n khoa học và ti lý luậ
2.2.3.1. ận thuyết v vô thức
Luận thuyết về vô thức là chìa khóa ñi tới mọi vấn ñề của học thuyết Freud. Khám phá về vô thức của Freud theo quan ñiểm Phân tâm học ñược coi là một cuộc cách mạng trong nhận thức về bản chất hành vi con người, bởi trước
ñó, từ người dân bình thường tới các nhà khoa học và các triết gia vẫn ñề cao ý thức và coi ý thức như phần tư duy chủ yếu của con người. Đúng ra, vào cuối thế
kỷ XIX, vô thức ñã ñược nhắc ñến trong thần kinh học (Charcot), trong tâm lý học (Taine), trong triết học (Schopenhauer, Nietzsche, Von Hartmann). Công lao của Freud không phải là phát hiện ra vô thức mà chính là ông ñã có cách nhìn mới, nhận thức mới vềvô thức theo góc nhìn của Phân tâm học và nhìn thấy mặt tối trong tâm trí con người mà trước ñây chưa ai ñề cập tới. Nhất là Freud ñã chứng minh ñược ñộng cơ của vô thức chính là những xung năng của tính dục dẫn ñến mọi hành vi của con người.
Cho ñến nay mọi người luôn tin rằng loài người hơn loài vật là ở chỗ có ý thức. Ý thức là tầng tư duy vượt lên trên bản năng và kiềm chếñược bản năng, trong khi loài vật hành ñộng hoàn toàn theo bản năng; ý thức là tư duy ñặc trưng của con người, chỉ loài người mới có. Tuy nhiên, Freud lại có cách nhìn khác hơn, rộng hơn. Ông cho rằng, tư duy chủ yếu quyết ñịnh hành vi con người không phải là ý thức mà là vô thức.
Vậy vô thức là gì ?
Theo Freud, có thể hiểu ñơn giản vô thức là trạng thái tư duy của con người
ñể dẫn tới lời nói và hành ñộng nhưng lại không biết mình ñang nói gì và hành ñộng gì. Hiểu sâu hơn, ñó là tình trạng tư duy theo bản năng, không theo lý trí hoặc do lý trí quá yếu không thể chế ngựñược hành vi. Ví dụ, giấc mơ hay câu nói “nhịu”, ñọc nhầm, câu nói lỡ… là những biểu hiện của vô thức. Muốn tìm hiểu vô thức hãy tìm hiểu giấc mơ. Freud viết: “Giấc mơ mà người chiêm bao không biết nói gì về
chúng, chính ñó là những phần thuộc về vô thức, mà theo nhiều khía cạnh lại là quan trọng bậc nhất” [42, tr.217]. Vô thức luôn nằm trong bộ máy tinh thần của con người ở mọi nơi mọi lúc. Freud nhấn mạnh: “Tinh thần bất kể bản chất nó có thể là cái gì, bản thân nó là vô thức” [45].
Freud cho rằng, phần chính của tâm lý con người ñược ẩn chứa trong cõi vô thức. Vô thức nằm dưới lớp vỏ ngoài mà không lộ diện ra, với nhiều lý do nó không những dấu kín với người bên ngoài mà nó còn dấu kín với chính bản thân người ñó nữa. Trong học thuyết Freud, vô thức là tối thượng, là chính yếu, là chủ ñạo, mọi hoạt ñộng ý thức chỉ ở vị trí phụ thuộc. Nếu hiểu ñược cái thầm kín, bí mật sâu xa của vô thức thì chúng ta sẽ hiểu ñược bản chất nội tâm của con người. Freud khẳng
ñịnh rằng, chúng ta thường suy nghĩ một cách vô thức và thỉnh thoảng suy tư của chúng ta mới có ý thức. Cũng theo Freud, vô thức là những hoạt ñộng của tinh thần, chìm khuất trong góc tối của tâm hồn và không bao giờ biểu hiện, không thể dùng ý chí ñể ñiều khiển ñược. Nó là ñộng cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt, thôi thúc con người hành ñộng ñến mức không kiểm soát ñược và không hợp với lý trí.
Vô thức xâm nhập vào hầu hết mọi lĩnh vực của ñời sống xã hội loài người.
lớn. Nó gắn kết tất cả những gì thuộc về sự tồn tại và phát triển xã hội, trong một chừng mực nào ñó, nó ñưa con người xích lại gần nhau hơn, tạo ra cho con người một hơi thở, một nhịp ñập con tim mạnh mẽ, từñó tạo ra một xã hội tiến bộ. Freud viết: “Lịch sử của nhân loại chính là lịch sử bản năng của nó bị áp chế, xã hội văn minh bắt nguồn từ sự áp chếñối với bản năng, dục vọng và luận ñiểm thăng hoa của sự vô thức” [33, tr.18].
Freud chỉ rõ, do con người với tư cách là một thực thể xã hội, tồn tại trong xã hội nên phải tuân theo những sựñiều tiết của xã hội. Vì thế mà con người luôn tìm cách che dấu những bản năng sinh vật của mình, ít chú ý ñến cõi vô thức mặc dù nó vẫn hiển hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong ñời sống tinh thần, trong sinh hoạt thường nhật của con người và trong xã hội.
Chính nhờ những khám phá ra vô thức, hiểu thấu quan hệ của vô thức với ý thức và khả năng sáng tạo của vô thức mà người ta ñã vận dụng học thuyết Phân tâm của Freud ñể nghiên cứu các trạng thái tâm lý, tâm lý hành vi, tâm lý nhóm, các chứng bệnh thần kinh…Cũng nhờ hiểu vô thức mà người ta không còn ngỡ ngàng trước những con người có thể làm ñược những việc phi phàm và có khả năng chịu
ñựng của con người trước các ñiều kiện cực ñoan, cũng như sự thăng hoa trong sáng tạo văn học, nghệ thuật.