Ận thuyết vn ăng lực tính dục ibido

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 75)

n khoa học và ti lý luậ

2.2.3.3. ận thuyết vn ăng lực tính dục ibido

Bắt ñầu từ tác phẩm Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục xuất bản vào năm 1905, Freud ñề cập rất nhiều về năng lực tính dục libido trong hầu hết các công trình nghiên cứu của mình. Trước khi ñi sâu vềlibido chúng ta cần phân biệt tính dục (sexual) với

sinh dục (genital). Từlibido mang nghĩa của tính dục có ngoại diện lớn hơn nhiều so với sinh dục; nó bao gồm nhiều hoạt ñộng không liên quan gì ñối với cơ quan sinh dục, mặc dù sinh dục là nguồn gốc, là cơ sở cho sự tồn tại con người.

Theo Freud, ñời sống tính dục bắt ñầu từ lúc con người mới sinh ra. Khi lớn lên

cái ấy và sau này là cái tôi của trẻ sẽ nhấn chìm toàn bộ cảm quan ñó vào trong thức, nhưng nó không chết, cũng không mất ñi, nó vẫn sống và chờ cơ hội trỗi dậy. Ở

mọi nơi, mọi lúc, khi làm việc cũng như khi nghỉ ngơi, khi thức cũng như khi ngủ...

tính dụcñều xâm nhập vào trong ñời sống của mỗi con người. Hơn nữa, theo ông, sự ñam mê tính dục giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong ñời sống tâm lý, là cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần con người. Freud giải thích rất rõ vềlibido:“Xin phép các bạn cho tôi nói ñến khái niệm về sựkhát dục (libido). Sự khát dục giống như sựñói ăn nói chung. Người ta ñói tức là bản năng tiêu thụñồ ăn cần ñược thỏa mãn, cũng như

người ta khát dục khi bản năng nhục dục cần ñược thỏa mãn” [36, tr.346].

Cũng từ tác phẩm “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục, Freud ñã khẳng

ñịnh libido hiện hữu như là một xung năng trong tâm trí và là một nhu cầu của con người. Ông viết: “Để giải thích những nhu cầu tính dục của người và súc vật, trong sinh học người ta dùng giả thiết có một xung năng tính dục; cũng như ñể

cắt nghĩa cái ñói, người ta cho rằng có một xung năng dinh dưỡng. Tuy nhiên ngôn ngữ dân gian không có từ ngữ về nhu cầu tính dục tương ứng với từ ñói; ngôn ngữ khoa học dùng từdục năng” [43, tr.29].

4

Libido:thuật ngữ này thường ñược giữ nguyên không dịch, trong bản dịch Phân tâm học nhập

môn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002 ñược Nguyễn Xuân Hiến dịch là khát dục. Có một số

Như vậy theo Freud, libido giống như sựñói ăn nói chung, con người ñói tức là nhu cầu tiêu thụ thức ăn cần ñược thoả mãn, cũng vậy con người khát dục khi có nhu cầu nhục dục cần ñược thoả mãn. Xung lực libido chính là sự tạo ra khoái lạc nhục dục do nhu cầu tình dục muốn ñược thoả mãn. Nó là năng lượng nguyên thuỷ, liên hệ trực tiếp với xung năng tình dục nói chung và tạo nên nguồn năng lượng vốn có ngay từ khi mới sinh ra và tồn tại cho ñến ñến tuổi già. Freud viết: “Chúng tôi dừng lại ở khái niệm dục năng (libido), nó tạo thành từ một lực có lượng thay ñổi cho phép chúng tôi ño ñược các quá trình và các biến ñổi trong lĩnh vực kích ñộng tình dục. Chúng tôi phân biệt dục năng với năng lượng phải giảñịnh nó là cơ sở mọi quá trình tâm trí nói chung; sự phân biệt này tương ứng với các nguồn gốc riêng biệt của dục năng” [43, tr.81].

Thúc ñẩy gây ra các cảm xúc khoái lạc ñòi ñược thỏa mãn của con người và thúc ñẩy tạo ra hành vi ứng xử của con người ñều từ bản năng tính dục libido.

David Stafford-Clark nhấn mạnh thêm luận ñiểm này của Freud: “Nhu cầu dồn nén và nguồn năng lượng xúc cảm nằm bên dưới những vận ñộng và những ứng xử có ý thứcvô thức mà Freud gọi năng lượng ấy là libido” [18, tr.121]. David Stafford-Clark còn mở rộng thêm bản chất sâu xa của bản năng tính dục libdo: “Đây là một số năng lượng gần như cốñịnh, có ở tất cả các cá nhân, có liên hệ chủ

yếu và căn bản với bản năng tính dục của họ, tạo nên một phần trang bị vốn có từ

khi họ ñẻ ra và tồn tại từ ñầu ñến cuối cuộc ñời, cho ñến cuối tuổi già, dưới một hình thức nào ñó. Libido chỉ có thể ñược cố ñịnh ở những trình ñộ khác nhau như

chúng ta ñã thấy” [18, tr.147].

Trong mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người của Freud, năng lực tính dục libido ñược ghép chung với cái ấy và nằm trong vô thức. Theo Freud, tất cả

những xúc cảm của cái ấyñều là hình thức thể hiện của libido. Thuyết năng lực tính dục libido ñược gọi là “cái lõi” của học thuyết Freud. Mọi sáng tạo văn hóa của con người như nghệ thuật, luật pháp, tôn giáo… ñều ñược coi là bắt nguồn từ sự phát triển của libido. Ởñứa trẻ, bản năng tính dục bộc lộ qua những hành ñộng như mút tay, bú sữa chai và bài tiết. Những năm sau ñó năng lực tính dục ñược truyền cho

72

người khác qua hôn nhân hay ñược thể hiện qua hoạt ñộng sáng tạo nghệ thuật, văn chương hoặc âm nhạc. Theo Freud, libido là nguồn gốc của mọi công trình sáng tạo vĩñại nhất.

Khái niệm libidoñược Freud ñưa ra có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong học thuyết của ông. Luận thuyết về libido là một công trình nghiên cứu mang ý nghĩa khoa học rất sâu sắc. Học thuyết Freud hay học thuyết Phân tâm là một khoa học về các hoạt ñộng tinh thần, nó nghiên cứu sinh lý là ñể tìm ra ý nghĩa tinh thần trong nhân cách con người. Do ñó, khái niệm libido trong học thuyết của Freud có ý nghĩa hoàn toàn khác với với libidoở những bộ môn sinh lý khác. Ông nghiên cứu

libido là ñể hoàn thiện nhân cách con người. Freud ñã nâng bản năng tính dục và thèm khát nhục dục lên thành yếu tố ñầu tiên và mạnh mẽ nhất trong việc tạo thành

nhân cách con người.

Luận thuyết về libido mang lại cơ sở lý thuyết giả thích các bệnh nhiễu tâm, giải thích hiện tượng dồn nén ñòi hỏi cần phải có sự bứt phá; chính sự bứt phá ñó ñã

ñưa con người về với thực tại. Cũng theo Freud, libido là nguồn năng lực cảm xúc mạnh mẽ nằm bên dưới những vận ñộng, những tình huống ứng xử có ý thức lẫn thức. Ông khẳng ñịnh cái tôi trong vô thức có mối quan hệ hữu cơ với libido: “Cái tôi càng khỏe bao nhiêu càng dễ chế ngựkhát dục bấy nhiêu. Mỗi khi cái tôi bị yếu

ñi, bất cứ vì lẽ gì, thì lập tức khát dục mạnh lên theo và mở ñường cho bệnh thần kinh phát triển” [36, tr.433].

Vào cuối ñời, trong tác phẩm “Nền văn minh và sự bất ổn của nó” (1929),

Freud ñã nghiên cứu mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội và nguồn gốc văn minh của nhân loại. Freud thừa nhận rằng, tất cả các bản năng có ý nghĩa căn bản trong sự

quyết ñịnh tiến trình ñời sống cá nhân mỗi con người, trong ñó bản năng quan trọng nhất là libido - loại bản năng hoang sơ nhất. Theo ông, tất cả cuộc ñời con người phụ thuộc vào sự phát triển và tái sinh năng lực tính dục libido,ñó là bản năng sống

bản năng chết (sẽñược trình bày ở mục tiếp sau). Ta có thể so sánh libido tàng trữ tiềm ẩn trong bộ máy tinh thần của con người tựa như dầu thô từ trong lòng ñất, con người có thể khai thác, chế biến, tinh lọc ñể cho ra ñời nhiều loại sản phẩm

phục vụ cho nhu cầu con người. Nhu cầu con người luôn hướng ñến nguyên tắc khoái lạc ñể rồi có thể ñược thoả mãn ước nguyện của mình trong ý thức. So với giai ñoạn ñầu, ở giai ñoạn thứ ba trong cuộc ñời khoa học của mình Freud ñã nâng kết cấu tâm lý con người lên một tầm cao mới, ông ñã ñưa ra luận ñiểm nổi tiếng: “Toàn bộ hoạt ñộng của con người ñều chịu sự chi phối của bản năng dục vọng của

vô thức” [33, tr.21]. Bản năng dục vọng ấy, chính là libido.

Như vậy, nguồn gốc văn minh nhân loại là nguồn gốc của những bản năng dục vọng là libido trong con người. Ngoài ra, nó còn chịu sự tác ñộng của thế giới bên ngoài và những hưng phấn bên trong cơ thể con người. Ông viết: “Cái gọi là nguồn gốc của dục vọng nên lý giải là quá trình thể xác trong khí quan hoặc bộ

phận nào ñó trên thân người. Sự hưng phấn trong quá trình này, trong sinh hoạt tinh thần ñược biểu hiện bằng hình thức dục vọng” [33, tr.22].

Như vậy, chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò của libido là quan trọng ñến nhường nào trong tâm lý con người.

n thuyết v xung lc b n năng

Đúng ra, các vấn ñề về luận thuyết xung lực bản năng phải nằm trong luận thuyết về năng lực tính dục libido, vì libidoxung lực bản năng hay xung lực tính dục là xung lực trung tâm nhất, tổng quát nhất. Tuy nhiên, luận án tách ra trình bày các xung lực bản năng thành phần riêng mà không ñặt trong luận thuyết libido

trên, với mục ñích, làm sâu sắc hơn các xung lực này. Hơn nữa, nếu chỉ dùng luận thuyết libido ñể giải thích các vấn ñề trong tâm lý nhân cách dẫn ñến hành vi con người thì gặp phải những ñiểm quá chung, rất khó giải thích các vấn ñề cụ thể.

Trong mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người của Freud, các xung lực bản năng này ñều nằm trong cái ấy của vô thức và ñều nằm trong tầng sâu của tâm trí con người. Freud cho rằng, toàn bộ sức mạnh tác ñộng ở phía sau những nhu cầu cấp bách của cái ấy là xung lực, nói cách khác, xung lực bắt nguồn từ những nhu cầu cơ thể. Xung lực có bản chất sinh học rất ña dạng, nó có thể chuyển từ ñối tượng này sang ñối tượng khác và năng lượng của xung lực này có thể chuyển sang xung lực khác.

74

Trong quá trình nghiên cứu phân tâm học, Freud ñã dành rất nhiều tâm sức

ñể phát hiện ra các xung lực. Ông viết: “Trong tất cả các yếu tố của lý thuyết Phân tâm học ñược dần dần phát triển, có học thuyết về các xung năng ñã ñược tiến triển với các dò tìm cần mẫn nhất” [44, tr.71].

Có nhiều xung lực ñược Freud ñề cập tới trong nghiên cứu, nhưng cuối cùng ông chỉ chọn hai xung lực tính dục hay xung lực bản năng cơ bản nhất là

eros ñược gọi là bản năng sống và xung lực phá huỷ thanatos ñược gọi là bản năng chết. Freud tin rằng, mọi hành vi của con người ñều ñược thúc ñẩy bởi hai xung lực này. Ông viết: “Sau những do dự kéo dài, những ngần ngại kéo dài, chúng tôi quyết ñịnh chỉ chấp nhận hai xung lực căn bản eros (tính dục) và bản năng phá hủy” [18, tr.154]. Hai xung lực bản năng erosthanatos và vai trò của nó sẽñược trình bày sâu hơn khi nghiên cứu vận dụng học thuyết Freud vào thực tiễn cuộc sống ở chương 3.

Tóm lại, vô thức, libido và các xung lực bản năng eros, thanatos cùng với cấu trúc id, ego, superego là những vấn ñề trung tâm của học thuyết Freud. Các khái niệm này như một nền tảng cơ sở, một căn nguyên cơ bản ñể giải thích hoạt ñộng tâm lý và hành vi con người. Đây là ñóng góp hết sức to lớn của Freud, nó ñặt nền móng cho lời giải vềñộng lực thúc ñẩy hành vi con người và mở rộng ra là ñộng lực phát triển xã hội. Bởi lẽñó, người ta gọi học thuyết Freud hay học thuyết Phân tâm là học thuyết về hành vi con người là học thuyết về con người.

2.2.4. Những luận ñề ñược hình thành trên cơ sở các luận thuyết cơ bản của học thuyết hành vi con người củ eu

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 75)