Kết quả thử nghiệm giải pháp kỹ thuật phòng hội chứng viêm tử cung,

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 71)

L ỜI CẢM ƠN

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.11. Kết quả thử nghiệm giải pháp kỹ thuật phòng hội chứng viêm tử cung,

CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ VÀ MẤT SỮA(M.M.A) Ở

LỢN NÁI

Để hạn chế hậu quả do hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (M.M.A) gây ra thì việc phòng bệnh là rất quan trọng, nó giúp người chăn nuôi hạn chế được tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng M.M.A và nếu mắc thì cũng mắc ở thể không điển hình, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả hơn.

Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi tiến hành thử nghiệm phòng bệnh cho lợn nái theo quy trình sau:

Bước 1

- Đảm bảo phối giống đúng kỹ thuật, vô trùng que phối, vệ sinh phần mông và bộ phận sinh dục sạch sẽ sau đó rửa lại bộ phận sinh dục bằng nước cất và bông sạch 3 – 4 lần, khi lợn đái cần rửa lại kịp thời tránh làm sây sát niêm mạc tử cung, nhiễm trùng đường sinh dục gây viêm.

Bước 2 - Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho nái mang thai, điều chỉnh khẩu phần ăn đối với lợn quá béo hoặc quá gầy, tránh tình trạng lợn đẻ có thể trạng quá béo hoặc quá gầy.

Bước 3 - Chuồng đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ mới đuổi lợn lên.

- Trước khi đuổi lợn ở chuồng bầu lên phải được vệ sinh sạch sẽ cho lợn nhất là bộ phận sinh dục.

- Khi lợn lên chuồng đẻ cần điều chỉnh chế độăn.

Lợn có dấu hiệu sắp đẻ cần vệ sinh phần mông và âm hộ sạch, lau bầu vú và sàn nhựa bằng nước sát trùng.

- Khi lợn đẻ có máu, dịch ối chảy ra cần dùng giẻ khô sạch lau nhanh chóng.

-Trong khi lợn đẻ tuyệt đối không được dùng tay móc con mà để chúng đẻ tự nhiên trừ trường hợp đẻ quá lâu, đẻ khó.

-Khi lợn đẻ xong phải thu gom nhau thai, đồng thời vệ sinh thường xuyên phần mông, âm hộ, bầu vú, sàn chuồng.

Bước 4 - Khi lợn đẻ được 1 hoặc 2 con tiêm Oxytocin liều 6 ml/con hoặc Hanprost liều 1,5 – 2 ml/con.

- Tiêm cho lợn mới đẻ thêm các loại Vitamin C, các thuốc trợ lực, trợ sức.

Bước 5 - Sau khi đẻ 24 h thụt vào tử cung nái 1500 ml dung dịch lugol 0,1 % thụt 3 lần mỗi lần cách nhau 24 h.

Trong quy trình phòng bệnh thử nghiệm:

+ Việc vệ sinh cho lợn nái cần được tiến hành ngay từ khi lợn nái mang thai, chuồng trại luôn phải được giữ khô thoáng, phân thải ra phải được dọn ngay không để lợn nái nằm lên phân.

Mùa hè căn cứ vào thời tiết mà có thể tắm cho nái ngày một lần hoặc hai ngày một lần lối đi phải được rửa sạch và luôn giữ khô thoáng. Mùa đông một tuần tắm cho nái hai lần. Việc phun thuốc sát trùng phải được tiến hành phun hai lần/ tuần. Đối với khu vực phối giống cần được rửa sạch sẽ lối đi ngay sau khi phối giống và phun thuốc sát trùng hai lần/ngày. Trước khi lợn đẻ một tuần cần làm vệ sinh chuồng đẻ sạch sẽ. Chuồng, gầm chuồng, sàn và tấm đan phải được tháo rời và đưa ra ngâm sút, cọ rửa sạch rồi lắp ghép, quét vôi loãng, để khô rồi phun sát trùng.

Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ cần tắm rửa kỹ cho nái bằng nước xà phòng nhất là vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau đẻ sạch sẽ là rất quan trọng, sau đó rồi phun thuốc sát trùng rồi đưa lên chuồng đẻ. Bình thường cổ tử cung luôn đóng nhưng trong thời gian sinh đẻ cổ tử cung mở, vi khuẩn có điều kiện để xâm nhập, nếu niêm mạc tử cung bị tổn thương vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển và gây bệnh. Theo một số nghiên cứu cho thấy, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lợn nái đẻ mắc hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa tăng cao. Mỗi ô chuồng nái phải có chổi rễ dùng vệ sinh riêng.

+ Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho nái là rất quan trọng: khẩu phần ăn của lợn nái mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản. Lợn nái ăn khẩu phần không hợp lý trong lúc mang thai sẽ giảm khả năng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể, năng suất sữa sẽ thấp trong lúc nuôi con, thể trạng yếu, lợn con sinh ra yếu ớt, trong lượng sơ sinh thấp, tỷ lệ lợn con chết cao. Ngược lại cho lợn nái ăn khẩu phần nhiều năng lượng sẽ gây tình trạng béo, ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản. Do đó, cần lưu ý đến thể trạng của lợn nái, mức tăng trọng dự kiến lúc mang thai, các yếu tố quản lý và tiểu khí hậu chuồng nuôi để cung cấp khẩu phần thích hợp, giúp lợn nái có thể trạng tốt.

Sau khi đưa ra quy trình phòng hội chứng M.M.A cho nái ở trên. Chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng trên.

Chúng tôi tiến hành chia lợn nái thành 2 lô:

Lô 1: gồm 15 nái được áp dụng quy trình phòng bệnh đầy đủ. Lô 2: gồm 15 nái không được áp dụng quy trình phòng đầy đủ.

Bảng 4.11 Kết quả thử nghiệm giải pháp phòng hội chứng M.M.A ở lợn nái Lợn nái mắc hội chứng M.M.A Thời gian động dục trở lại (ngày) Tỷ lệ lợn phối lần đầu có chửa Chỉ tiêu Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Lô I (n= 15) 2 13,33 5,5±0,61 13 86,66 Lô II (n= 15) 4 26,67 6,5±0,69 11 73,33 13.33 86.66 26.67 73.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tỷ lệ (%) Lô I Lô II Tỷ lệ lợn mắc M.M.A Tỷ lệ phối lần đầu có chửa

Hình 4.6 Biểu đồ thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A ở lợn nái

Ảnh 5. Lợn nái mẹ đã được áp dụng quy trình phòng bệnh đầy đủ

Qua bảng 4.11 và hình 4.6 Hình thử nghiệm phòng hội chứng M.M.A cho thấy:

Khi áp dụng đầy đủ quy trình phòng trên tỷ lệ mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa của lợn nái ở lô I cho kết quả (13,33%) thấp hơn nhiều so với lô II (26,67 %).

Thời gian động dục trở lại của lợn nái sau cai sữa của lô I cũng ngắn hơn lô II: lô I là: 5,5 0,61 ngày, lô II là 6,5± ±0,69 ngày.

Tỷ lệ lợn nái sau cai sữa phối giống lần đầu có chửa ở lô I là 93,33 % , ở lô II là 73,33 %.

Như vậy, nếu áp dụng đầy đủ quy trình phòng hội chứng viêm tử cung, viêm vú và mất sữa trên sẽ làm giảm tỷ lệ mắc ở lợn nái, rút ngắn thời gian chờ phối sau cai sữa, tăng tỷ lệ lợn nái sau cai sữa phối giống lần đầu có chửa. Nhờ đó làm tăng hiệu quả sinh sản của lợn nái, giúp giảm chi phí cho người chăn nuôi.

Kết quả theo dõi của chúng tôi phù hợp với những nghiên cứu:

+ Theo Bilkei và cs, (1991), viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn Gr+; Urban và cs

(1983), cũng cho biết E.coli, Streptococcus spp và staphylocuccus aureus là nguyên nhân gây bệnh; các khảo sát gần đây của Khoa Thú y – Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cũng cho biết E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung sau khi sinh.

+ Theo Urban và cs, (1983), các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Smith và cs, (1995), Taylor (1995), tăng cường điều kiện vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Như Pho, (2002).

Từ hiệu quả của việc áp dụng quy trình phòng hội chứng M.M.A trên lợn nái chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của quy trình với lợn con theo mẹ kết quả được trình bày ở bảng 4.13 và được biểu diễn trên hình 4.7 Hình kết quả theo dõi đàn lợn con của những nái được phòng hội chứng M.M.A.

Bảng 4.12. Kết quả theo dõi các đàn lợn con của những nái được phòng hội chứng M.M.A

Chỉ tiêu theo dõi Lô I Lô II

Sốđàn theo dõi 20 20

Số lợn con chọn nuôi/ổ 9,2±0,51 9,0 0,54 ±

Khối lượng sơ sinh chọn nuôi(Kg/con)

1,6±0,36 1,4 0,41 ±

Trọng lượng 21 ngày tuổi (Kg/con) 5,2±0,81 4,2 0,74 ± Số lợn con cai sữa/ổ 8,5±0,37 8,2 0,56± 5.2 8.5 4.2 8.2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Trọng lượng 21 ngày tuổi(kg/con)

Số lợn con cai sữa/ổ(con)

Lô I Lô II

Hình 4.7 Biểu đồ kết quả theo dõi đàn lợn con của những nái được phòng hội chứng M.M.A.

Qua bảng 4.12 và hình 4.7 Hình kết quả theo dõi đàn lợn con của những nái được phòng hội chứng M.M.A cho ta thấy:

Lô I: các đàn lợn con của những nái được áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng của chúng tôi đưa ra.

Lô II: các đàn lợn con của những nái được áp dụng quy trình phòng hội chứng M.M.A của trại đang dùng.

Ở bảng 4.12 cho thấy: Trọng lượng lợn lúc 21 ngày tuổi ở lô I là 5,2 0,84 kg/con cao h± ơn lô II là 4,2±0,74 kg/con; số lợn con cai sữa /ổ lô I là 8,5 0,37 cao h± ơn lô II là 8,2±0,56.

Như vậy, thông qua việc tăng cường vệ sinh chuồng trại; vệ sinh thân thể lợn nái trước và sau khi sinh đã phòng ngừa có hiệu quả hơn còn khi không phòng ngừa thì sẽ có sự nhiễm trùng sau khi sinh, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng M.M.A, nâng cao trọng lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi, tăng số lợn con cai sữa/ổ.

Ảnh 6. Đàn lợn con được đẻ ra từ những nái được áp dụng đầy đủ quy trình phòng bệnh

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)