L ỜI CẢM ƠN
2.2.6 Phòng ngừa hội chứng M.M.A
Việc sử dụng kháng sinh để phòng ngừa bệnh đường sinh dục được nhiều tác giả nghiên cứu:
+ Trong nước: theo tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003) khi nghiên cứu tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi ở đồng bằng Sông Hồng tác giả cho biết khi tiêm PGF2α kết hợp với lugol 0,1% thụt rửa tử cung ngày 1 lần cho hiệu quả rất cao, rút ngắn thời gian điều trị cũng như thời gian động dục lại của lợn nái. Tác giả cho biết PGF2α tạo ra những cơn co bóp nhẹ nhàng giống như những cơn co bóp sinh lý ở tử cung giúp đẩy các chất bẩn và dịch rỉ viêm ra ngoài, nhanh chóng hồi phục cơ tử cung, phá vỡ thể vàng giúp gia súc động dục trở lại. Kết hợp với Iodine trong Lugol có tác dụng sát trùng, đồng thời qua niêm mạc tử cung Iodine được hấp thu giúp cơ tử cung hồi phục rất nhanh chóng, buồng trứng hoạt động, noãn bao bao phát triển, làm xuất hiện lại chu kỳ động dục.
Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu cữu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng Oxytoxin hoặc PGF2α kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.
Khoa chăn nuôi thú y - Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã sử dụng các kháng sinh: Streptomycin phối hợp với Penicillin, Chloramphenicol tiêm một lần ngay trước khi sinh, hoặc tetracycline cho ăn liên tục 3 ngày trước khi sinh hoặc đặt viên kháng sinh vào tử cung trong 3 ngày sau khi sinh đã cho biết kết quả tốt trong việc phòng ngừa bệnh đường sinh dục sau khi sinh.
+ Ở nước ngoài: Bilkei và Horn (1991) dùng Ampicillin phòng ngừa bệnh đường sinh dục trên 3 nhóm lợn: nhóm 1 tiêm bắp 50mg/kg thể trọng/ngày trong 3 ngày liên tục sau khi sinh, nhóm 2 dùng liều tương tự nhưng được cấp bằng đường thụt rửa, nhóm 3 sử dụng liều 200 mg cấp bằng đường thụt rửa. Tác giả kết luận liều 200 mg Ampicillin cấp qua đường thụt rửa có kết quả phòng ngừa bệnh đường sinh dục tốt nhất. (Mendler và cs, 1997) sử dụng enrofloxacin với liều 2,5mg/Kg thể trọng trong 3 ngày liên tục sau khi sinh. Tác giả cho biết enrofloxaxin có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục và tiêu chảy lợn con theo mẹ, sử dụng viên kháng sinh sulfamethoxazole và trimethoprime đặt tử cung sau khi sinh đã cho biết có tác dụng làm giảm bớt bệnh đường sinh dục trên lợn nái. (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2002).