TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 06 NĂM 2014
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2011 đến tháng 06/2014
Chỉ tiêu Đơn vịtính 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.597.650 1.950.376 2.139.849 2.112.260 2.142.422 Tổng chi phí Triệu đồng 252.027 333.137 386.589 183.350 311.200 Tổng vốn huy động Triệu đồng 1.266.000 1.605.000 1.690.000 1.540.944 1.521.509 Tổng dư nợ Triệu đồng 1.474.000 2.008.000 1.987.000 1.873.000 2.451.000 Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.235.000 1.741.000 1.997.500 1.940.500 2.219.000 Vốn điều chuyển Triệu đồng 331.650 345.376 449.849 570.816 620.913 Chi phí huy động vốn Triệu đồng 218.069 290.363 347.691 140.450 159.661 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 79,24 82,29 78,98 72,95 71,02 Tổng dư nợ/VHĐ Lần 1,16 1,25 1,18 1,22 1,61 Vốn điều chuyển /Tổng nguồn vốn % 20,76 17,71 21,02 27,02 28,98 Chi phí HĐV/ ∑VHĐ % 17,23 18,09 20,57 9,11 10,49
Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Kiên Giang năm 2011, 2012,2013,6T/2014
Chỉ số này cho ta biết trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ lệ bao nhiêu, thể hiện việc ngân hàng tự chăm lo cho nguồn vốn để hoạt động như thế nào. Vốn huy động thể hiện thế mạnh và uy tín của mỗi ngân hàng. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh không đủ sức cho vay tại chỗ, chi nhánh buộc phải sử dụng vốn điều chuyển, vay từ ngân hàng Hội sở hay các TCTD khác. Bởi mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản và thời hạn hoàn trả khác nhau nên tỷ lệ này càng thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định. Chỉ số này của ngân hàng trong thời gian qua tương đối cao. Cụ thể chỉ số này năm 2011 là 79,24% đến năm 2012 tỉ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn tăng thành 82,29%, đến năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống mức 78,98%. Tính đến 06 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này là thấp nhất, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Từ phân tích trên ta thấy chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn biến động tăng giảm qua các năm, nhưng chỉ tiêu này được ngân hàng quản lý rất tốt, chỉ tiêu này qua các năm luôn cao hơn 70% so với tổng nguồn vốn. Tuy chi nhánh hiện vẫn còn phụ thuộc từ vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên nhưng phần lớn là ngân hàng tự chăm lo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của chính mình. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể cạnh tranh với các TCTD trên cùng địa bàn thì BIDV chi nhánh Kiên Giang cần tìm ra các biện pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa để có thể hoàn toàn tự chủ hơn về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
4.4.2 Tổng dư nợ/Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn huy động được thì ngân hàng sẽ sử dụng bao nhiêu đồng trong số đó để đi cho vay. Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động của chi nhánh. Ngoài ra chỉ tiêu này cũng cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt cho chính chi nhánh, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, điều này ảnh hưởng rất nhiều về mặt tài chính, vì phải trả lãi huy động cho khách hàng mà không có được thu nhập từ lãi cho vay để bù đắp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá lớn, chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của ngân hàng.
Nhìn chung trong 3 năm qua tình hình sử dụng vốn huy động của BIDV chi nhánh Kiên Giang chỉ ở mức tương đối. Năm 2011 dư nợ trên vốn huy
động là 1,16 lần, chỉ số này nói lên bình quân cứ 1,16 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia vào. Bước sang năm 2012 dư nợ trên vốn huy động tăng lên chứng tỏ lượng vốn huy động tham gia vào một đồng dư nợ giảm so với năm 2011 thể hiện qua việc chỉ tiêu này trong năm 2012 là 1,25 lần. Nguyên nhân là do dư nợ trong năm này tăng cao hơn sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, ngân hàng huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đến năm 2013, mức dư nợ trên vốn huy động giảm còn 1,18 lần, nghĩa là cứ 1,18 đồng dư nợ thì sẽ có một đồng vốn tham gia vào. Vào thời điểm 06 tháng đầu năm 2014, chỉ số này khá cao so với 3 năm qua và đạt 1,61 lần, tức chỉ một đồng vốn huy động mà ngân hàng phải cho vay đến 1,61 đồng cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng lúc này giảm sút, nguyên nhân là do lượng vốn huy động trong năm này giảm nhưng nhu cầu về vốn của ngân hàng trong năm này tăng so với cùng kỳ năm 2013.
Tóm lại, chỉ tiêu này qua các năm có sự biến động tăng giảm không điều và luôn giữ ở mức cao hơn 1, điều này cho thấy chi nhánh ngân hàng đã thực hiện tốt công tác sử dụng vốn để cho vay, nhưng ngược lại về công tác huy động vốn thì chưa được tốt.
4.4.3 Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn
Phân tích chỉ tiêu này để xem xét mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào Ngân hàng hội sở.Tỷ lệ vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn càng thấp chứng tỏ chi nhánh có khả năng tự chủ trong vấn đề huy động vốn cao. Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoảng từ 17% đến 21% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, chứng tỏ chi nhánh còn phụ thuộc khoảng từ 17% đến 21% vốn vào ngân hàng Hội sở. Trong đó năm 2013 mức độ phụ thuộc là cao nhất (21,02%). Đến 06 tháng đầu năm 2014 mức độ phụ thuộc vào hội sở rất cao (28,98%), cao hơn 06 tháng cùng kỳ năm trước, đây là điều ngân hàng cần phải xem xét vì khả năng trong năm nay chi nhánh sẽ sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn năm 2013 nếu không có những nỗ lực đáng kể.
Là một chi nhánh nên sự hỗ trợ từ ngân hàng Hội sở là không thể thiếu. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn chi nhánh cần tìm cách tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động tại địa bàn, như vậy sẽ tạo lợi thế cho chi nhánh, giúp chi nhánh chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng.
4.4.4 Tổng chi phí huy động/Tổng vốn huy động
Chi phí huy động phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Tất cả các ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì ngoài việc phải tối đa hóa doanh thu cho ngân hàng thì việc tối thiểu hóa cho chi phí cũng cần được chú trọng, vì thế ngân hàng luôn muốn tìm kiếm những nguồn vốn giá rẻ nhất có thời hạn an toàn nhất để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2011 để có 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng phải bỏ ra chi phí là 0,17 đồng. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được có chi phí ngày càng cao qua 2 năm 2012 và năm 2013. Cụ thể năm 2012 để có một đồng vốn ngân hàng phải trả 0,18 đồng chi phí để sử dụng vốn, đến năm 2013 ngân hàng phải bỏ ra 0.21 đồng để có được một đồng vốn.
Chi phí sử dụng vốn ngày càng tăng điều này cho thấy mức độ cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút vốn huy động của các ngân hàng tại địa bàn, vì vậy ngân hàng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ mới, và nhiều chính sách khuyến mãi hơn nữa để thu hút vốn huy động về cho ngân hàng mình.
4.5 THỊ PHẦN VỐN HUY ĐỘNG CỦA BIDV KIÊN GIANG TRÊN ĐỊABÀN TỈNH BÀN TỈNH
Phân tích tỷ trọng nguồn vốn huy động của BIDV Kiên Giang trong tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, để cho thấy thị phần của ngân hàng cũng như uy tín và khả năng thu hút vốn của ngân hàng tại địa bàn
Bảng 4.7: Tình hình vốn huy động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 % Năm 2012 % Năm 2013 % 06T/2014 %
Vốn huy động của
BIDV Kiên Giang 1.266.000 8,31 1.605.000 8,73 1.690.000 8,12 1.521.509 6,87 Vốn huy động của các TCTD khác tại địa bàn 13.971.811 91,69 16.770.276 91,27 19.120.000 91,88 20.618.491 93,13 Tổng vốn huy động trên địa bàn 15.237.811 100,00 18.375.276 100,00 20.810.000 100,00 22.140.000 100 Nguồn:Theo tổng hợp
Qua số liệu bảng 4.4 ta thấy tổng vốn huy động tại địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 liên tục tăng. Trong đó có sự đóng góp nguồn vốn huy động của BIDV Kiên Giang, vì vốn huy động của
BIDV tại địa bàn cũng tăng liên tục. Chính điều này đã làm cho tỷ trọng nguồn vốn huy động của BIDV Kiên Giang không có sự thay đổi nhiều qua các năm, chỉ dao động trong khoảng từ 8,12% đến 8,31%. Được đánh giá là địa bàn có nhiều tiềm năng nên tỉnh Kiên Giang tập trung khá đông các NHTM, Tổ chức tín dụng, vì vậy đã làm cho lượng vốn mà BIDV Kiên Giang huy động được chiếm thị phần tương đối thấp so với tổng nguồn vốn huy động tại địa bàn. Đến 06 tháng đầu năm 2014 tỷ trọng vốn huy động của ngân hàng giảm xuống còn 6,87%, do đến thời điểm này ngân hàng chỉ huy động được 1.521.509 triệu đồng giảm so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó tổng vốn huy động tại địa bàn tăng và đạt tới 22.140.000 triệu đồng làm cho tỷ lệ đóng góp vốn huy động của ngân hàng trong tổng nguồn vốn huy động tại địa bàn cũng như thị phần của BIDV Kiên Giang giảm. Qua phân tích ta thấy ngân hàng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tìm lại và nâng cao thị phần của mình tại địa bàn tỉnh.
4.6 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUYĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
4.6.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của BIDVchi nhánh Kiên Giang chi nhánh Kiên Giang
4.6.1.1 Nhân tố khách quan
Tình hình kinh tế tỉnh Kiên Giang
Trong hoạt động kinh doanh của mình hoạt động của các NHTM phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Cũng như các NHTM khác hiệu quả hoạt động của BIDV Kiên Giang cũng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển kinh tế tại địa bàn.
Kiên Giang được xem là thành phố biển duy nhất ở ĐBSCL, có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi to lớn về thủy sản và là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long với các điểm du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách như Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc… Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như: Phú Quốc, vùng Hà Tiên – Kiên Lương, Thành phố Rạch Giá và vùng lân cận.
Nền kinh tế Kiên Giang trong những năm qua là một nhân tố tác động tích cực đối với hoạt động huy động vốn của BIDV Kiên Giang. Kinh tế Kiên Giang luôn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP từ 9% đến 12%, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, đây là điều kiện tốt cho
việc tăng nguồn vốn của ngân hàng, bởi nền kinh tế tại địa phương có phát triển tốt, giá trị đồng tiền được ổn định, thì đời sống người dân được nâng cao thu nhập đầu người tăng, lượng tiền nhàn rỗi cũng tăng, nhu cầu tiết kiệm càng cao, theo đó lượng vốn mà các ngân hàng huy động được cũng tăng.
Môi trường pháp lý
Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của NHTW; đó là Luật các TCTD, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức. Trong sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn.
Khi thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động của các TCTD đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Bên cạnh đó, cùng với việc ban hành nghị định 141 ngày 22/11/2006 của chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp định của các ngân hàng, từ ngày 31/12/2010 các ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu đối với các NHTM lên 3000 tỷ đồng đã tạo ra những khó khăn nhất định cho các NHTM. Điều đó buộc các NHTM phải chạy đua lãi suất để tăng cường huy động vốn đã tạo ra cuộc cạnh tranh lãi suất gay gắt trên thị trường.
Môi trường văn hóa
Môi trường văn hoá là yếu tố quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư . Và những tập quán tiêu dùng này sẽ ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng. Hơn nữa, mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích luỹ ảnh hưởng đến quyết định của những thành viên trong xã hội về phương thức tiêu dùng và tiết kiệm, giữ tiền ở nhà, gửi tiền ở ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản… Đặc biệt người dân ở ĐBSCL nói chung cũng như tỉnh Kiên Giang đa số người dân ở đây là nông dân, có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ vàng trong nhà, bên cạnh đó hoạt động hụi (họ) lại rất phổ biến đối với người dân nơi đây hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Điều này dẫn đến một khối lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư còn khá nhiều, làm lãng phí tiềm lực kinh tế của xã hội. Quan trọng là quan niệm này làm cho ngân hàng chưa thể khai thác hết tiềm năng của các nguồn tiền nhàn rỗi mà dân cư đang nắm giữ.
Đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh trên thế giới khách hàng là yếu tố quan trọng bậc nhất. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, BIDV đã thành lập trung tâm chăm sóc khách hàng (BIDV Contact Center). Với sứ mệnh là cầu nối thân thiện và tận tâm, và phương châm “Tận tâm chia sẻ - Tích lũy niềm tin” thông qua các kênh như: webside, điện thoại, thư điện tử, Trung tâm chăm sóc khách hàng BIDV luôn ghi nhận, lắng nghe và giải đáp mọi thông tin phản ánh, ý kiến đóng góp của khách hàng trong quá trình tham khảo và sử dụng sản phẩm dịch vụ. BIDV đã nỗ lực không ngừng để trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng, chính điều này đã ảnh hưởng tích cực đối với việc huy động vốn của hệ thống BIDV nói chung và BIDV Kiên Giang nói riêng.
Cạnh tranh trên thị trường tài chính
Trong nền kinh tế thị trường vấn đề cạnh tranh luôn gay gắt. Hoạt động kinh doanh ngân hàng tại địa bàn ngày càng có sự tham gia của nhiều hình thức tín dụng mới bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng và phi ngân hàng. Do đó, cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Điều này làm ảnh