Để thực hiện tốt công tác quản lý nợ xấu, bên cạnh nỗ lực của chính bản thân
ngân hàng thì cần có sự góp sức vô cùng to lớn của chính phủ. Một số đề xuất đối với
chính phủ trong cuộc chiến chống nợxấu cụ thể như sau:
Phương án 1: Nhà nước sẽ mua lại toàn bộ nợ xấu cho các ngân hàng thương mại: Việc Nhà nước mua lại nợ xấu của các ngân hàng là một vấn đề cực kỳ khó giải
quyết bởi vìđể đảm bảo sự công bằng, minh bạch thì phải có một cơ chế đấu giá minh bạch đối với các tài sản này
Tuy nhiên, việc đấu giá cho hàng vạn tài sản là nợ xấu tại hàng ngàn các DN,
các cá nhân khác nhau trong nền kinh tế quả là rất khó khăn, quá trình này không thể giải quyết nhanh chóng, sẽ mất rất nhiều năm mới có thể thực hiện được.Vậy nếu mua lại nợ xấu thì chỉ nên dừng lại ở phạm vi hẹp và đối với các tài sản dễ dàng định giá chính xác trên thị trường
Phương án 2: Kéo dài thời gian các DN cần phải trả nợ cho các NH. Trước mắt, các DN này sẽ vẫn duy trìđược cơ bản lượng tiền, vốn nhất định đáp ứng cho nhu cầu
hoạt động một cách cầm chừng, khi đã hoạt động mang tính cầm cự, các DN không thể nào đạt được lợi nhuận cao như trong điều kiện bình thường, nếu sản xuất kinh doanh
có lãi, số lãi này cũng không thể nào trả đủ cho phần lãi vay ngân hàng, chứ chưa nói đến việc trả số tiền gốc, các DN vẫn tiếp tục phải gánh chịu những khoản nợ và phải
tiếp tục trả lãi cao cho những món vay đó, như vậy phương án này không thực sự hiệu
quả, nó chỉ kéo dài thêm ngày xảy ra viễn cảnh xấu mà thôi
Phương án 3: Hỗ trợ để thực hiện các khoản thanh toán, chẳng hạn như Nhà nước giảm miễn thuế cho các DN, hoặc giãn thời gian nộp thuế đối với các DN, phương án này có hiệu quả, tuy nhiên nó chưa phải là liều thuốc đủ mạnh để chữa trị
cho các DN trong nền kinh tế hiện nay
Phương án 4: Giảm lãi suất cho vay: Việc giảm lãi suất cho vay từ 18% xuống
15%, 13%, 12% có ý nghĩa nhất định đối với nhiều DN trên thị trường, tuy nhiên điều
này cũng không khiến cho các DN xây dựng thêm nhà xưởng mới hoặc mua thêm máy móc thiết bị mới bởi vì thực tế đã chứng mình rằng trong thời gian qua, tình trạng dư thừa năng lực sản xuất gia tăng đáng kể do lãi vay ngân hàng quá cao,một tỷ lệ không nhỏ các DN sản xuất kinh doanh trên thị trường phải thu hẹp quy mô hoạt động thậm
chí phá sản, giải thể.
Phương án 5:Giảm số nợ gốc mà các ngân hàng đã cho các DN và các cá nhân vay vốn.Việc giảm số nợ gốc này được xét theo hai trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Đối với những khoản nợ xấu này lại có lỗi do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng như thẩm định dự án để cho vay sai, việc quản lý rủi ro cho vay yếu kém, sử dụng tiền đối với các nghiệp vụ nhiều rủi ro như: ủy thác đầu tư chứng
khoán, cho vay kinh doanh chứng khoán, định giá cho vay bất động sản là quá cao,...
đối với những nợ xấu rơi vào trường hợp này, theo quan điểm về kinh tế học thì Ngân hàng phải tự xử lý, tức là sẽ dùng quỹ dự phòng để sạch bảng cân đối kế toán, bởi vì Ngân hàng cũng là một chủ thể, một pháp nhân trong nền kinh tế, khi Ngân hàng đưa ra các quyết định không thận trọng, sai sót trong kinh doanh thì đương nhiên Ngân
hàng phải trả giá cho những việc làm của chính mình.Nhà nước bơm tiền để giải quyết các khoản nợ xấu do lỗi của ngân hàng thì xét về bản chất sẽ lấy tiền đóng thuế của những DN làm ăn có hiệu quả và của người dân để giải cứu cho những việc làm sai lầm của NH. Hơn nữa nếu bơm tiền để cứu các NH thua lỗ do hoạt động yếu kém của họ,sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu và sẽ càng khuyến khích các ngân hàng này kinh doanh mạo hiểm hơn như thế sẽ gây hậu quả khó lường về sau
Trường hợp 2: Các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan, tức là các ngân hàng thương mại đã quản trị rủi ro tốt, hồ sơ thẩm định cho vay đúng mục đích, đánh giá giá trị tài sản thế chấp phù hợp theo giá thị trường và theo quy định pháp lý, trong
trường hợp này Nhà nước và ngân hàng đều phải cùng nhau chấp nhận thua thiệt đối với các khoản nợ xấu, Nhà nước có thể gánh chịu cho các DN số tiền lãi theo mức lãi suất hiện nay, Nhà nước sẽ trả thay một phần nợ gốc hoặc toàn bộ nợ gốc đối với các DN đó, bù lại các DN phải chuyển một phần thậm chí toàn bộ cổ phần sang cho Nhà nước sở hữu. Việc làm này nếu xét ngay ở thời điểm hiện tại cho thấy Nhà nước bị thiệt thòi,tuy nhiên xét về lâu dài để vấn đề ổn định,phát triển kinh doanh cũng như về mặt xã hội thì nó lại có hiệu quả tốt hơn rất nhiều bởi lẽ sau vài năm, kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng bền vững trở lại, Nhà nước sẽ bán số cổ phần này cho các cổ đông
khác trong nền kinh tế, thu hồi số tiền vốn mà mìnhđã bỏ ra
Có thể thấy trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế thì chỉ có một phần của phương án 1 và phương án 5 là tối ưu, là giải quyết được triệt để vấn đề nợ xấu trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế. Và việc xử lý nợ xấu càng khẩn trương thì càng có hiệu quả cao và tránh được những thiệt hại lớn hơn cho nền kinh tế.
Dù là nợ xấu được xử lý theo cơ chế nào thì muốn thành công đều cần có sự
tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển đúng mức, kịp thời; Xây dựng môi trường kinh tế, chính trị ổn định với những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Trong đó thì DN và ngân hàng là những đối tượng trực tiếp tham gia và cóảnh hưởng lớn tới quá trìnhđịnh
giá các khoản nợ xấu, thỏa thuận mua bán lại nợ, và đặc biệt là giai đoạn phục hồi/thu
hồi lại giá trị của các tài sản xấu đã mua lại. Phương pháp chứng khoán hóa hay phương pháp chuyển nợ thành vốn cổ phần hay bán trực tiếp cho nhà đầu tư muốn thành công để thu hồi vốn đều đòi hỏi sự phục hồi tốt của các DN có nợ xấu cần bán
hiện tại. Dù thành công hay thất bại đều có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Bên cạnh
việc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để xử lý nợ xấu, Chính phủ và Nhà nước cònđóng vai
trò tạo điều kiện để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động
minh bạch, bìnhđẳng, thông suốt. Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngân hàng nhằm cải cách ngành từ nay đến năm 2015. Đề án đưa ra khuôn khổ cho cải cách khu
vực tài chính toàn diện qua mua bán và sáp nhập tự nguyện (M&A) và đa dạng hóa
ngành.Ngày 9/7/2013 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định thành lập Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(Công ty VAMC). Công ty VAMC được thành lập nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Công ty VAMC là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Vốn điều lệ của công ty VAMC là 500 tỷ đồng. Theo quyết định
của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động của Công ty VAMC bao gồm: Mua nợ xấu của
các tổ chức tín dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm.Công ty
VAMC có thể cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn
góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng,
cho thuê tài sản bảo đảm đãđược Công ty VAMC thu nợ; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả
tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay.Đồng thời, Công ty
VAMC cũng có thể tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; đầu tư tài chính, góp vốn,
nhân vay vốn của tổ chức tín dụng và hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của Công ty VAMC sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tuy nhiên, ta thấy rằng việc thành lập Công ty VAMC là công ty quản lý tài sản chứ không
phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính. Có nghĩa là sứ mệnh của Công ty VAMC không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các NHTM, các tổ chức tài chính mà còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tà i sản nàyở mức cao nhất có thể. Vì vậy, NHNN cần ban hành Thông tư hướng dẫn các phương thức VAMC có thể tiến
hành mua lại nợ xấu. và phải cụ thể hóa các quy trình mua nợ xấu giữa các ngân hàng và VAMC thông qua phát hành các trái phiếu đặc biệt.
Bên cạnh đó, NHNN cần có những biện pháp thu hút mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong
thời điểm nguồn lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn.
Việc quản lý nợ xấu của Việt Nam hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của các quốc
gia trên thế giới đã thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: Kinh tế vĩ mô chưa
thực sự ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là BĐS, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay.
Về nguyên tắc, chỉ trong trường hợp nguy cấp, nợ xấu có thể đe dọa đến tính
thanh khoản và sự an toàn của cả hệ thống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định
của nền kinh tế, và đòi hỏi phải cấp bách được xử lý ngay, trong khi các biện pháp xử
lý hiện hành không cho phép các tổ chức tín dụng có thể xử lý kịp thời, thì Chính phủ
mới phải can thiệp trực tiếp Chính phủ hỗ trợ xử lý nợ xấu thông qua cơ chế, chính
sách: tháo gỡ vướng mắc về pháp lý liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, mua bán
nợ,... hạn chế tối đa sử dụng nguồn tài chính của nhà nước để xử lý.
Các Tổ chức tín dụng nên tập trung xử lý những món nợ xấu quy mô nhỏ, lẻ
theo các cách thức truyền thống. VAMC nên trở thành kênh xử lý tập trung quy mô lớn
với các chế tài đặc biệt, nhưng cần được hạn định trước thời hạn hoạt động.