Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại
nợ xấu theo định kỳ. Để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá
thực trạng nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất làở những đơn vị, cá nhân phụtrách có tỷ lệ nợ xấu t ăng nhanh, gắn trách nhiệm
thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong cho vay không
nằm ngoài mục đích này .
3.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm tra nội bộvà kiểm soát sau vay
Giám sát tín dụng cần tiếp tục được chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng để đảm bảo có các công cụ phát hiện sớm các khách hàng có vấn đề và phân luồng xử lý
kịp thời và phù hợp nhằm thực hiện việc thu hồi nợ tốt nhất cho ngân hàng. Các công việc xây dựng nền tảng khác tiếp tục được phát triển để đảm bảo nâng cấp hệ thống
quản trị rủi ro song hành cùng sự phát triển kinh doanh của ngân hàng như: quản trị
danh mục tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản của
ngân hàng, dần dần tiếp cận với các thông lệ tốt nhất.
Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, thủ tục
cho vay, kịp thời phát hiện các tồn tại, sai phạm, các "lỗ hổng” trong hoạt động tín
dụng để đề ra các giải pháp chấn chỉnh phù hợp. Hiểu rõ khách hàng của mìnhđể biết
chuyện gì xảy ra; Cán bộ được phân công phải thường xuyên liên lạc với khách hàng, không chỉ ở trụ sở chính mà cònở nhà máy; Duy trì các kênh liên lạc ở các cấp từ giám
đốc tới kế toán trưởng; Kiểm soát mục đích sử dụng các khoản va y có đúng mục đích
không.
Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng mạnh là do sự thiếu kiểm soát cho vay.
Việc thiếu kiểm soát này là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế nặng về “chỉ huy” và kém minh bạch. Ngân hàng vừa không đủ năng lực thẩm định chất lượng khách hàng vừa không có động cơ để thẩ m định nó. Ngoài ra, vì sự thiếu minh bạch đó làm cho nhóm lợi ích chi phối thị trường tài chính và dẫn đến rủi ro đạo đức. Nền kinh tế gặp khó khăn làm cho nợ xấu tăng và đồng thời cũng khiến cho nợ xấu được che dấu trước đó bung ra.Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng có ý nghĩa hết sức
quan trọng, giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý tồn tại hoạt động tín
dụng. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát cần tổ chức thực hiện tốt
các giải pháp sau:
- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định
kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng. Xác định mục tiêu chính phải đạt được qua đợt kiểm tra, kiểm soát. Xây dựng đề cương kiểm tra có cơ sở khoa
học để nội dung kiểm tra toàn diện, tập trung vào những vấn đề chính như:
kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách tín dụng, chấp hành quy trình tín dụng, các quy định về đảm bảo tiền vay, các biện pháp xử lý nợ, chấp hành mức
phân cấp phán quyết tín dụng, chấp hành chế độ thông tin báo cáo tín dụng, chấp hành chỉ đạo của ngân hàng cấp trên,...
- Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra và giám sát tín dụng chuyên sâu. Ưu
tiên lực lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là về
chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm
trong công tác kiểm tra. Xác định tiêu chuẩn về năng lực, thâm niên công tác và phẩm chất đạo đức của cán bộ kiểm tra, kiểm soát tín dụng.
- Đổi mới nội dung phương pháp kiểm tra, tránh kiểm tra máy móc, rập
khuôn xáo mòn, dẫn tới tình trạng ứng phó làm giảm hiệu lực kiểm tra kiểm soát tín
dụng. Có thể kiểm tra theo định kỳ, theo chương trình công tác hàng tháng,
mục đích kiểm tra có thể kiểm tra toàn diện hoạt động tín dụng hoặc kiểm tra
chuyên sâu một số lĩnh vực, đối tượng cần quan tâm. Kết hợp kiểm tra hồ sơ
vay vốn lưu tại ngân hàng với kiểm tra thực tế khách hàng thông qua việc đối
chiếu, phỏng vấn trực tiếp thực trạng hoạt động Sản xuất-Kinh doanh của khách
hàng.
- Tổ chức tốt công tác phúc tra. Kết quả qua kiểm tra, kiểm soát phải thể
hiện thành biên bản, trong đó đề cập cụ thể những tồn tại, sai sót phát hiện được qua kiểm tra. Yêu cầu đơn vị được kiểm tra có biện pháp sửa sai có hiệu quả và thời gian sửa sai. Tổchức phúc tra kết quả sửa sai để đảm bảo các sai sót được
chấn chỉnh kịp thời và không tiếp tục tái diễn. Xử lý nghiêm những vi phạm, tiêu cực để có tác dụng răn đe đối với các trường hợp tương tự.
- Trong công tác kiểm tra kiểm soát, cần phân công công việc, trách nhiệm rõ ràng của cán bộ kiểm tra sau , ai đi kiểm tra ? bộ phận nào có trách nhiệm liên quan? Từ đó nâng cao được trách nhiệm, ý thức cũng như chất lượng của công tác kiểm tra
sau.
3.2.5. Áp dụng kỹthuật công nghệtrong việc quản lý nợxấu
Việc áp dụng kỹ thuật công nghệ trong việc quản lý nợ xấu không những góp
phần tăng hiệu quả quản lý nợ xấu, tạo nên được sự đồng bộ, thống nhất và rút ngắn được thời gian. Sử dụng công nghệ thông tin để quản lý các hoạt động của ngân hàng hiện đại, cho phép kinh doanh phân tán nhưng quản trị tập trung tại Hội sở chính, cho
phép Hội sở chính có thể giám sát chặc chẽ việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng
chi nhánh; Tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm tra, kiểm soát, quản
trị rủi ro, bảo mật và an ninh dữ liệu. Một hệ thống công nghệ hiện đại phải đáp ứng được việc quản lý khách hàng tiền gửi, tiền vay trong toàn hệ thống, đảm bảo mỗi
khách hàng chỉ được c ấp một mã khách hàng duy nhất, có thể quản lý và truy vấn mọi
thông tin của khách hàng về tiền gửi, tiền vay, bảo đảm tiền vay, lịch sử giao
dịch,...
Việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tại Techcombank nói riêng và các NHTM khác nói chung, hiện nay, doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng
cao cho dù tín dụng lại là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro. Trong thực tế cũng chứng
minh rõ, thu dịch vụ có tính ổn định cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động và hiệu quả
mang lại cao nhất. Cho nên, bên cạnh việc xây dựng chính sách tín dụng theo định hướng thì việc phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm cũng không kém phần quan
trọng. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng đang được chú trọng rất
lớn. Một chính sách tín dụng nhằm đa dạng hóa các đối tượng đầu tư và các sản
phẩm tín dụng theo xu thế phát triển chung của thị trường tín dụng. Khi mà nền
kinh tế càng phát triển the o xu hướng hội nhập thì yêu cầu mở rộng và đa
dạng hóa các sản phẩm cho vay (cho vay mua nhà ở và sửa chữa nhà ở, cho
vay tiền mua ô tô, cho vay tiền đi du học hay đi xuất khẩu lao động...) là một tất
yếu trên con đường phát triển của ngân hàng. Mở ra dịch vụ này sẽ tạo được lá chắn
an toàn cho các khoản dư nợ tín dụng, đa dạng hóa kết cấu tài sản có của ngân hàng, phân tán và giảm thiểu các khoản nợ xấu
3.2.7. Nhóm giải pháp xửlý nợxấu
Để xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai,
Techcombank có thể chủ động triển khai 10 giải pháp như sau:
1. Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp
xử lý thích hợp;
2. Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu;
3. Tiếp tục cơ cấu lại nợ;
4. Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi;
5. Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm;
6. Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm;
7. Hoán đổi nợ thành vốn;
8. Bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng củaDN (DATC) thuộc
9. Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động;
10. Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Ngoài ra, muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần phải giải quyết tốt
ba vấn đề cơ bản như sau:
Một là, phân loại chi tiết loại nợ xấu: Thực hiện đánh giá, phân tích để
phân loại nợ xấu thành các nhóm như khách quan, chủ quan, có thái độ hợp
tác với ngân hàng trong việc thực thi kế hoạch trả nợ, chây ỳ trong việc trả
nợ, có tài sản đảm bảo tiền vay, không có tài sản đảm bảo tiền vay,... để có
những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.
Hai là, có kế hoạch cụ thể xử lý nợ xấu : Ngân hàng cần chủ động xây dựng phương án xử lý, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý
thu hồi. Thành lập các Tổ xử lý nợ thu hồi nợ, trong đó lãnhđạo phụ trách tín
dụng làm tổ trưởng. Hàng tuần, tổ xử lý nợ họp để đánh giá kết quả xử lý
trong tuần và thống nhất chương trì nh hoạt động của tuần tới. Hàng tháng tại
cuộc họp giao ban tại hội sở, tại các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc báo cáo
kết quả xử lý thu hồi nợ xấu để giám đốc chi nhánh giao nhiệm vụ xử lý tiếp
theo. Thực hiện phân công giao nhiệm vụ, giao trách nhiệm, giao khoán thu nợ như một chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng. Đồng thời gắn trách nhiệm đối với
CBTDđể nợ quá hạn phát sinh trong quá trình quản lý tín dụng.
Ba là, tranh thủ sự hỗ trợ và phối kết h ợp chặt chẽ trong xử lý nợ xấu. Tranh
thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu. Đối với nợ quá hạn, trường hợp khách hàng có nợ quá
hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, biến động bất lợi của giá
cả hàng hóa, ốm đau đột xuất,… cần phải xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để
tháo gỡ khó khăn như: gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để
tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. CBTD phải là người gần gũi với khách hàng để đề
xuất các biện pháp nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng kể cả về phương diện quản lý,
nếu khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn có thể thực hiện miễn giảm lãi trong khuôn khổ và khả năng cho phép để thể hiện thiện chí của ngân hàng. Làm tốt được công tác này, mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng khăng khít hơn, người có nợ quá hạn ý thức được trách nhiệm
của mình trong việc trả nợ
Trường hợp khách hàng có biểu hiện thiếu tích cực, không hợp tác tốt
với ngân hàng trong việc xây dựng kế hoạch trả nợ, tùy mức độ và từng trường
hợp cụ thể để áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau nhưng phải tuân theo
nguyên tắc là kiên quyết, dứt khoát. Trước hết, phối hợp với các tổ chức chính trị -
xã hội cùng tác động, giáo dục tư tưởng để người vay ý thức được nghĩa vụ trả nợ. Nếu người vay vẫn không chịu trả nợ cần áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn như
phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc người vay phải thực
hiện nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện, phát mại tài sản thu hồi nợ… Bài học rút ra
trong nhiều năm là nơi nào làm tốt công tác thu hồi nợ chây ỳ thì nơi đó có tỷ lệ
nợ quá hạn thấp
Trường hợp nợ quá hạn có liên quan đ ến CBTD tiêu cực, cho vay thiếu kháchquan, không đúng chế độ tín dụng thì nhất thiết phải xử lý, quy trách
nhiệm vật chất, chuyển công tác khác hoặc xử lý ngừng cho vay, chuyển đi thu
nợ hoặc nặng hơn là sa thải, khởi kiện ra pháp luật
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghịvới Chính phủ
Để thực hiện tốt công tác quản lý nợ xấu, bên cạnh nỗ lực của chính bản thân
ngân hàng thì cần có sự góp sức vô cùng to lớn của chính phủ. Một số đề xuất đối với
chính phủ trong cuộc chiến chống nợxấu cụ thể như sau:
Phương án 1: Nhà nước sẽ mua lại toàn bộ nợ xấu cho các ngân hàng thương mại: Việc Nhà nước mua lại nợ xấu của các ngân hàng là một vấn đề cực kỳ khó giải
quyết bởi vìđể đảm bảo sự công bằng, minh bạch thì phải có một cơ chế đấu giá minh bạch đối với các tài sản này
Tuy nhiên, việc đấu giá cho hàng vạn tài sản là nợ xấu tại hàng ngàn các DN,
các cá nhân khác nhau trong nền kinh tế quả là rất khó khăn, quá trình này không thể giải quyết nhanh chóng, sẽ mất rất nhiều năm mới có thể thực hiện được.Vậy nếu mua lại nợ xấu thì chỉ nên dừng lại ở phạm vi hẹp và đối với các tài sản dễ dàng định giá chính xác trên thị trường
Phương án 2: Kéo dài thời gian các DN cần phải trả nợ cho các NH. Trước mắt, các DN này sẽ vẫn duy trìđược cơ bản lượng tiền, vốn nhất định đáp ứng cho nhu cầu
hoạt động một cách cầm chừng, khi đã hoạt động mang tính cầm cự, các DN không thể nào đạt được lợi nhuận cao như trong điều kiện bình thường, nếu sản xuất kinh doanh
có lãi, số lãi này cũng không thể nào trả đủ cho phần lãi vay ngân hàng, chứ chưa nói đến việc trả số tiền gốc, các DN vẫn tiếp tục phải gánh chịu những khoản nợ và phải
tiếp tục trả lãi cao cho những món vay đó, như vậy phương án này không thực sự hiệu
quả, nó chỉ kéo dài thêm ngày xảy ra viễn cảnh xấu mà thôi
Phương án 3: Hỗ trợ để thực hiện các khoản thanh toán, chẳng hạn như Nhà nước giảm miễn thuế cho các DN, hoặc giãn thời gian nộp thuế đối với các DN, phương án này có hiệu quả, tuy nhiên nó chưa phải là liều thuốc đủ mạnh để chữa trị
cho các DN trong nền kinh tế hiện nay
Phương án 4: Giảm lãi suất cho vay: Việc giảm lãi suất cho vay từ 18% xuống
15%, 13%, 12% có ý nghĩa nhất định đối với nhiều DN trên thị trường, tuy nhiên điều
này cũng không khiến cho các DN xây dựng thêm nhà xưởng mới hoặc mua thêm máy móc thiết bị mới bởi vì thực tế đã chứng mình rằng trong thời gian qua, tình trạng dư thừa năng lực sản xuất gia tăng đáng kể do lãi vay ngân hàng quá cao,một tỷ lệ không nhỏ các DN sản xuất kinh doanh trên thị trường phải thu hẹp quy mô hoạt động thậm
chí phá sản, giải thể.
Phương án 5:Giảm số nợ gốc mà các ngân hàng đã cho các DN và các cá nhân vay vốn.Việc giảm số nợ gốc này được xét theo hai trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Đối với những khoản nợ xấu này lại có lỗi do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng như thẩm định dự án để cho vay sai, việc quản lý rủi ro cho vay