Viêm vú (mastitis)

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 38)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.2Viêm vú (mastitis)

Theo Nguyễn Như Pho (2002): nguyên nhân gây viêm vú thông thường nhất là trầy xước vú do sàn, nền chuồng nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa. Hai loại vi trùng chính gây bệnh là Staphylococcus aureus

Streptococcus agalactiae. Các nguyên nhân khác gây viêm như số con quá ít không bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát từ viêm tử cung nặng, hoặc do kĩ thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp cai sữa sớm.

Do vệ sinh không đảm bảo, chuồng trại quá nóng hoặc quá lạnh.

Do lợn mẹ sát nhau, lợn con khi đẻ ra không được bấm răng nanh ngay. Lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao làm lượng sữa tiết ra quá nhiều ứ đọng lại trong vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển mạnh mẽ về số lượng và độc lực.

Với nguyên nhân chấn thương cơ học hoặc lợn con bú không hết sữa, bệnh viêm vú chỉ xuất hiện trên một vài vú. Trường hợp kế phát viêm tử cung hoặc cạn sữa không hợp lý, nhiều vú hoặc có khi toàn bộ bầu vú bị viêm.

Triệu chứng

Biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu, sau 1- 2 ngày thấy có mủ lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,50C.

Tùy số lượng vú bị viêm, nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy toàn đàn. Trường hợp viêm tử cung có mủ dẫn đến nhiễm trùng máu, thì toàn bộ các bầu vú đều bị viêm. Đây là thể bệnh điển hình của hội chứng M.M.A. Trường hợp này cần ghép bầy con và loại thải lợn nái (McIntosh, 1996).

Nếu được điều trị hợp lý lợn nái sẽ khỏi bệnh sau 3- 5 ngày. Kháng sinh được coi là liệu pháp bắt buộc, các kháng sinh điều trị hiệu quả viêm vú gồm: Ampicilline, Cephalexine, Gentamycine, Norfloxacine…. Ngoài kháng sinh, corticoide cũng có tác dụng giảm viêm (Smith và cs, 1995). Tuy nhiên, chỉ nên điều trị trong một thời gian nhất định. Việc điều trị không hợp lý sẽ làm xơ hóa và teo bầu vú, sản lượng sữa ở các kì sữa sau sẽ giảm.

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 38)