Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn b an đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 20 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 179.934 tỷ đồng (tính đến hết năm 2012). Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự kiến Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên trên 360 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân hàngđầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp vàứng dụng công nghệ.Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 .000 khách hàng DN.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam trong thời gian qua
Dựa trên biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng, lợi nhuận qua các năm có xu hướng tăng trên phương diện về tổng doanh thu cũng như lợi nhuận ròng. Nếu như năm 2010
so với 2009, doanh thu tăng 64,36%, lợi nhuận tăng 21,91%. Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng 72%, lợi nhuận tăng 52,15%. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó
khăn, năm2012, các chỉ số về doanh thu cũng như lợi nhuận bị giảm so với năm trước đó. Do môi trường kinh tế năm 2012 có nhiều diễn biến khó khăn, sản xuất kinh doanh
của nhiều ngành, lĩnh vực và DN có biểu hiện ngừng trệ, hàng tồn kho nhiều, sức mua
giảm, ... dẫn đến nhu cầu về dịch vụ ngân hàng giảm hoặc không có khả năng tăng so
với dự kiến. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận năm 2012 giảm lần lượt 12,9% và 75,72% so với năm 2011.
2.1.2.1. Các chỉ tiêu chính Tổng tài sản
Qua các năm có sự tăng trưởng tốt, cụ thể:
- Năm 2009: Tổng tài sản toàn hệ thống là 92.582 tỷ đồng, tăng 57% so với năm
2008.
- Năm 2010:Tổng tài sản toàn hệ thống là : 150.291 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2009.
- Năm 2011: Tổng tài sản toàn hệ thống là : 180.531 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010.
- Năm 2012: Tổng tài sản toàn ngân hàng đạt: 179.934 tỷ đồng, giảm 0,3% so
với năm 2011.
Lợi nhuận trước thuế
- Năm 2009: Lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống cả năm là 2.253 tỷ VND.
Lợi nhuận toàn hệ thống đạt 139% so với năm 2008.
- Năm 2010: Lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống cả năm là 2.745 tỷ VND.
Lợi nhuận toàn hệ thống đạt 122% so với năm 2009.
- Năm 2011: Với những khó khăn về thanh khoản của hệ thống ngân hàng, mặt
trước thuế của toàn hệ thống cả năm là 4.221 tỷVND. Toàn hệ th ống tăng so với năm 2010 là 54%.
- Năm 2012: Lợi nhuận trước thuế cả năm của toàn Ngân hàng đạt 1.018 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2011.
Huy động toàn ngân hàng
- Năm 2009: Tổng nguồn huy động của toàn hệ thống đạt 72.693 tỷVND, tăng
50% so với năm 2008. Trong đó phần lớn là huy động dân cư với gần 43.000 tỷ đồng chiếm gần 60% tổng huy động.
- Năm 2010: Tổng nguồn huy động của toàn hệ thống đạt 108.334 tỷVND, tăng
50% so với năm 2009.
- Năm 2011: Tổng nguồn huy động của toàn hệ thống (không bao gồm phát hành giấy tờ có giá) đạt 136.781 tỷVND, tăng 26% so với năm 2010.
- Năm 2012: Tổng huy động toàn Ngân hàng (không bao gồm những giấy tờ có giá đã phát hành)đạt 111.462 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011.
Vốn điều lệ
- Năm 2009: Techcombank đã tăng vốn điều lệ 2 lần, đạt mốc vốn điều lệ của
Techcombank là 5.400 tỷ đồng
- Năm 2010: Tính đến ngày 31/12/2010, vốn chủ sở hữu của các cổ đông Techcombank đạt 9.389 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm trước. Vốn cổ phần đã
tăng từ 5.400 tỷ đồng lên 6.932 tỷ đồng vào tháng 06/2010 khi Techcombank quyết định bổ sung 1.532 tỷ đồng từ quỹ dự trữ để bổ sung vốn. Ngoài việc tăng
vốn chủ sở hữu, việc phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi vào tháng 12/2010 đã củng cố thêm sức mạnh tài chính của Ngân hàng. Do đó, đến cuối năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Techcombank đã vượt
mức yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, đạt 13,1% so với mức 9,6% vào cuối năm 2009
- Năm 2011: Trong năm 2011, Techcombank đã hoàn thành việc tăng vốn điều
lệ tăng từ 6.932.tỷ đồng lên 8.788 tỷ đồng
2.1.2.2. Các sản phẩm, dịch vụ của NH TMCP Kỹ thương Việt Nam Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức
kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm
không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm
tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ . - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ .
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài .
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nước và quốc tế .
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư
tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu
chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Chuyển tiền nhanh Western Union.
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả Kiều hối…
Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…).
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu…).
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát
minh sáng chế.
Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…).
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu trong Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
2.2.1. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam thời gian từ năm 2009-2012
2.2.1.1. Tình hình nợ xấu của một số NHTM cổ phần qua các năm
Từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu năm 2009 khoảng 45 nghìn tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 2,5% tổng dư nợ; năm 2010 khoảng 38 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,1%; năm 2011 khoảng 78 nghìn tỷ đồng chiếm 3,2%; năm 2012 là 6%. Những con số ngắn
gọn kể trên đã cho thấy một phần thực trạng nợ xấu ở Việt Nam thời gian qua. Trong
bối cảnh nền kinh tế khó khăn kéo dài, sự gia tăng “nợ xấu” tức gia tăng rủi ro trong
hoạt động có tính nhạy cảm cảm cao như hoạt động ngân hàng là một vấn đề thực sự đáng lo ngại.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng qua các năm 2008-2012
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước)
Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng nợ xấu mạnh qua các năm: Cao nhất là năm 2008 (tăngvọt lên 74,37%) doảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế, có xu hướng giảm năm 2009, nhưng sau đó lại tăng trở lại từ 2009 đến 2012.
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng qua các năm 2008-2012
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước)
- Dư nợ lớn tập trung vào các ngành công nghiệp (29%), dịch vụ (27%), thương
mại (20%). Trong đó, nợ xấu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với
22% tổng dư nợ, BĐS và dịch vụ (19%), ngành buôn bán, sửa chữa ô tô, xe máy
(19%), ngành vận tải, kho bãi (11%), ngành xây dựng (10%).
- Các DNNN, tập đoàn kinh tế Nhà nước chiếm tới 70% tổng tổng số nợ xấu,
30% còn lại thuộc về các thành phần kinh tế khác.
- Nợ xấu tập trung chủ yếu ở một vài tổ chức tín dụng, nhất là các NHTM Nhà
nước. Đáng chú ý là nợ xấu của ngân hàng SHB chiếm 8,53% tổng dư nợ cho
vay, Bảo Việt Bank 5,94%, Agribank 5,8%.
Biểu đồ 2.4 :Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2012
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước)
Nhận xét: Theo các báo cáo công khai thì SCB đang có tỷ lệ nợ xấu cao nhất
trong nhóm này, tới 7,2%. Tuy nhiên trường hợp này là ngoại lệ khi mà ngân hàng vừa
tiến hành tái cơ cấu được hơn một năm, sau khi tiến hành hợp nhất cùng TinNghiaBank và FicomBank theo chủ trương của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong diện
buộc phải tái cơ cấu đều khá cao, ví dụ như WesternBank với 6,89% hay Navibank với
5,6%. Còn trong nhóm các ngân hàng không thuộc diện bắt buộc phải tái cơ cấu thì BaoVietBank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Ngân hàng này dù chỉ có 400 tỷ đồng nợ xấu
song lại chiếm tới 5,94% trên tổng dư nợ. Một trường hợp khác nữa như Ngân hàng Đại Á, tỷ lệ nợ xấu cũng lên tới 4,4%.
2.2.1.2. Tình hình nợ xấu Techcombank qua các năm
Bảng 2.1: Dư nợ của Techcombank qua các năm 2009 –2012
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ lệ % Năm 2010 Tỷ lệ % Năm 2011 Tỷ lệ % Năm 2012 Tỷ lệ %
Dư nợ cho vay 42,093 100% 52,928 100% 63,451 100% 68,261 100%
Phân theo lĩnh vực kinh tế
Nông nghiệp và lâm nghiệp 6,349 15.1% 5,390 10.2% 8,783 13.8% 6,390 9.4%
Thương mại, sản xuất và chế biến 16,169 38.4% 19,706 37.2% 22,992 36.2% 24,140 35.4%
Xây dựng 2,752 6.5% 4,665 8.8% 5,096 8.0% 5,173 7.6% Kho bãi, vận tải và thông tin liên
lạc 1,500 3.6% 2,060 3.9% 2,114 3.3% 874 1.3% Cá nhân và các ngành nghề khác 15,323 36.4% 21,107 39.9% 24,466 38.6% 31,684 46.4% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 28,310 67.3% 30,076 56.8% 35,587 56.1% 36,446 53.4% Trung hạn 8,321 19.8% 10,468 19.8% 10,619 16.7% 16,425 24.1% Dài hạn 5,462 13.0% 12,384 23.4% 17,245 27.2% 15,390 22.5%
( Nguồn : Báo cáo thường niên Techcombank các năm 2009–2012 )
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay của Techcombank qua các năm 2009-2012
Đơn vị: Tỷ đồng 42,093 52,928 63,451 68,261 - 20,000 40,000 60,000 80,000 2009 2010 2011 2012
Phân tích tình hình tăng trường dư nợ của ngân hàng qua các năm 2009-2012
Qua biểu đồ 2.5 ta thấy dư nợ cho vay của Techcombank vẫn tiếp tục về con số
tuyệt đối. Nếu như dư nợ năm 2009 là xấp xĩ 42.093 tỷ đồng thì năm 2010 là xấp xĩ
52.928 tỷ đồng, năm 2011 là xấp xĩ 63.451 tỷ đồng và cho đến cuối năm 2012 là 68.261 tỷ đồng, tăng 7.6 % so với năm 2011. Tổng mức tăng trưởng danh mục cho vay
thấp hơn năm 2011 (20%) do những nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng và chính sách cho vay thận trọng hơn.
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề của Techcombank các năm
2009-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Ta thấy qua các năm 2009-2012, tỷ trọng cho vay các ngành nghề kinh tế của
Ttechcombankổn định qua các năm, cụ thể chú trọng tăng trưởng cho vay thương mại,
sản xuất và chế biến và mảng bán lẻ . Điều này thể hiện rõ định hướng cho vay của
Techcombank, phù hợp với xu thế kinh tế, đầu tư vào các ngành tạo ra giá trị gia tăng
lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát tr iển.
Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn của Techcombank các năm 2009- 2012
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Techcombank hợp lý
với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn ( trên 50% ), dư nợ trung hạn và dài hạn
chiếm tỷ trọng tương đương nhau. Dư nợ trung hạn năm 2012 tăng mạnh do ngân hàng
đẩy mạnh cho vay mảng cá nhân nhằm tăng khả năng sinh lời, hạn chế rủi ro vì mảng
cho vay cá nhân ít rủi ro và tỷ suất sinh lời cao hơn, chú trọng mảng bán lẻ , đúng theo
chuẩn mực quốc tế.
Bảng 2.2:Dư nợ các nhóm nợ 1-5 của Techcombank qua các năm 2009 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 % Năm 2010 % Năm 2011 % Năm 2012 %
Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn 39,345 93.47 50,097 94.65 57,105 90 64,415 94.37
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 1,700 4.04 1,620 3.06 4,5537.18 2,006 2.94
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 474 1.13 719 1.36 927 1.46 108 0.16
Nhóm 4 - Nợ nghingờ 431 1.02 320 0.61 624 0.98 849 1.24
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 143 0.34 172 0.32 242 0.38 883 1.29
Tổng cộng 42,093 100 52,928 100 63,451 100 68,261 100
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank qua các năm 2009-2012
Đơn vị:%
Qua biểu đồ ta thấymặc dù tỷ lệ nợ xấu có sự tăng giảm qua các năm, nhưng xu
thế vẫn trên đà tăng lên. Điều này, thực sự đáng lo ngại. Mặc dù nợ xấu năm 2012 có
giảm so với năm 2011 từ 2.82 % xuống còn 2.69% nhưng tỷ lệ nợ xấu năm 2012 vẫn tăng so với năm 2009. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, năm 2012 là một năm đầy khó khăn của ngành ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng. Vì vậy, tỉ lệ nợ xấu
của Techcombank giảm còn 2,69%, phản ánh việc ngân hàng đã đặt trọng tâm nhiều hơn vào chất lượng tín dụng, chú trọng công tác x ử lý nợ xấu và vào các hoạt động
giảm thiểu rủi ro để đảm bảo một bảng cân đối lành mạnh.
Biểu đồ 2.9 cho ta thấy được tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2009 -2012 của Techcombank. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn tình hình chất lượng dư nợ cho vay của
Techcombank, chúng ta cần phân tích cụ thể hơn về dư nợ của từng nhóm nợ để từ đó
có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình quản lý nợ xấu tại Techcombank
Biểu đồ 2.10 : Dư nợ các nhóm nợ từ nhóm 2đến nhóm 5 của Techcombank qua
các năm 2009- 2012
Biểu đồ 2.11 : Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của Techcombank qua các năm
Qua biểu đồ 2.x và 2.x ta thấy, nợ nhóm 2 năm 2011 đạt 4.553 tỷ đồng, chiếm
7.18% tổng dư nợ, tăng mạnh so với 2 năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 tỷ
lệ nợ nhóm 2 giảm chỉ còn 2006 tỷ đồng, chiếm 2.94% tổng dư nợ. Nợ nhóm 3 có xu hướng tăng qua các năm 2009- 2012 nhưng đến năm 2012 giảm chỉ còn 108 tỷ đồng,
chiếm 0.16% tổng dư nợ. Mặt khác, ta thấy tuy nợ nhóm 3 giảm nhưng nợ nhóm 4 và
nhóm 5 tăng khá nhanh, điển hình là nợ nhóm 4 năm 2009 là 431 tỷ đồng, chiếm
1.02% tổng dư nợ ; năm 2010 giảm còn 320 tỷ đồng, chiếm 0.6% dư nợ ; năm 2011 tăng gần gấp đôi lên 624 tỷ đồng, chiếm 0.98% tổng dư nợ; và đặc biệt năm 2012 nợ nhóm 4 tăng lên đến 849 tỷ đồng, chiếm 1.24% tổng dư nợ. Nợ nhóm 4 nếu không xử
lý kịp trong đến cuối năm 2013sẽ chuyển sang nợ nhóm 5, làm gia tăng tỷ lệ nợ nhóm
5,ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh và hìnhảnh của ngân hàng . Bên cạnh