Tỷ trọng từng phương thức huy động vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 54)

“Đi vay để cho vay” đây là một đặc điểm khác biệt trong kinh doanh của các NHTM so với các loại hình kinh doanh khác. Do đó ngoài việc đầu tư thì vấn đề huy động vốn cũng là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ NHTM nào.

Để hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn của ngân hàng ta có thể xem xét tỷ trọng từng phương thức huy động vốn sau đây:

4.2.2.1 Theo nội ngoại tệ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 89.25 87.15 87.42 87.29 87.76 10.75 12.85 12.58 12.71 12.24 Nội tệ Ngoại tệ

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013,6T/2014

Hình 4.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội ngoại tệ  Vốn huy động bằng nội tệ

Qua bảng số liệu bảng 4.2 và biểu đồ 4.3 ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động (dao động từ 87% đến gần 90%). Năm 2011 vốn huy động bằng nội tệ là 1.129.549 triệu đồng chiếm 89,25% trong

tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2012 tiền gửi bằng nội tệ là 1.268.286 triệu đồng tăng 138.736 triệu đồng, tức tăng 12,28% so với năm 2011. Năm 2013 vốn huy động bằng nội tệ tiếp tục tăng với tốc độ tăng rất chậm (3,71%) tức tăng 47.072 triệu đồng. Đến 06 tháng đầu năm 2014 vốn huy động bằng nội tệ là 1.273.269 trệu đồng giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tỷ lệ giảm này rất nhỏ chỉ 0,61% ứng với số tiền giảm là 7.852 triệu đồng.

Nguyên nhân vốn huy động bằng nội tệ tăng qua các năm là do nền kinh tế của tỉnh có xu hướng phát triển tốt hơn nên đời sống người dân được cải thiện, thu nhập khá hơn, nguồn vốn nhàn rỗi tăng lên; vì thế để có thêm thu nhập người dân đã gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng đã không ngừng đưa ra nhiều loại dịch vụ và sản phẩm hấp dẫn, nhiều loại hình khuyến mãi khuyến khích nhiều người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

Vốn huy động bằng ngoại tệ

Nếu so với nguồn vốn huy động bằng nội tệ thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất thấp, tuy nhiên trong những năm vừa qua nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng có tiến triển tốt khi liên tục tăng qua các năm, có lúc tăng nhanh hơn vốn bằng nội tệ làm cho tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn tăng nhẹ. Trong khi năm 2011 nguồn vốn này là 136.046 triệu đồng chiếm 10,75% trong tổng vốn huy động, thì đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng đáng kể 37,42% với lượng tăng là 50.910 triệu đồng, với lượng tăng này đã làm cho tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn tăng lên thành 12,85%. Năm 2013 vốn huy động bằng ngoại tệ là 189.327 triệu đồng tiếp tục tăng tuy nhiên tỷ lệ tăng không đáng kể 1,27% so với năm 2012. Khoảng thời gian 06 tháng đầu năm 2014,vốn huy động bằng nội tệ là 177.560 triệu đồng thấp hơn cùng kỳ năm trước là 8.938 triệu đồng ứng với tỷ lệ thấp hơn là 4,79%

Vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là từ tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp xuất khẩu và một phần nhỏ từ dân cư. Do kinh tế ngày càng phát triển, trong những năm qua ngành thương mại tỉnh Kiên Giang đã cố gắng phấn đấu để lưu thông hàng hóa trong tỉnh thông suốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó Kiên Giang cũng là một trong những tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước lẫn nước ngoài. Ngoại tệ tăng do du lịch trong tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển, làm tăng lượng khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng còn huy động một lượng đáng kể từ tiền gửi ngoại tệ qua đường chuyển tiền cá nhân và kiều hối đã giúp cho ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay bằng ngoại tệ, qua đó hạn

chế việc đi vay vốn nước ngoài và tăng khả năng kiểm soát của NHNN đối với luồng ngoại tệ trong nước, từ đó giúp cho công tác huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàngcó tiến triển tốt.

4.2.2.2 Theo đối tượng khách hàng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Kiên Giang phân loại nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gồm 2 phần:

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế - Tiền gửi của dân cư

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 58.60 53.00 53.61 59.59 60.62 41.40 47.00 46.39 40.41 39.38

Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013,6T/2014

Hình 4.4: Cơ cấu vốn tiền gửitheo đối tượng khách hàng

Qua hình 4.4 ta thấy tỷ trọng tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế có sự chênh lệch không nhiều qua các năm. Cụ thể như sau:

Tiền gửi dân cư

Đây là một trong những khoản huy động vốn chiếm phần lớn của ngân hàng, và khách hàng ở đây là tầng lớp mọi dân cư có những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng thì có thể đem gửi vào ngân hàng nhằm tìm kiếm một khoản lợi nhuận. Ta thấy qua 3 năm khoảng tiền huy động từ đối tượng khách hàng này tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2011 ngân hàng huy động được 741.662 triệu đồng, chiếm 58,6% tổng vốn tiền gửi. Đến năm 2012 tiền gửi từ dân cư tăng nhẹ so với năm 2011 chỉ 3,99% và đạt 771.250 triệu đồng, tỷ trọng tiền gửi loại này giảm còn 53%. Năm 2013, tốc độ tăng tiền gửi của dân cư tăng nhanh hơn so với năm 2012 và đạt 806.698 triệu đồng, tuy nhiên

tốc độ tăng vẫn còn rất chậm chỉ 4,6%. Qua 06 tháng đầu năm 2014, ngân hàng huy động được 879.554 triệu đồng tăng 5.070 triệu đồng với tỷ lệ tăng không đáng kể là 0,58% so với cùng kỳ năm trước.

Tiền gửi của dân cư tại ngân hàng tăng liên tục cho đến thời điểm 06 tháng đầu năm 2014 là do nền kinh tế của địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập trên đầu người từng bước được nâng cao. Nên người dân đã tận dụng số tiền nhàn rỗi của mình để gửi vào ngân hàng.Ngoài ra, ngân hàng không ngừng nghiên cứu và đề ra các hình thức tiết kiệm hấp dẫn, lãi suất huy động phù hợp, các chương trình khuyến mãi cùng với quà tặng để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là loại tiền không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm mục đích thanh toán chi trả trong kinh doanh, thông thường các tổ chức kinh tế sẽ gửi vào ngân hàng với hình thức là không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn ngắn. Do lãi suất của hình thức huy động này thường thấp hơn các hình thức huy động khác nên nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng rủi ro thanh khoản lại cao. Vì vậy, ngân hàng chỉ có thể sử dụng nguồn vốn này để cho vay ngắn hạn, nhằm thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch lãi suất, bên cạnh đó còn có được nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán.

Qua bảng 4.2 ta thấy lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào BIDV biến động theo chiều hướng tăng liên tục và chiếm tỷ trọng không hề nhỏ qua các năm. Năm 2011 ngân hàng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của các Tổ chứckinh tế với số tiền là 523.933 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41,4% trong tổng số tiền gửi. Đến năm 2012 là 683.991 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 47% tăng 160.058 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 30,55%. Đến năm 2013 số tiền huy động được là 697.986 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,39%, so với năm 2012 tăng không đáng kể chỉ chiếm 2,05% tương ứng tăng 13.995 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho lượng tiền của tổ chức kinh tế tăng là do: Kiên Giang là một tỉnh có thế mạnh về du lịch, thủy sản và công nghiệp vì thế lượng tiền huy động được từ tổ chức kinh tế là khá lớn, bên cạnh đó ngân hàng tăng cường nâng cao chất lượng và cải tiến các dịch vụ thông qua nhiều kênh phân phối, nhiều loại hình sản phẩm đáp ứng kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, có hạn mức thấu chi lớn, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Bên cạnh đó ngân hàng còn áp dụng các mức lãi suất dành cho các khách hàng thân thuộc nhằm giữ chân các khách hàng truyền thống.

Đến 06 tháng đầu năm 2014, số tiền huy động từ các tổ chức kinh tế là 571.275 triệu đồng, chiếm tỷ trọng còn 39,38%, giảm 21.860 triệu đồng tức giảm 3,69% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy có xu hướng giảm nhẹ nhưng đây lại là vấn đề mà cán bộ ngân hàng cần phải quan tâm vì dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy nguyên nhân làm cho tổng vốn tiền gửi của ngân hàng giảm phần lớn là do lượng tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế giảm nhiều hơn so với lượng tiền tăng từ tiền gửi của dân cư.

4.2.2.3 Theo kỳ hạn

Cơ cấu tiền gửi tính theo thời hạn của BIDV Kiên Giang được thể hiện qua hình 4.5 sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 79.78 80.99 78.05 86.67 85.35 20.22 19.01 21.95 13.33 14.65 Có kỳ hạn Không kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013,6T/2014

Hình 4.5: Cơ cấu vốn tiền gửi phân theo thời hạn

Từ biểu đồ ta thấy có sự thay đổi liên tục về tỷ trọng từng loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014. Cụ thể đối với tiền gửi không kỳ hạn tỷ trọng nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng thấp và tăng giảm không nhiều qua các năm, nếu như năm 2011 chiếm tỷ trọng là 20,22 % thì đến năm 2012 tỷ trọng tiền gửi này giảm xuống còn 19%, nguyên nhân là trong năm này tốc độ tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn. Đến năm 2013 cơ cấu vốn tiền gửi của ngân hàng có chuyển biến theo chiều hướng không tốt khi tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng lên thành 21,95% trong tổng vốn tiền gửi và đến 06 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng tiền

gửi không kỳ hạn là 14,65% tiếp tục cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 , nguyên nhân là do lượng tiền gửi trong thời gian này tăng nhưng chủ yếu là tăng do tiền gửi không kỳ hạn, trong khi đó lượng tiền gửi có kỳ hạn trong năm này lại giảm xuống, chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ trọng của từng loại tiền gửi. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình biến động của từng loại tiền gửi ta có thể phân tích cụ thể hơn như sau:

Có kỳ hạn

Đây là loại nguồn vốn mang tính ổn định của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi chủ yếu từ cá nhân và hộ gia đình. Nhìn chung trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014 ngân hàng luôn giữ cho tỷ trọng của lượng tiền gửi có kỳ hạn ở mức khá cao trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên lượng tiền có kỳ hạn của ngân hàng có xu hướng giảm trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 06 tháng đầu năm 2014, điều này kéo theo tỷ trọng của loại tiền này trong tổng nguồn vốn giảm xuống.

Cụ thể năm 2011 lượng tiền gửi có kỳ hạn là 1.009.743 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79,78% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2012 tính ổn định của ngân hàng được nâng cao khi nguồn vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng đạt 1.178.552 triệu đồng tăng 168.809 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng trưởng là 16,72%. Chỉ tiêu này trong năm 2013 lại giảm còn 1.174.373 triệu đồng giảm 4.179 triệu đồng, tuy nhiên tỷ lệ giảm này không đáng kể (giảm 0,35%). Tiếp tục tính đến thời điểm 06 tháng đầu năm 2014 việc tổng vốn tiền gửi thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân phần lớn là do lượng tiền gửi có kỳ hạn lúc này thấp hơn, tại thời điểm này lượng tiền có kỳ hạn chỉ đạt 1.238.237 triệu đồng thấp hơn 33.683 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ thấp hơn là 2,65%. Đây là một điều đáng lưu ý cho ngân hàng trong việc quản lý nguồn vốn tiền gửi trong thời gian tới.

Không kỳ hạn

Lượng tiền gửi không kỳ hạn mà chi nhánh huy động qua các năm chủ yếu là lượng tiền của tổ chức kinh tế, còn lượng tiền không kỳ hạn của cá nhân hay hộ gia đình là rất ít.

Năm 2011 lượng tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhánh đạt 255.852 triệu đồng. Đến năm 2012 lượng tiền này đạt 276.689 triệu đồng, so với năm 2011 tăng 20.837 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,14%. Đến năm 2013 lượng tiền này đạt 330.331 triệu đồng tiếp tục tăng 53.622 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 19.38%. Tiền gửi không kỳ hạn dự báo tiếp tục tăng trong năm 2014 vì tại thời điểm 06 tháng đầu năm 2014 tiền gửi không

năm trước. Do sự phát triển của nền kinh tế tại địa bàn, doanh nghiệp luôn muốn tiếp cận công nghệ hiện đại nên họ đã chuyển từ sử dụng tiền mặt sang dùng tài khoản trong ngân hàng để thanh toán trong các giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ra thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 qui định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của các TCTD, theo đó các khoản giải ngân trên 100 triệu đồng phải chuyển khoản qua ngân hàng. Qua đó góp phần làm tăng thêm lượng tiền không kỳ hạn khi các khách hàng của Ngân hàng nhận tiền hàng thanh toán từ người mua kể từ năm 2012.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 54)