việc huy động bằng phát hành GTCG giúp ngân hàng có một nguồn vốn ổn định, dài hạn để cho vay. Tuy nhiên, mặt hạn chế của việc sử dụng nguồn vốn này là ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn tiền gửi huy động, điều này sẽ làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên dẫn đến việc giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chính vì thế ngân hàng chỉ huy động vốn bằng cách này khi đang cần một số vốn lớn, ổn định và đã xác định được đầu ra của nguồn vốn.
Năm 2011, lượng tiền mà ngân hàng huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá là rất ít, chỉ có 405 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong vốn huy động (0,03%), đến năm 2012 và 2013 chỉ tiêu có chuyển biến tích cực. Cụ thể nnăm 2012 ngân hàng huy động được 149.759triệu đồng, tăng 149.354triệu đồng với tốc độ tăng vượt bật là 368,8 lần so với năm 2011. Năm 2013 lượng tiền này đạt 185.316 triệu đồng, tiếp tục tăng với lượng tăng35.557 triệu đồng tức tăng 23,74%. Trong những năm này để khuyến khích khách hàng chọn
hình thức gửi tiền bằng việc mua GTCG khi mỗi đợt phát hành GTCG ngân hàng thường kèm theo các chương trình khuyến mãi quà tặng, áp dụng các phương thức lãnh lãi và gốc linh hoạt,…nhằm thu hút khách hàng. Nhiều chương trình khuyến mãi được áp dụng linh hoạt khuyến khích người dân mua kỳ phiếu: rút vốn linh hoạt, tái tục kỳ gửi nếu đến hạn nhưng người dân chưa đến nhận thanh toán, chiết khấu, chương trình khuyến mãi mua kỳ phiếu trúng thưởng, …