Về cơ bản, có thể thấy lộ trình nàyđược xây dựng dựa trên các thông lệ và kinh nghiệm quốc tế (nhất là từ những cách thức mà nhiều nước trong khu vực đã tiến hành
để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á những năm 1997 – 1998),
trên cơ sở phù hợp với những điều kiện đặc thù của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam không thể thiếu những bước quan trọng gồm: Ghi nhận nợ xấu; Trích lập dự
phòng rủi ro ; Triển khai và tăng cư ờng công tác quản trị; Sử dụng các kênh và nguồn
lực để giải quyết nợ xấu; Xác định khung thời gian cho xử lý nợ xấu; các TCTD tự xóa
nợ xấu; Cứu trợ từ ngân sách; Thành lập công ty quản lý tài sản (AMC); Thu hút vốn
từ nước ngoài...
Tại Việt Nam, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với
tình hình kinh tế, xã hội như sau:
Chính phủ và NHNN đã ban hành Quyết định thành lập Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(Công ty VAMC). Tuy nhiên, cần phải xác định rõ rằng nhiệm vụ chính của
VAMC là loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán của các TCTD với mức
giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Vì vậy, Chính
phủ và NHNN cần ban hành Thông tư hướng dẫn việc định giá các khoản nợ
xấu và tiến hành nhanh chóng việc mua lại nợ xấu của các TCTD. NHNN cần
thiết lập một cơ chế minh bạch và rõ ràng trong việc xử lý các tài sản, chỉ định
các chuyên gia quản lý và xem xét các chuyên viên này, cơ chế chào bán mở. NHNN cần có chính sách và quản lý thích hợp đối với VAMC để tối đa hóa giá
trị phục hồi, không làm rối loạn thị trường khi bán ra các tài sản, tạo ra lợi
nhuận trên vốn. Bên cạnh đó, NHNN cần có chính sách khuyến khích và bắt
buộc các TCTD phải bán nợ xấu cho công ty VAMC. Các TCTD cần chấp nhận
lỗ khi bán các khoản nợ xấu để tập trung vào hoạt động trung gian tài chính của
mình, trên cơ sở đó giúp nền kinh tế đất nước phục hồi.
NHNN thường xuyên giám sát, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD yếu kém
tránh nguy cơ đổ vỡ của cả hệ thống ngân hàng.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia mua cổ phần của các TCTD yếu
kém nhằm giúp đỡ về vốn cho các TCTD này.
Bên cạnh đó, các NHTM khi cho vay cần phải kiểm soát mục đích sử dụng các
khoản vay của DN; có chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng như duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và DN để có thông tin trao đổi kịp thời. Ngược lại, các DN cũng phải tiến hành trích lập dự phòng, khi có những phát sinh khoản thu khó đòi.
Thêm vào đó, DN cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ
chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phương án
xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục
vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.
Tái cấu trúc DN: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ở nhiều quốc gia phải áp dụng
và kết hợp nhiều giải pháp, nhiều mô hình công ty quản lý nợ khác nhau của cả Nhà
nước và tư nhân để đảm bảo thành công trong công tác xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết nhưng những giải pháp đềra cần tính đến đặc thù và điều kiện riêng có của Việt Nam để đảm bảo xử
lý một cách hài hoà, hiệu quả, tránh gây sốc trong hệthống DN, ngân hàng và toàn nền kinh tế.
Kết quả hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu các DN cho thấy đây là hình thức xửlý nợ rất hiệu quả và đặc biệt thích hợp trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế, khi mà rất nhiều DN trong nước đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh với gánh nặng nợ phải trảrất lớn, và nợxấu trong hệthống ngân hàng đang gia tăng nhanh chóng. Việc xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu DN sẽgóp phần làm giảm bớt mức độ tiêu cực của khủng hoảng, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho quá trình tái cấu trúc các DN trong nền kinh tế.
Tóm lại,thông qua chương1 về cơ sở lý thuyết, đã cho thấy những vấn để tổng
hàng thương mại bao gồm tổng thể nhiều hoạt động. Quản lý nợ xấu không chỉ là việc
xử lý như thế nào khi đã có nợ xấu phát sinh mà nó bao gồm quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc
xử lý các khoản Nợ xấu đã phát sinh nhằm phù hợp đối với mục tiêu trong từng giai đoạn của mỗi ngân hàng. Thông qua các kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia,…Việt Nam đúc rút được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM