KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒNVỐN CỦA BIDV KIÊN GIANG TỪ NĂM

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 46)

NĂM 2011 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.1.1 Tình hình biến động tổng nguồn vốn

Khác với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hoạt động của ngân hàng có những đặc trưng riêng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Bản chất của hoạt động ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn. Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và và phát triển của một ngân hàng. Mỗi một ngân hàng cần phải có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, cũng như đáp ứng cho việc kinh doanh của chính ngân hàng. Cũng như các NHTM khác, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế tại địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng BIDV Kiên Giang phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu vốn của nền kinh tế tại địa bàn, từ đó chi nhánh có kế hoạch huy động vốn tốt hơn.

Phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy được một cách tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng, từ đó ta có thể đánh giá hoạt động vốn được tốt hơn và có giải pháp phù hợp đối với tình hình chung của ngân hàng.

Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có được là từ nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ ngân hàng Hội sở khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Mỗi loại nguồn vốn đều có chi phí sử dụng, tính thanh khoản và thời gian sử dụng khác nhau và vì vậy nên tùy vào mỗi ngân hàng sẽ có kết cấu nguồn vốn khác nhau.

Đối với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Kiên Giang tình hình quản lý nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Biến động trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013,6T/2014 )

Bảng 4.2: Nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang 06T/2013 và 06T/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013,6T/2014 )

Qua bảng số liệu 4.1 trên ta thấy, tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm (2011 – 2013) cụ thể: năm 2011 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 1.597.650 triệu đồng, đến năm 2012 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 1.950.376 triệu đồng (tăng 22,08%) tăng vượt bật so với năm 2011, tổng nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục tăng và đạt 2.139.849 triệu đồng vào năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng không nhiều so với năm 2012( tăng 9,71%). Tính đến 06 tháng đầu năm 2014 dự báo tổng nguồn vốn trong năm này sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước khi tổng nguồn vốn tại thời điểm này là 2.142.442 triệu đồng tăng 30.162 triệu đồng (tăng 1,34 %)

Để đạt được sự tăng trưởng về nguồn vốn như trên là do công tác huy động vốn của ngân hàng có tiến bộ qua các năm, uy tín của ngân hàng ngày

Chỉ tiêu NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 CHÊNH LỆCH 2012/2011 % CHÊNH LỆCH 2013/2012 % Vốn huy động 1.266.000 1.605.000 1.690.000 339.000 26,78 85.000 5,30 Vốn điều chuyển 331.650 345.376 449.849 13.726 4,14 104.473 30,25 Tổng nguồn vốn 1.597.650 1.950.376 2.139.849 352.726 22,08 189.473 9,71 Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 (6T/2013)/ (6T/2014) % Vốn huy động 1.540.944 1.521.509 (19.435) (1,26) Vốn điều chuyển 570.816 620.913 50.097 8,78 Tổng nguồn vốn 2.112.260 2.142.422 30.162 1,43

không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên cho đến thời điểm phân tích gần nhất cho ta thấy bên cạnh sự tăng trưởng của vốn huy động thì sự tăng trưởng của nguồn vốn điều chuyển góp phần không nhỏ trong việc làm tăng tổng nguồn vốn của ngân hàng.

4.1.2 Tình hình biến động trong cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn để có thể nắm bắt sâu hơn tình hình quản lý nguồn vốn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Kiên Giang, qua hình 4.1 sau đây:

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 0 20 40 60 80 100 120 79.24 82.29 78.98 72.95 71.02 20.76 17.71 21.02 27.02 28.98

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Tỷ trọng %

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014

4.1.2.1 Vốn huy động

Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế. Cũng như các ngân hàng khác, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế tại địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, BIDV chi nhánh Kiên Giang phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu vốn của nền kinh tế để từ đó ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Để làm được điều này, trong những năm qua chi nhánh ngân hàng BIDV Kiên Giang đã không ngừng nỗ lực huy động vốn để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính ổn định và tăng liên tục để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn như hiện nay.

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 vốn huy động là 1.266.000 triệu đồng chiếm 74,29% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đến năm 2012 chỉ số này đạt 1.605.000 triệu đồng tăng 339.000 triệu đồng (tăng 26,78%) chiếm tỷ trọng 82,29% tổng nguồn vốn, trong năm này, mặc dù tình trạng kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn cả nước tập trung thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, điều này lại không ảnh hưởng nhiều đến ngành ngân hàng nơi đây. Với sự nỗ lực của ngành ngân hàng của tỉnh làm cho nguồn vốn hoạt động trong ngân hàng tiếp tục tăng trưởng, huy động vốn của tỉnh tăng, trong đó có sự đóng góp trong tăng trưởng vốn huy động của BIDV Kiên Giang. Chỉ số này tiếp tục tăng vào năm 2013 với tốc độ tăng trưởng là 5,3 % so với năm 2012. Trong năm này chi nhánh huy động được 1.690.000 triệu đồng, tuy nhiên do trong năm này do ngân hàng tập trung xây dựng mới chi nhánh tại đường Trần Phú nên lượng tiền huy động tăng không đủ để vừa cho vay vừa đầu tư cho cơ sở vật chất cho cơ sở mới nên đã phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn, làm cho tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn thấp hơn so với năm trước. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn huy động của chi nhánh là 1.521.509 triệu đồng, giảm 1,26%, giảm nhẹ khi so sánh chỉ tiêu này với 6 tháng cùng kỳ năm trước, bên cạnh đó tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn lại thấp hơn so với 06 tháng đầu năm 2013, chiếm 71,02% trong tổng nguồn vốn.

Qua phân tích cho thấy vốn huy động tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn qua các năm, tuy nhiên đến 06 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này có xu hướng giảm, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng tỷ lệ giảm rất thấp. Để đạt được kết quả trên là do việc ngân hàng đã mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng thưởng, đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, cải tiến liên tục… để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Song một nguyên nhân không thể thiếu là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ trong việc triển khai thực hiện các phương án huy động vốn. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác huy động vốn để một mặt duy trì khách hàng thân thuộc, một mặt tranh thủ tiềm kiếm những khách hàng mới để có thể huy động được nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, cải thiện tình trạng sụt giảm vốn huy động của 06 tháng đầu năm 2014 để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tạo sự tự chủ về vốn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

4.1.2.2 Vốn điều chuyển

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, khi nguồn vốn tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của khách hàng, ngân hàng sẽ được nhận nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.Vốn điều chuyển là nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn của ngân hàng giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn để cấp tín dụng cho khách hàng khi mà nguồn vốn huy động tại chi nhánh còn hạn chế. Tuy nhiên việc sử dụng vốn điều chuyển như thế nào để ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng là tốt nhất thì đòi hỏi ngân hàng phải tính toán kỹ lưỡng vì vốn điều chuyển vẫn phải chịu lãi suất, mà phần lãi suất này đôi khi lại cao hơn lãi suất huy động tại chỗ và vì hạn mức điều chuyển của mỗi chi nhánh nhận được hàng năm sẽ do NHTW quy định, trên cơ sở căn cứ vào khả năng nguồn vốn huy động, tình hình dư nợ và kết quả hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình.

Tình hình điều chuyển nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2011 chi nhánh nhận nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên là 331.650 triệu đồng chiếm 20,76% tổng nguồn vốn. Năm 2012 lượng vốn điều chuyển là 345.376 triệu đồng tăng 13.726 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 4,14% so với năm 2011 và chiếm 17,71% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013 nguồn vốn lại tiếp tục tăng khá cao, tăng 30,25% so với năm 2012 tương ứng với số tiền tăng là 104.473 triệu đồng chiếm tỷ lệ 21,02% trong tổng nguồn vốn. Với những số liệu trên qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 tình hình ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển ngày càng tăng, tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn vẫn còn nhiều. Tính đến thời điểm 06 tháng đầu năm 2014 thì lượng vốn điều chuyển của ngân hàng lại tăng 8,78% so với cùng kỳ năm 2013 tương ứng với số tiền là 50.097 triệu đồng chiếm 28,98% tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.

Một trong những nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn điều chuyển biến động tăng liên tục trong thời gian qua là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều và lượng vốn huy động tại chỗ của chi nhánh tăng không đủ để chi nhánh ngân hàng hoàn thành các chỉ tiêu của mình. Ngân hàng trong thời gian qua luôn thiếu vốn để cho vay, buộc phải đi vay từ ngân hàng Hội sở để đáp ứng nhu cầu hoạt động tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA BIDV KIÊNGIANG QUA 3 NĂM 2011- 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 GIANG QUA 3 NĂM 2011- 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.2.1 Biến động trong nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Kiên Giang được thể hiện cụ thể qua bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn năm 2011- 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 % 2013/2012 % A.Tiền gửi 1.265.595 1.455.241 1.504.684 189.646 14,98 49.442 3,40 - Theo loại tiền

+ Ngoại tệ 136.046 186.956 189.327 50.910 37,42 2.371 1,27

+ Nội tệ 1.129.549 1.268.285 1.315.357 138.736 12,28 47.072 3,71

- Theo đối tượng

+ TG của dân cư 741.662 771.250 806.698 29.588 3,99 35.448 4,60

+ TG của tổ chức KT 523.933 683.991 697.986 160.058 30,55 13.995 2,05 - Theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 255.852 276.689 330.311 20.837 8,14 53.622 19,38 + Có kỳ hạn 1.009.743 1.178.552 1.174.373 168.809 16,72 (4.179) (0,35) B. Giấy tờ có giá 405 149.759 185.316 149.354 36.877,5 3 35.557 23,74 Tổng vốn huy động 1.266.000 1.605.000 1.690.000 339.000 26,78 85.000 5,30

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013

Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kiên Giang 06T/2013 và 06T/2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang 6T/2013, 6T/2014

Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 (6T/2014)/(6T/2013) % A.Tiền gửi 1.467.619 1.450.829 (16.790) (1,14) - Theo loại tiền

+ Ngoại tệ 186.498 177.560 (8.938) (4,79)

+ Nội tệ 1.281.121 1.273.269 (7.852) (0,61)

- Theo đối tượng

+ TG của dân cư 874.484 879.554 5.070 0,58

+ TG của tổ chức KT 593.135 571.275 (21.860) (3,69) - Theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 195.699 212.529 16.830 8,60 + Có kỳ hạn 1.271.920 1.238.237 (33.683) (2,65) B. Giấy tờ có giá 73.325 70.680 (2.645) (3,61) Tổng vốn huy động 1.540.944 1.521.509 (19.435) (1,26)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 99.97 90.67 89.03 95.24 95.35 0.03 9.33 10.97 4.76 4.65

Tiền gửi Phát hành giấy tờ có giá

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013,6T/2014

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Kiên Giang

Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao, ngân hàng phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn làm sao để huy động được nguồn vốn phù hợp với chi phí thấp nhất, tỷ trọng các nguồn vốn phải hợp lý từ đó nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

4.2.1.1 Tiền gửi

Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại, ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu những chính sách, sản phẩm huy động mới nhằm thu hút vốn từ nền kinh tế và đạt được những kết quả sau:

Trong tổng vốn huy động được từ nền kinh tế thì vốn tiền gửi luôn chiếm tỷ trong cao nhất. Năm 2011 gần như là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được là từ việc huy động vốn tiền gửi với lượng tiền là 1.265.595 triệu đồng chiếm khoảng 99,97% trong tổng vốn tiền gửi. Năm 2012 tỷ trọng vốn tiền gửi giảm xuống còn 90,67%, tuy nhiên không phải việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng giảm xuống mà là do trong năm này ngân hàng đẩy mạnh phát hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giấy tờ có giá làm cho tỷ lệ này có sự thay đổi, lượng tiền gửi trong năm này tăng một lượng là 189.646 triệu đồng tăng 14,98% so với năm 2011. Đến năm 2013 vốn tiền gửi của ngân hàng tiếp tục tăng và đạt 1.504.684 triệu đồng, vì tốc độ tăng chậm, chỉ tăng 3,4% đã làm cho tỷ trọng vốn tiền gửi tiếp tục thấp hơn so với năm 2012 và chỉ còn chiếm 89,03% trong tổng vốn huy động. Xét đến thời điểm 06 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng vốn tiền gửi chiếm 95,35% trong tổng vốn huy động, có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên việc tăng tỷ trọng này không phải là do ngân hàng huy động vốn bằng tiền gửi tăng, vì trong năm này lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được thấp hơn, chỉ 1.450.829 triệu đồng thấp hơn cùng kỳ năm trước 16.790 triệu đồng. Việc tăng tỷ trọng tiền gửi trong thời gian này được giải thích bởi việc ngân hàng giảm vốn huy động ở cả hai hình thức tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, và việc tỷ lệ giảm của vốn tiền gửi ít hơn đã làm cho tỷ trọng tiền gửi có sự thay đổi tăng.

4.2.1.2 Phát hành giấy tờ có giá

Đây cũng là một phương pháp đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn của ngân hàng, tăng sự lựa chọn dành cho khách hàng. Vì việc phát hành GTCG của mỗi ngân hàng là có kỳ hạn (ngắn hạn và trung hạn) bên cạnh đó GTCG ngắn hạn và có lãi suất cao hơn tiền gửi nên thay vì gửi tiền gửi tiết kiệm khách hàng có thể mua GTCG của ngân hàng như vậy có thể tăng lợi nhuận cho khách hàng.

Không chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng nguồn vốn huy động được từ GTCG vẫn có vai trò khá quan trọng đến việc mở rộng hoạt động của ngân hàng. Việc huy động bằng phát hành GTCG giúp ngân hàng có

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 46)