Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 75)

Cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đã

đưa ra như sau:

Một là, chỉ đạo các Tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật

về hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng, không cho vay mới để

trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ;

Hai là, yêu cầu các Tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để

thực hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp

xử lý phù hợp, như: Cơ cấu lại nợ một cách cách hợp lý để giảm khó khăn tài chính tạm thời cho DN, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định, thực hiện tốt

việc mua bán nợ;

Ba là, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn cho DN thông qua giảm lãi suất tiền va y đối với cả lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản xuất

kinh doanh khác;

Bốn là, rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phòng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín

dụng trong hoạt động ngân hàng;

Năm là,tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để

bảo đảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc

biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về

an toàn hoạt động tín dụng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên

quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác, như: triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp

xếp, đổi mới và cơ cấu lại các DNNN, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn

với việc xử lý nợ xấu của các DN này; Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường BĐS phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát tr iển lành

mạnh...Trên thực tế, Việt Nam đã thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng

của DN (DATC) thuộc Bộ Tài chính để thực hiện sứ mệnh giúp lành mạnh hóa tài chính củaDNNN, đồng thời thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DNNN.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về

hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng, không cho vay mới để

trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ. Chủ động phối hợp với khách hàng vay để

thực hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp

xử lý phù hợp, như: Cơ cấu lại nợ một cách cách hợp lý để giảm khó khăn tài chính tạm thời cho DN, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp

luật, thực hiện tốt việc mua bán nợ theo quy định của pháp luật, trường hợp tổ chức

tín dụng có nhu cầu chào mua, bán các khoản nợ nhưng chưa tìm được bên bán nợ/bên mua nợ, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp, báo cáo để Ngân hàng Nhà nước thông tin, khuyến nghị các tổ chức tín dụng khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tham gia mua/bán;

Mặc dù những biện pháp này đã giúp làm dịu đi những căng thẳng trên thị trường tín dụng, nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu đang tồn đọng trong

hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không phải do riêng bản thân ngân hàng gây ra nên để xử lý dứt điểm nợ xấu cần phải

có những giải pháp tích cực cơ cấu lại DN, nâng cao năng lực tài chính, khả năng kinh

doanh, mở rộng thị trường của DN...

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên

quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác, bao gồm:

(i) Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các

ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tí n dụng phù hợp, đẩy nhanh

tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu;

(ii) Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc,

xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, giảm nợ xấu và có cơ sở để mở rộng tín dụng cho

nền kinh tế;

(iii) Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các

DNNN, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các

DN này;

(iv) Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường BĐSphục hồi nhanh, quản lý

chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh

- Điều hành chủ động, linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường: Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành linh hoạt

chính sách tiền tệ theo hướng bảo đảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô, giảm bớt rủi ro thị trường cho tổ chức tín dụng và nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng,

nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém để bảo đảm t ổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp

với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả.

- Điều hành chủ động, linh hoạt, có hiệu quả tỷ giá theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ và diễn biến kinh tế vĩ mô: Bám sát diễn biến trên thị trường

ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với

các cân đối vĩ mô, hướng tới mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần

khắc phục căn bản tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống tổ chức tín dụng để tạo điều kiện đáp ứng tốt các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp,

hợp lý của nền kinh tế. Nhờ đó, thanh khoản ngoại tệ trên thị trường được cải thiện rõ rệt và Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng ngoại tệ đáng kể bổ sung cho dự

trữ ngoại hối Nhà nước, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được các tổ

chức tín dụng đáp ứng kịp thời.

- Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân. Nhờ đó, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, góp phần vào sự ổn định chung

- Tiếp tục vận hành, theo dõi, quản trị Hệ thống Thanh toán liên ngân hàng ổn định, thông suốt; Hiện đại hóa và phát triển đồng bộ hệ thống thanh toán ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Ngân hàng thanh toán quốc tế đối với các hệ

thống thanh toán trọng yếu; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin mới cho các

nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật hạ tầng công

nghệ thông tin.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền

tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng để ổn định tâm lý,

tạo sự đồng thuận trong xã hội và tránh gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng,

thị trường tài chính .

- Hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam

nhằm hỗ trợ cho hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

- Đổi mới, củng cố hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Phát triển hệ thống

giám sát theo tiêu chuẩn CAMELS, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng

và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện khung pháp lý về các quy định về an toàn vốn theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II. Triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng

Chính phủ. Triển khai thực hiện Dự án hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa hệ

thống ngân hàng (FSMIMS). Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các tổ chức tín

dụng phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 75)