Sinh lý đẻ

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 27)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.4Sinh lý đẻ

Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự(2002),gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của hệ thống thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi là quá trình sinh đẻ.

Khi gần đẻ con cái sẽ có các triệu chứng biểu hiện: trước khi đẻ 1 - 2 tuần, nút niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngoài. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu có những thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, sữa bắt đầu tiết.

Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia súc đẻ:

+ Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong. + Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu. + Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu. + Trước khi đẻ 2 - 3h, hàng vú sau vắt được sữa đầu.

Cơ chế đẻ: đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh - thể dịch, với sự tham gia tác động cơ giới của thai đã thành thục.

- Về mặt cơ giới: thai trong tử cung cơ thể mẹ sinh trưởng và phát triển một cách tối đa. Ở thời kỳ cuối, thai to tiếp giáp với tử cung, thai chèn ép xoang bụng, đè mạnh vào cơ quan sinh dục, ép chặt mạch máu và đám rối thần kinh hông - khum, làm kích thích truyền về thần kinh trung ương, điều tiết hormone gây đẻ. Mặt khác, thai chèn ép, co đạp vào tử cung làm kích thích tử cung co bóp, sự co bóp tăng theo thời gian, kể cả cường độ và tần số, dẫn đến tử cung mở và thai thoát ra ngoài.

- Nội tiết: trong thời gian mang thai, thể vàng và nhau thai cùng tiết ra Progesterone, hàm lượng Progesterone trong máu tăng tạo nên trạng thái an thai. Đến kỳ chửa cuối, thể vàng teo dần và mất hẳn nên lượng Progesterone giảm (chỉ còn 0,22%). Đồng thời tuyến yên tiết Oxytocine, nhau thai tăng tiết Relaxin làm giãn dây chằng xương chậu và mở cổ tử cung, tăng tiết Oestrogen làm tăng độ mẫn cảm của cổ tử cung với Oxytocine trước khi đẻ.

- Biến đổi quan hệ giữa cơ thể mẹ và bào thai: khi thai đã thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai không còn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành như một ngoại vật trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ.

Thời gian đẻ kéo dài hay ngắn tùy từng loài gia súc, ở lợn thường từ 2 - 6h, nó được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 27)