Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch âm đạo, tử

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 60)

L ỜI CẢM ƠN

4.5.Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch âm đạo, tử

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5.Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch âm đạo, tử

KHUẨN TRONG DỊCH ÂM ĐẠO, TỬ CUNG CỦA LỢN NÁI KHOẺ VÀ LỢN NÁI MẮC HỘI CHỨNG M.M.A

Để hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm khuẩn trong các bệnh đường sinh dục ở lợn nái, đặc biệt là hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu (3 – 5 ml/ mẫu) dịch tử cung âm đạo của lợn nái bình thường sau đẻ 12 – 24 h và mẫu (3 – 5 ml/ mẫu) dịch tử cung âm đạo của lợn

nái bị viêm để xét nghiệm các vi khuẩn thường gặp trong tử cung lợn và tình trạng bội nhiễm của nó khi tử cung bị viêm. Kết quả được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái khoẻ và lợn nái mắc hội chứng M.M.A

Dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình thường sau đẻ

Dịch âm đạo, tử cung lợn bị mắc hội chứng M.M.A sau đẻ Loại dịch Loại vi khuẩn Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Escherichia coli 12 8 66,67 12 12 100 Staphylococcus aureus 12 10 83,33 12 12 100 Streptococcus 12 8 75,00 12 9 66,67 Salmonella 12 2 16,67 12 5 41,66 Pseudomonas 12 0 00,00 12 3 25.00 Kết quả xét nghiệm 12 mẫu dịch tử cung âm đạo của lợn nái khoẻ sau

đẻ 12 – 24 h và 12 mẫu dịch tử cung âm đạo của lợn nái bị viêm được trình bày ở bảng 4.5.

Qua kết quả bảng 4.5. Chúng tôi có nhận xét sau: Các loại vi khuẩn thường gặp trong dịch tử cung, âm đạo ở lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ như E. Coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus, Salmonella. Trong đó số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy 66,67% E. Coli; 83,33% có Staphylococcus aureus; 75,00% có Streptococcus và 16,67% thấy Salmonella.

Khi tử cung âm đạo bị viêm, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các vi khuẩn kể trên. Đặc biệt trong dịch viêm xuất hiện thêm loại vi khuẩn Pseudomonas với tỷ lệ 25%.

Các loại vi khuẩn cơ hội này luôn có mặt trong chuồng nuôi. Chúng tồn tại trên da, niêm mạc ngay cả ở lợn khoẻ, trong phân, nước tiểu... Theo Hồ Văn Nam (1997), 100% mẫu lợn khoẻ mạnh có E. Coli, 40 – 80 % có chứa

Salmonella, ngoài ra còn phát hiện được Staphylococcus, Streptococcus. trong nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn E. Coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, cổ tử cung luôn khép chặt nên các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá trình đẻ cổ tử cung luôn mở và sau khi đẻ cổ tử cung vẫn mở nên tình trạng nhiễm khuẩn là không tránh khỏi. Như vậy, việc tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái trước và sau khi đẻ là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng tử cung sau khi sinh. Ngoài việc lựa chọn loại thuốc sát trùng tốt, phương pháp tiến hành sát trùng có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì hầu hết các hóa chất sát trùng đều không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng giới hạn trong môi trường có chất bẩn, chất hữu cơ. Do đó, việc chà rửa cho sạch phân và tẩy uế chất bẩn phải thực hiện thật kỹ trước khi phun thuốc sát trùng. Việc sát trùng chuồng trại được đánh giá tốt khi hiệu quả sát trùng đạt mức trên 95%. Nhờ hiệu quả sát trùng đạt mức khá cao đã góp phần hạn chế nhiễm trùng vào tử cung lợn nái sau khi sinh (Trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho (2002)

Khi tử cung bị viêm, dịch viêm tử cung chứa các sản phẩm độc. Sản phẩm độc vừa kích thích cổ tử cung luôn hé mở vừa thu hút các loại vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Đặc biệt có sự xâm nhiễm của Pseudomonas đã đẩy nhanh quá trình hình thành mủ trong dịch viêm tử cung.

Một phần của tài liệu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (m.m.a) trên đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại huyện thuận thành tỉnh bắc ninh và thử nghiệm biện pháp phòng,trị (Trang 60)