Để xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai,
Techcombank có thể chủ động triển khai 10 giải pháp như sau:
1. Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp
xử lý thích hợp;
2. Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu;
3. Tiếp tục cơ cấu lại nợ;
4. Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi;
5. Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm;
6. Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm;
7. Hoán đổi nợ thành vốn;
8. Bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng củaDN (DATC) thuộc
9. Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động;
10. Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Ngoài ra, muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần phải giải quyết tốt
ba vấn đề cơ bản như sau:
Một là, phân loại chi tiết loại nợ xấu: Thực hiện đánh giá, phân tích để
phân loại nợ xấu thành các nhóm như khách quan, chủ quan, có thái độ hợp
tác với ngân hàng trong việc thực thi kế hoạch trả nợ, chây ỳ trong việc trả
nợ, có tài sản đảm bảo tiền vay, không có tài sản đảm bảo tiền vay,... để có
những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.
Hai là, có kế hoạch cụ thể xử lý nợ xấu : Ngân hàng cần chủ động xây dựng phương án xử lý, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý
thu hồi. Thành lập các Tổ xử lý nợ thu hồi nợ, trong đó lãnhđạo phụ trách tín
dụng làm tổ trưởng. Hàng tuần, tổ xử lý nợ họp để đánh giá kết quả xử lý
trong tuần và thống nhất chương trì nh hoạt động của tuần tới. Hàng tháng tại
cuộc họp giao ban tại hội sở, tại các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc báo cáo
kết quả xử lý thu hồi nợ xấu để giám đốc chi nhánh giao nhiệm vụ xử lý tiếp
theo. Thực hiện phân công giao nhiệm vụ, giao trách nhiệm, giao khoán thu nợ như một chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng. Đồng thời gắn trách nhiệm đối với
CBTDđể nợ quá hạn phát sinh trong quá trình quản lý tín dụng.
Ba là, tranh thủ sự hỗ trợ và phối kết h ợp chặt chẽ trong xử lý nợ xấu. Tranh
thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu. Đối với nợ quá hạn, trường hợp khách hàng có nợ quá
hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, biến động bất lợi của giá
cả hàng hóa, ốm đau đột xuất,… cần phải xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để
tháo gỡ khó khăn như: gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để
tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. CBTD phải là người gần gũi với khách hàng để đề
xuất các biện pháp nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng kể cả về phương diện quản lý,
nếu khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn có thể thực hiện miễn giảm lãi trong khuôn khổ và khả năng cho phép để thể hiện thiện chí của ngân hàng. Làm tốt được công tác này, mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng khăng khít hơn, người có nợ quá hạn ý thức được trách nhiệm
của mình trong việc trả nợ
Trường hợp khách hàng có biểu hiện thiếu tích cực, không hợp tác tốt
với ngân hàng trong việc xây dựng kế hoạch trả nợ, tùy mức độ và từng trường
hợp cụ thể để áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau nhưng phải tuân theo
nguyên tắc là kiên quyết, dứt khoát. Trước hết, phối hợp với các tổ chức chính trị -
xã hội cùng tác động, giáo dục tư tưởng để người vay ý thức được nghĩa vụ trả nợ. Nếu người vay vẫn không chịu trả nợ cần áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn như
phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc người vay phải thực
hiện nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện, phát mại tài sản thu hồi nợ… Bài học rút ra
trong nhiều năm là nơi nào làm tốt công tác thu hồi nợ chây ỳ thì nơi đó có tỷ lệ
nợ quá hạn thấp
Trường hợp nợ quá hạn có liên quan đ ến CBTD tiêu cực, cho vay thiếu kháchquan, không đúng chế độ tín dụng thì nhất thiết phải xử lý, quy trách
nhiệm vật chất, chuyển công tác khác hoặc xử lý ngừng cho vay, chuyển đi thu
nợ hoặc nặng hơn là sa thải, khởi kiện ra pháp luật