- Phƣơng pháp kế toán:
+ Phƣơng pháp kế toán dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đƣợc ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền.
+ Phƣơng pháp chứng từ kế toán: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.
+ Phƣơng pháp tính giá: Đây là phƣơng pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản nhƣ: tài sản cố định, hàng hoá, vật tƣ, sản phẩm và lao vụ…
+ Phƣơng pháp đối ứng tài khoản: là phƣơng pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng đƣợc phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Phƣơng pháp tổng hợp và cân đối kế toán: đây là phƣơng pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối nhƣ: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lƣu chuyển tiền tệ…
- Hình thức kế toán: theo hình thức sổ nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ của công ty nhƣ sau: căn cứ vào chứng từ kế toán đã đƣợc kiểm tra kế toán viên tiến hành ghi sổ, định khoản và vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu của Nhật ký chung hàng ngày chuyển sang sổ cái cho những tài khoản tƣơng ứng. Cuối kỳ bộ phận kế toán công ty sẽ thực hiện khóa sổ kế toán tính ra số dƣ cuối kỳ trên sổ cái và đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết. Khi lập bảng cân đối phát sinh thì kế toán dựa trên cơ sở số liệu của sổ cái, còn khi lập báo cáo kế toán thì dựa trên cơ sở lập bảng cân đối phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết.
- Phƣơng pháp so sánh : sử dụng so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối để so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm.
+ So sánh tuyệt đối : là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc ( là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc).
+ So sánh tƣơng đối : là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối Chỉ tiêu kỳ phân tích – chỉ tiêu kỳ gốc
hoàn thành kế hoạch = x 100% (2.13)
Chỉ tiêu kỳ gốc
- Phƣơng pháp tỷ số:
Các tỷ số hiệu quả hoạt động: các tỷ số này đo lƣờng hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty.
+ Tỷ số vòng quay hàng tồn kho để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho
+ Kỳ thu tiền bình quân dùng để đo lƣờng hiệu quả và chất lƣợng quản lý khoản phải thu
Các tỷ số khả năng sinh lời: nhằm đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp theo từng gốc độ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích
+ Tỷ số lợi nhận trên doanh thu (ROS) phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lƣờng khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu.
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XNK THỦY SẢN CẦN THƠ