chi nhánh Kiên Giang
4.6.1.1 Nhân tố khách quan
Tình hình kinh tế tỉnh Kiên Giang
Trong hoạt động kinh doanh của mình hoạt động của các NHTM phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Cũng như các NHTM khác hiệu quả hoạt động của BIDV Kiên Giang cũng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển kinh tế tại địa bàn.
Kiên Giang được xem là thành phố biển duy nhất ở ĐBSCL, có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi to lớn về thủy sản và là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long với các điểm du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách như Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh, đảo Phú Quốc… Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như: Phú Quốc, vùng Hà Tiên – Kiên Lương, Thành phố Rạch Giá và vùng lân cận.
Nền kinh tế Kiên Giang trong những năm qua là một nhân tố tác động tích cực đối với hoạt động huy động vốn của BIDV Kiên Giang. Kinh tế Kiên Giang luôn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP từ 9% đến 12%, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, đây là điều kiện tốt cho
việc tăng nguồn vốn của ngân hàng, bởi nền kinh tế tại địa phương có phát triển tốt, giá trị đồng tiền được ổn định, thì đời sống người dân được nâng cao thu nhập đầu người tăng, lượng tiền nhàn rỗi cũng tăng, nhu cầu tiết kiệm càng cao, theo đó lượng vốn mà các ngân hàng huy động được cũng tăng.
Môi trường pháp lý
Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của NHTW; đó là Luật các TCTD, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức. Trong sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn.
Khi thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động của các TCTD đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Bên cạnh đó, cùng với việc ban hành nghị định 141 ngày 22/11/2006 của chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp định của các ngân hàng, từ ngày 31/12/2010 các ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu đối với các NHTM lên 3000 tỷ đồng đã tạo ra những khó khăn nhất định cho các NHTM. Điều đó buộc các NHTM phải chạy đua lãi suất để tăng cường huy động vốn đã tạo ra cuộc cạnh tranh lãi suất gay gắt trên thị trường.
Môi trường văn hóa
Môi trường văn hoá là yếu tố quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư . Và những tập quán tiêu dùng này sẽ ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng. Hơn nữa, mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích luỹ ảnh hưởng đến quyết định của những thành viên trong xã hội về phương thức tiêu dùng và tiết kiệm, giữ tiền ở nhà, gửi tiền ở ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản… Đặc biệt người dân ở ĐBSCL nói chung cũng như tỉnh Kiên Giang đa số người dân ở đây là nông dân, có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ vàng trong nhà, bên cạnh đó hoạt động hụi (họ) lại rất phổ biến đối với người dân nơi đây hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Điều này dẫn đến một khối lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư còn khá nhiều, làm lãng phí tiềm lực kinh tế của xã hội. Quan trọng là quan niệm này làm cho ngân hàng chưa thể khai thác hết tiềm năng của các nguồn tiền nhàn rỗi mà dân cư đang nắm giữ.
Đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh trên thế giới khách hàng là yếu tố quan trọng bậc nhất. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, BIDV đã thành lập trung tâm chăm sóc khách hàng (BIDV Contact Center). Với sứ mệnh là cầu nối thân thiện và tận tâm, và phương châm “Tận tâm chia sẻ - Tích lũy niềm tin” thông qua các kênh như: webside, điện thoại, thư điện tử, Trung tâm chăm sóc khách hàng BIDV luôn ghi nhận, lắng nghe và giải đáp mọi thông tin phản ánh, ý kiến đóng góp của khách hàng trong quá trình tham khảo và sử dụng sản phẩm dịch vụ. BIDV đã nỗ lực không ngừng để trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng, chính điều này đã ảnh hưởng tích cực đối với việc huy động vốn của hệ thống BIDV nói chung và BIDV Kiên Giang nói riêng.
Cạnh tranh trên thị trường tài chính
Trong nền kinh tế thị trường vấn đề cạnh tranh luôn gay gắt. Hoạt động kinh doanh ngân hàng tại địa bàn ngày càng có sự tham gia của nhiều hình thức tín dụng mới bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng và phi ngân hàng. Do đó, cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần vốn huy động của BIDV tại địa bàn, bởi càng có nhiều đối thủ cạnh tranh thị phần của ngân hàng có nguy cơ sẽ bị chia nhỏ. Do vậy, ngân hàng cần phải nghiên cứu để đưa ra những chính sách khác mới, tạo đặc điểm nổi bật riêng nhằm tăng sức cạnh tranh tạo uy tín và thế mạnh của mình trên thị trường tài chính.
4.6.1.2 Nhân tố chủ quan
Uy tín ngân hàng
Đặc tính tâm lý của người dân ở mỗi vùng là khác nhau, Khách hàng khi gửi tiền vào NHTM thường mang tâm lý lo sợ trước sự biến động thường xuyên của nền kinh tế. Do đó trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngân hàng nào để gửi tiền thì họ luôn cân nhắc và lựa chọn ngân hàng nào được xem là an toàn nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với người gửi tiền.
Để đánh giá uy tín của một NHTM qua các tiêu thức cơ bản như: Sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ, ... Là một trong những ngân hàng được thành lập sớm nhất và là một trong những NHTM Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, BIDV Việt Nam được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của thủ tướng chính phủ, có vai trò chủ đạo trong việc đầu tư và phát triển.
Với quy mô hoạt động và bề dày lịch sử hơn 57 năm hoạt động, ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam đã tạo dựng một thương hiệu lớn và vững chắc, không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động cũng như uy tín của mình đối với khách hàng trên cả nước.
Chính sách lãi suất
Quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các tổ chức tín dụng nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng đã tác động không nhỏ đến nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Việc huy động vốn của ngân hàng có tăng trưởng hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Đây là một chính sách quan trọng của NHTM, nó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Để thấy được sự cạnh trạnh về lãi suất của các ngân hàng ta có thể so sánh biểu lãi suất của BIDV Kiên Giang với ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và ngân hàng TMCP công thương (Vietinbank) tại địa bàn gần đây như sau:
Bảng 4.8 : So sánh lãi suất của BIDV Kiên Giang với Vietinbank và Vietcombank tại Kiên Giang tháng 11 năm 2014
Đơn vị tính: %
Kỳ hạn Vietinbank BIDV Vietcombank VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD
Không kỳ hạn 1,00 0,10 0,80 0,20 0,80 0,1 1 tuần 1,00 x x x 1,00 x 2 tuần 1,00 x x x 1,00 x 3 tuần 1,00 x x x 4,30 x 1 tháng 4,50 0,75 4,30 0,75 4,50 0,75 2 tháng 4,50 0,75 4,50 0,75 5,00 0,75 3 tháng 5,00 0,75 5,00 0,75 5,00 0,75 6 tháng 5,50 0,75 5,30 0,75 5,50 0,75 9 tháng 5,80 0,75 5,40 0,75 5,50 0,75 12 tháng x 0,75 7,00 0,75 6,20 0,75 24 tháng x 0,75 6,30 0,75 6,30 0,75 36 tháng x 0,75 6,30 0,75 6,30 0,75 (Nguồn: Theo tổng hợp, 2014)
Nhìn vào biểu lãi suất trên ta thấy hầu như trong 3 ngân hàng thì BIDV Kiên Giang là ngân hàng có lãi suất huy động thấp hơn 2 ngân hàng còn lại khi so sánh lãi suất giữa các ngân hàng tại cùng một kỳ hạn. Cụ thể lãi suất huy động không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng bằng VNĐ của BIDV Kiên Giang lần lượt là 0,80%, 4,3%, 5,00%, 5,30%, 5,40% trong khi đó Vietinbank lãi áp dụng mức lãi suất là 1,00%, 4,5%, 5,00%, 5,50%, 5,8% lần lượt cho các kỳ hạn trên, của Vietcombank là 0,80%, 4,30%, 4,50%, 5,50%, 5,50% . Duy chỉ có lãi suất kỳ hạn 12 tháng của BIDV Kiên Giang là cao hơn hết, và đạt mức 7,00% cao hơn cả các kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng, cho thấy BIDV chú trọng nguồn vốn huy động bằng kỳ hạn này nhiều hơn. Qua so sánh cho thấy BIDV Kiên Giang trong thời gian này chưa thật sự quyết liệt trong vấn cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn vốn huy động, vậy nên chi nhánh cần phải xem xét lại về vấn đề tăng mức lãi suất sao cho phù hợp với mặt bằng lãi suất chung tại địa bàn vừa phù hợp với khung lãi suất và quy định của Hội sở. Tuy nhiên, chênh lệch lãi suất huy động cả bằng VND và USD giữa các ngân hàng là rất ít, trong điều kiện hiện nay khi mức trần lãi suất huy động được NHNN quy định chung cho toàn hệ thống NHTM đã phần nào làm giảm áp lực cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng tại địa bàn. BIDV cạnh tranh lãi suất với các hiện nay chỉ dựa sự vào đa dạng hoá trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết, Sự đa dạng hoá lãi suất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra.
Chính sách sản phẩm
Một NHTM có sự đa dạng trong nghiệp vụ huy động vốn trong nền kinh tế, thoả mãn được nhu cầu của người gửi tiền; một sản phẩm phù hợp sẽ làm họ quan tâm và thúc giục họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm kiếm các hình thức đầu tư khác. Để đa dạng hóa các sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng là rất khó vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tài chính, vào chính sách kinh doanh, môi trường hoạt động, luật các TCTD, các chính sách quản lý của ngân hàng Nhà nước….Tuy nhiên, BIDV đã cho ra đời nhiều sản phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại với sự phong phú về kỳ hạn, mức lãi suất và chủng loại. Qua đó từng bước đã thu hút được nhiều khác hàng hưởng ứng.
Yếu tố công nghệ và mạng lưới giao dịch
Cũng như các chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng BIDV, BIDV Kiên Giang được trang bị đồng bộ và tương đối đầy đủ những trang thiết bị hiện đại. Điều này giúp cho việc phục vụ khách hàng được tốt hơn. BIDV Kiên Giang luôn cố gắng bắt kịp sự tiến bộ công nghệ kỹ thuật của ngân hàng,
hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để cho ra đời các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử gắn liền với công nghệ thông tin như: BIDV Business Online, BIDV cho khách hàng doanh nghiệp, BIDV Homebanking, chương trình quản lý dòng tiền.