Ận thuyết v cu trúc bộ máy tư duy con n g

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 68)

n khoa học và ti lý luậ

2.2.3.2. ận thuyết v cu trúc bộ máy tư duy con n g

Trước hết, cần làm rõ hơn việc sử dụng thuật ngữcấu trúcbộ máy tư duy con người. Từ phạm trù bộ máy tinh thần con người mà Freud sử dụng, nhiều học giả

nước ngoài khi xây dựng mô hình cấu trúc cho bộ máy này thường sử dụng thuật

ngữpersonality structure (Như trong hình vẽF model of personality structure

của Anthony A.Walsh, trường Đại học Tổng hợp Washington USA, 2008 [92] ở

trang sau). Khi chuyển sang tiếng Việt, một số học giả dịch là cấu trúc nhân cách

con người, một số khác dịch là cấu trúc bộ máy tư duy con người, số thứ ba dịch là

cấu trúc bộ máy tinh thần hay cấu trúc bộ máy tâm thần. Tất cả các thuật ngữ dịch ra tiếng Việt như vậy ñều hợp lý và ñúng với tinh thần của học thuyết Freud. Luận án sử dụng thuật ngữcấu trúc bộ máy tư duy cho phù hợp với tinh thần và ý nghĩa của các thành phần trong luận thuyết này.

Freud chia bộ máy tư duy của con người thành ba hệ thống: Vô thức

(unconscius), tiền ý thức (preconscius) và ý thức (conscius). Ý thức là phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tiền ý thức là phần tinh thần ñi ra từvô thức

nhưng chưa ñến ñược ý thức và do ñó chưa trở thành ý thức. Vô thức tách rời hẳn ý thức, nằm ở tầng sâu trong kết cấu tâm lý con người. Vô thức là thành phần chính, là thành phần chủñạo và có mối quan hệ khăng khít với các hệ thống khác trong bộ

máy tư duy của con người. Vô thức là nơi tàng trữ các bản năng, trong ñó bản năng dục vọng là cốt lõi. Những bản năng này chất chứa những năng lượng tâm lý hết sức mãnh liệt, phục tùng nguyên tắc khoái lạc, luôn luôn hướng ra ngoài ñể tìm cách thể hiện, muốn tiến vào ý thứcñểñược thoả mãn.

Hoạt ñộng và mối liên hệ của ba hệ thống trên cũng ñược Feud phân tích rất rõ: “Dưới ñáy của ý thức còn có một lĩnh vực rộng hơn nằm ven hệ thống ý thứcñó là hệ thống tiền ý thức” [33, tr.13]. Hệ thống tiền ý thức ñược cấu thành bởi hệ

thống hồi tưởng, làm thành bộ phận trung gian mang tính cảnh giới giữa hệ thống ý thức và hệ thống vô thức. Nó cất dấu lương tâm và lý tưởng cá nhân ñược hình thành bởi những giá trị của chuẩn mực ñạo ñức, quy phạm xã hội, ñạo ñức và tôn giáo. Đó là hạt nhân, ñóng vai trò “kiểm duyệt” trong toàn bộ hệ thống, có nhiệm vụ

ngăn cản không cho những bản năng mạnh mẽ xâm nhập vào hệ thống ý thức. Tiền ý thức ñược tồn trữ, lắng ñọng trong kí ức của mỗi con người. Tuy rằng trong quá trình tiếp xúc, quan hệ với các tình huống bên ngoài nó ñã rời khỏi vô thức nhưng chưa ñủ ñể thành ý thức. Những gì ñã thuộc về tiền ý thức nếu có ñiều kiện thuận lợi, có sự chú ý tập trung và ñặc biệt nhận ñược sự mạnh mẽ quyết liệt của ý thức

thì nó cũng vềñược với ý thức. Thậm chí, theo Freud, vô thức cũng có thể chuyển hoá thành ý thức trong những trường hợp ñặc biệt.

Để làm rõ bản chất, vai trò và mối quan hệ của các hệ thống vô thức, tiền ý thức, ý thức nêu trên trong cấu trúc bộ máy tư duy của con người, Freud ñã so sánh cấu trúc này với hình tượng của một tảng băng trôi. Trong tảng băng trôi ñó, phần nổi nhìn thấy ñược trên mặt nước là ý thức chỉ chiếm một phần rất nhỏ của tảng băng, phần chìm dưới nước không nhìn thấy ñược chiếm phần vô cùng lớn của tảng băng là vô thức, phần rất nhỏ nằm giáp ranh giữa vô thứcý thức và vẫn chìm

dưới nước là tiền ý thức. Ba hệ thống vô thức, tiền ý thức, ý thứcñược thể hiện rõ trên mô hình cấu trúc bộ máy tư duy của con người ñược nhiều học giả vẽ mô phỏng theo hình ảnh tảng băng trôi của Freud. So sánh các mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người của Freud do những học giả này xây dựng thì mô hình của GS. Anthony A.Walsh, trường Đại học tổng hợp Washington, USA xây dựng năm 2008 là rõ ràng và mạch lạc hơn cả (xem sơñồở hình dưới).

Mô hình cấu trúc bộ máy tư y con người củ

nền 3 hệ thống vô thức, tiền ý thức, ý thức nêu ở trên, Freud cấu trúc bộ

máy tư duy của con người với ba thành tố vô cùng quan trọng là cái ấy (id), cái tôi

(ego), cái siêu tôi (super ego)3. Như vậy, bộ máy tư duy con người bao gồm ba hệ

thống vô thức, tiền ý thức, ý thức trong ñó có chứa 3 thành tố: cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi. Xem xét ñặc tính của ba thành tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau cho thấy như sau:

Cái ấy (id): Nằm hoàn toàn trong vô thức, theo sơ ñồ cấu trúc bộ máy tư

duy nó nằm ở phần dưới nước của tảng băng trôi. Cái ấy (id) là thành phần sinh học (biological component) của tư duy. Nó là bản năng tính dục, có ngay từ lúc con người mới sinh, thể hiện những lực lượng nguyên thủy của sự sống. Các hành ñộng của cái ấy ñều dựa trên nguyên tắc khoái lạc (pleasure principle).

Cái ấy tượng trưng cho phần vô thức và thể hiện sự chống ñối xã hội của cá nhân. Theo Freud,

Phạm vi của cái ấy trong vô thức là phần nhân cách tối tăm và không thể ñi ñến ñược của chúng ta. Bản thân ta chỉ biết chút ít về cái ấy id qua nghiên cứu các giấc mộng và qua sự biểu hiện các triệu chứng bên ngoài của bệnh tâm thần. Id là nơi trú ngụ các bản năng nguyên thủy và các cảm xúc ñi ngược lên quá khứ xa xưa khi mà con người còn là một con dã thú. Id có tính chất thú vật và bản chất của nó là thuộc về dục tính tự

nhiên (sexual in nature) nó vốn vô thức [36, tr.10].

Sau ñó, Freud còn nhấn mạnh thêm về bản chất của cái ấy: “Cái id bao gồm tất cả những gì do di truyền, có ngay từ lúc sinh ra, ñược kết tụ lại trong sự cấu thành. Id mù quáng và ñộc ác. Mục ñích ñộc nhất của nó là thỏa mãn các ham muốn bản năng và các khoái cảm, không cần biết ñến các hậu quả. Nói theo Thomas Mann thì “Nó không biết gì ñến giá trị, thiện hay ác và cả ñạo ñức nữa” [36, tr.10]. Theo Freud, cái ấy (id) là nguồn gốc nguyên thuỷ

3

Ba thuật ngữ này ñược sử dụng với nhiều cách khác nhau, có học giả gọi là ngã (cái ấy), bản ngã

(cái tôi), siêu ngã (cái siêu tôi), có học giả gọi là cái nó (cái ấy), một số học giả giữ nguyên thuật

của các ham muốn sinh vật trong con người, là thùng chứa năng lượng tinh thần, là cái chảo sùng sục những khát vọng, bản năng. Cái ấy hoạt ñộng theo nguyên tắc khoái lạc, nghĩa là thoả mãn ngay tức khắc những khát vọng bản năng. Vì thế, trong cái ấy, phần nằm hoàn toàn trong vô thức, Freud còn nhìn thấu bản chất của nó và ông ñã xác ñịnh ñược hai xung lực bản năng thúc ñẩy cái ấy và cũng là thúc ñẩy hành vi con người, ñó là erosthanatos (sẽ ñược trình bày ở luận thuyết sau).

Cái tôi (ego): Trong mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người, cái tôi

nằm ở phần trên cái ấy. Cái tôi nằm trong cả phần ý thức, tiền ý thức và một phần vô thức. Trong khối này, nó nằm ở cả phần nổi và một phần chìm của tảng băng trôi. Cái tôi là thành phần tâm lý (psychological component) của bộ máy tư

duy. Cái ấy của ñứa trẻ từ giai ñoạn sơ sinh (hoàn toàn theo bản năng) dần dần phát triển lên cùng với nhận thức về thế giới xung quanh nó và thành cái tôi khi trẻ lớn lên. Thay vì hoàn toàn dẫn dắt theo nguyên lý khoái lạc ở ñứa trẻ khi lớn lên cái tôi bị chi phối bởi nguyên lý thích ứng với thực tại. Cái tôi thể hiện cá tính tâm lý của mỗi con người. Cái tôi còn thể hiện trong hoạt ñộng ý thức như

tri giác, ngôn ngữ và những hoạt ñộng trí tuệ cho phép kiểm soát kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Cái tôi có thể kìm nén xung ñột của cái

ấy và kiềm chế khoái lạc. Cái tôi nhận biết ñược thế giới xung quanh và nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng sai lệch của cái ấy, ñể ngăn ngừa mọi xung ñột với luật lệ xã hội. Như vậy, cái tôi vượt khỏi sự thống nhất sinh vật của thân xác ñể ñạt tới một sự thống nhất cao hơn là sự tự chủ. Cái tôi tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.

Cái siêu tôi (superego):Trong mô hình cấu trúc bộ máy tư duy con người,

cái siêu tôi nằm trong cả ba hệ thống vô thức, tiền ý thức ý thức, nó nằm cả trong phần chìm và phần nổi của tảng băng trôi. Cái siêu tôi là thành phần xã hội (social component) của bộ máy tư duy. Cái siêu tôi là sự phát triển tinh thần cao hơn cả mà con người có thể ñạt ñược. Lương tâm, ñạo ñức của con người hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển của cái siêu tôi. Cái siêu tôi ñược xem là sự học hỏi của cá nhân

68

về các giá trị và quy tắc xã hội. Nó ñược coi là mặt lương tâm, ñạo ñức của cá nhân.

Cái siêu tôi ñấu tranh ñể cho các hành vi ñược hoàn thiện bằng cách xác ñịnh giá trị

hành vi hoặc tỏ thái ñộ ñối với hành vi là ñúng hay sai. Cái siêu tôi chứa tất cả các tiêu chuẩn ñạo ñức tiếp nhận ñược từ cha mẹ và xã hội. Cái siêu tôi buộc cái tôi phù hợp không chỉ về thực tế mà còn về lý tưởng của mình vềñạo ñức. Do ñó, cái siêu tôi khiến người ta cảm thấy tội lỗi khi họñi ngược lại quy tắc của xã hội.

Ba thành tố cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi có mối liên hệ khăng khít với nhau.

Cái tôiñược hình thành do áp lực thực tại bên ngoài ñến toàn bộ khối bản năng. Nó

ñảm bảo cho các chức năng tâm lý như sự chú ý, trí nhớ… Hoạt ñộng của cái tôi

theo nguyên tắc thực tại. Con người phải dùng một năng lượng ñáng kể của cái tôi

ñể kiềm chế và kiểm soát những bản năng phi lý của cái ấy. Freud ñã coi cái tôi như

là “viên trọng tài giữa những ñòi hỏi bạt mạng của cái id và sự kiểm soát của thế

giới bên ngoài” [36, tr.10]. Nhiệm vụ của cái tôi là làm cho cái ấy thoả mãn mà không làm tổn hại ñến cơ thể và làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất cho cơ

thể. Cái tôi có tính chất tự chủ, nó tự chủ về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc riêng của nó và làm cho năng lượng của bản năng tính dục ñược trung hoà. Nó còn tự chủ với môi trường xung quanh trước những kích thích tác ñộng của môi trường.

Cái tôicái ấy tồn tại không tách rời, cái tôi tìm kiếm nguồn sức mạnh trong cái

ấy. Nó hướng vào việc tạo thuận lợi cho việc thực hiện cái ấy. Freud nhấn mạnh rằng, cái tôi vừa là ñầy tớ, vừa là chủ nhân của cái ấy. Tuy nhiên, cuộc ñấu tranh giữa cái tôi với cái ấy có thể là nguyên nhân gây ra những bệnh về tinh thần và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhân cách cá nhân, lan rộng ra cả tới ngoài xã hội.

Cái siêu tôi là nhân tố ñạo ñức trong nhân cách bao gồm mọi khái niệm xã hội về cái ñúng, cái sai, cái tốt, cái xấu. Nó ñược hình thành từcái tôi; nó là hiện thân của những lý tưởng, và cố gắng ñạt tới sự hoàn thiện thay vì sự thoả mãn thực tại. Cái siêu tôi là các chuẩn mực bên ngoài ñược phóng chiếu vào bên trong do kết quả nhập tâm của những lời dạy bảo của gia ñình, của nền giáo dục, nền văn hoá. Nó hoạt ñộng theo nguyên tắc kiểm duyệt, nó là một cỗ máy ngăn chặn không cho con người bộc lộ những bản năng tính dục và hiếu chiến theo cách có thể gây ra ảnh

ưở xấu ñến xã hội và trật tự xã hội. Tuy phần rất lớn của cái siêu tôi cùng nằm trong vô thức với cái ấy nhưng cái siêu tôi cái ấy luôn ở thế tương tranh nhau trong khi cái tôi hoạt ñộng ở vị trí như một trọng tài. Lý tưởng ñạo ñức và quy tắc

ứng xử giữa người với người ñều nằm trong cái siêu tôi.

Theo Freud, mọi thành phần trong cấu trúc bộ máy tư duy con người thực hiện những chức năng khác nhau nhưng lại gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Nó ñược ví với việc lái một chiếc ôtô. Cái ấy tương ứng với ñộng cơ xe, cái tôi tương ứng với bộ óc và tay lái của người lái xe còn cái siêu tôi là nguyên tắc vận hành. Chính sự ñòi hỏi tức thì, mạnh mẽ của cái ấy và sự thúc ép của vận hành của cái siêu tôi

tạo ra trạng thái căng thẳng lo âu của cái tôi. Để giải toả trạng thái này trong cái tôi

ñã xuất hiện các cơ chế tự vệ: cơ chế chèn ép, cơ chế phóng chiếu, cơ chế thay thế, cơ chế hợp lý hoá, cơ chế hành ñộng ñối nghịch, cơ chế thoái lui, cơ chế phủ nhận, cơ chế thăng hoa (các cơ chế này ñược Freud nhắc tới trong học thuyết của ông). Những cơ chế này ñã dung hoà các tác ñộng và kiểm soát sự căng thẳng, sự sợ hãi

ñể cho bộ óc trở về trạng thái cân bằng và ñiều khiển ñược tay lái.

Theo Freud, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội chính là mối quan hệ giữa

cái tôi, cái ấycái siêu tôi. Trong sự chuyển hoá này cái tôi có sức mạnh vô cùng to lớn nên cái ấycái siêu tôi chỉ quay quanh cái “trục” của cái tôi, nó luôn luôn tìm mọi cách ñể khống chế cái ấy và kìm hãm ý nghĩ của cái siêu tôi. David Stafford Clark ñã làm rõ hơn mối quan hệ cái tôi, cái ấycái siêu tôi của Freud như sau: “Người ta thấy rằng, bất chấp sự khác nhau căn bản của chúng, cái ấy

cái siêu tôi có một ñiểm chung, thật vậy, cả hai ñều biểu hiện vai trò của quá khứ,

cái ấy thì biểu hiện vai trò của di truyền, cái siêu tôi thì biểu hiện vai trò mượn của người khác, còn cái tôi thì chủ yếu ñược quyết ñịnh bởi những gì chính nó ñã trải nghiệm, tức là bởi cái ngẫu nhiên, cái tức thời” [18, tr.153].

Khi 3 thành tố trong bộ máy tư duy con người là cái ấy, cái tôi cái siêu tôi

hòa hợp với nhau thì lúc ấy cá nhân ở trạng thái an bình và hạnh phúc. Khi cái tôi

ñể cho cái ấy vi phạm các luật lệ của ñạo ñức, lương tâm và các luật lệ của xã hội thì cái siêu tôi sẽ gây ra cảm giác lo lắng, bất an và cảm thấy có tội lỗi. Từñó chúng

70

ta càng thấy rõ cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi cực kỳ quan trọng trong vai trò ñiều khiển tâm lý hành vi tính cách con người. Hành vi tính cách của con người mang tính tích

Một phần của tài liệu Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud (Trang 68)