Khoảng cách giữa các lứa đẻ

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 26)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.3Khoảng cách giữa các lứa đẻ

Khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Đây là tính trạng tổng hợp bao gồm thời gian có chửa, thời gian bú sữa, thời gian từ cai sữa đến thụ thai lứa sau, do vậy khoảng cách giữa lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/ nái/ năm, số lứa đẻ của nái/năm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của các giống lợn dao động không đáng kể trong khoảng 113 – 115 ngày, đây là yếu tố ít biến đổi, không chịu ảnh hưởng bởi các kích thích bên ngoài cũng như kích thích của thai.

Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút ngắn thời gian bú sữa và cai sữa sớm ở lợn con. Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận: để rút ngắn thời gian sau đẻđến phối giống lại có kết quả thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt và đặc biệt phải cai sữa sớm lợn con, điều đó làm tăng số con cai sữa/ nái/ năm, tăng số lứa đẻ của nái/ năm. Để rút ngắn thời gian cai sữa, phải tập cho lợn con ăn sớm từ 5 - 7 ngày tuổi đến khi lợn con có thể sống bằng thức ăn được cung cấp, không cần sữa mẹ .

Hiện nay tại các trang trại, thời gian cai sữa ở lợn con là 21 ngày, sau cai sữa 5 - 6 ngày nái được phối. Như vậy khoảng cách giữa các lứa đẻ tại các trang trại hiện nay trung bình là 140 ngày, một năm nái mẹ sản xuất được 2,5 lứa.

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 26)