Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợxấu tại NHTMCP Kỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 60)

Việt Nam

Quản lý nợ xấu không phải là nới lỏng điều kiện cấp tín dụng mà ngược lại phải

tích cực rà soát hoạt động tín dụng, đầu tư, định hướng lại lĩnh vực đầu tư, đối tượng

khách hàng và thận trọng hơn trong việc thẩm định, đánh giá, ra quyết định cấp tín

dụng và quản lý tín dụng trong bối cảnh rủi ro tín dụng gia tăng, sản xuất kinh doanh khó khăn. Điều này đòi hỏi phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể:

3.2.1. Chấp hành đúng quy trình cho vay, xếp hạng và thẩm định khách hàng,

tăng cường các biện pháp quản lý và kiểm tra các quy trình trong hoạt

Trước hết, cần xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp loại khách hàng tín dụng

phù hợp với thông lệ quốc tế, đưa ra hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách

hàng tín dụng thay thế cho các quy định hiện hành không còn phù hợp.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng tín dụng còn gọi là hệ

thống xếp hạng tín dụng nội bộ, là một cấu phần quan tr ọng trong hệ thống tín dụng,

quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ xấu của ngân hàng. Việc đưa ra hệ thống xếp

hạng tín dụng nội bộ tốt sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng toàn hệ thống cũng như chi nhánh và thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sát

với thực tế. Hệ thống xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro trên cơ sở đánh giá các yếu tố định tính và định lượng phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng và tính chất rủi ro của từng khoản vay. Hệ thống xếp hạng

khách hàng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế khá phức tạp, thực hiện theo

nguyên tắc chấm điểm, gồm nhiều chỉ tiêu tài chí nh và phi tài chính nhân với trọng số

(mức độ quan trọng của các chỉ tiêu), nên ngân hàng phải xây dựng phần mềm tin học để chấm điểm và xếp hạng khách hàng tự động theo các dữ liệu thông số về thông

tin khách hàng do cán bộ chấm điểm cung cấp cho phần mềm chấm điểm.

Hệ thống xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ xây dựng theo hai

nhóm: khách hàng DN và khách hàng hộ sản xuất, cá thể. Ta có thể tham khảo các bước hướng dẫn của Công ty kiểm toán quốc tế Ernst& Young chuyên kiểm toán

các NHTM hàng đầu của Việt Nam tư vấn cho các ngân hàng hệ thốngxếp hạng

khách hàng nội bộ theo thông lệ quốc tế có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của nước ta như sau:

- Một là , xếp hạng tín dụng đối vớiDN, gồm 8 bước chính:

Bước 1- Thu thập thông tin

Bước2-Xác định ngành nghề kinh tế Bước 3-Xác định quy mô DN

Bước 5- Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm: nhóm chỉ

tiêu thanh khoản: 3 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu hoạt động: 4 chỉ tiêu; nhóm chỉ

tiêu cân nợ: 2 chỉ tiêu; nhóm chỉ tiêu thu nhập: 5 chỉ tiêu

Bước 6- Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Gồm 46 chỉ tiêu thuộc 5

nhóm: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: 3 chỉ tiêu; trìnhđộ quản lý và môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội bộ: 9 chỉ tiêu; quan hệ với Ngân hàng: 13 chỉ tiêu; các nhân tố bên ngoài: 8 chỉ tiêu; các đặc điểm hoạt động khác: 13 chỉ tiêu

Bước 7- Tổng hợp điểm và xếp hạng

Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính x Trọng số + Điểm

củacác chỉ tiêu phi tài chính x Trọng số.

Điểm tính theo trọng số của khách hàng DN tính theo thang điểm 100,

phân thành 10 hạng khách hàng DN.

Bước 8- Phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng tí n dụng.

- Hai là, xếp hạng Tín dụng đối với hộ kinh doanh và hộ gia đình, gồm 4 bước:

Bước 1- Thu thập thông tin

Bước 2- Chấm điểm thông tin cơ bản khách hàng, gồm 14 chỉ tiêu

Bước 3- Chấm điểm khả năng trả nợ, gồm 5 chỉ tiêu

Bước 4- Chấm điểm tài sản bảo đảm, gồm 3 chỉ tiêu

Bước 5- Tổng hợp điểm và xếp hạng

Điểm của khách hàng = Điểm bước 2 x Trọng số + Điểm bước 3 x Trọng số + Điểm bước 4 x trọng số.

Tương tự khách hàng doanh nghiệp, điểm tính theo trọng số của khách

hàng hộ kinh doanh và hộ gia đình tính theo thang điểm 100, nhưng mức điểm để đạt các hạng có khác so với khách hàng DN

Bước 6- Phê duyệt kết quả chấm điểmvà xếp hạng khách hàng tín dụng

Thứ hai, việc thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu, định giá TSBĐ phải được

thực hiện một cách nghiêm túc nhằm phản ánh giá trị thực của tài sản. Trong trường

hợp năng lực của CBTD còn hạn chế, ngân hàng có thể mở rộng liên kết với một số công ty định giá độc lập.

Bên cạnh đó, CBTD phải đổi mới và tăng cường công tác thu thập và xử lý

thông tin tín dụng hơn nữa. Điều này góp phần hạn chế tình trạng thông tin bất cân

xứng giữa người cho vay và người đi vay. Để đạt được điều này, theo cá nhân tôi thấy như sau:

Một là, cần sự kết hợp chặt chẽ các bộ phận: Bộ phận Quản lý thông tin

khách hàng và quản trị rủi ro, khai thác khách hàng, quản lý tín dụng, kiểm tra và kiểm soát nội bộ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, cần phải hỗ trợ nhau

trong quá trình quản lý tín dụng để cập nhật thông tinđầy đủ, chính xác về khách

hàng. Cùng với việc cung cấp thông tin CIC cho Ngân hàng Nhà nước, cần tổ

chức khai thác, sử dụng thường xuyên và có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ công tác tín dụng đối với khách hàng

Đặc biệt, cần xem xét kỹ thông tin về doanh nghiệp mới đặt quan hệ

tín dụng, thông tin về các DNNN trong một số ngành, tổng công ty được Ngân hàng Nhà nước cảnh báo về khả năng rủi ro tín dụng cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, CBTD phải xây dựng thông tin khách hàng, vì CBTD là người thường

xuyên tiếp cận khách hàng, nắm bắt các thông tin về khách hàng từ khâu

nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng chủ yếu đến khâu điều tra, thẩm định dự án xin vay, nắm bắt các thông tin trong quá trình sử dụng vốn vay,

tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ. Phương pháp điều tra quan trọng mà CBTD cần áp dụng tốt là làm việc, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kiểm tra tại chỗ nơi hoạt động Sản xuất-kin doanh của khách hàng. Mặt khác phải khai thác tốt các thông

tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan quản lý thuế, chính quyền địa phương, khách hàng của khách hàng, phương tiện thông tin đại chúng,... Ngoài ra, một nguồn thông tin quan trọng có độ tin cậy cao cần chú ý khai thác là thông tin nội bộ.

Ba là, thường xuyên tiến hành phân tích tài chính của khách hàng thông qua

các báo cáo định kỳ, đột xuất mà khách hàng gửi theo quy định cho ngân

hàng hoặc CBTD kiểm tra tình hình kinh doanh và tài chính tại chỗ, lấy số

của doanh nghiệp, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu để có những ứng

xử tín dụng phù hợp. Việc kiểm tra tại chỗ tình hình kinh doanh của khách hàng phải được tiến hành theo định kỳ, ngoài ra, có thể kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Đó là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay để hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả gốc,

lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không

thực hiện đầy đủ và đúng hạn các cam kết. Đây là bước công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay đối với tất cả các khoản mục đầu tư, nếu bỏ sót hoặc xem nhẹ bước công việc này, rủi ro không thu được đủ vốn đầu tư sẽ rất cao.

Bốn là, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các báo cáo tín dụng Những

báo cáo tín dụng được lập (theo quy định) từ ngân hàng cơ sở, ngoài việc gửi ngân

hàng cấp trên n ghiên cứu, chỉ đạo kịp thời, đúng hướng, cần phải khai thác, sử dụng

thông tin có hiệu quả trong công tác quản lý tín dụng tại các ngân hàng cơ

sở. Những thông tin, số liệu thu thập được là cơ sở, tài liệu tác nghiệp trong

chỉ đạo hàng ngày của lãnhđạo ngân hàng cơ sở và CBTD chuyên quản. Lãnhđạo

ngân hàng có thể đưa ra một số hành động khẩn cấp nếu xét thấy cần thiết khi nguy cơ vốn tín dụng có thể gặp rủi ro không thu hồi được đầy đủ và đúng hạn.

Năm là, thiết lập và quản lý tốt hồ sơ tín dụng xuất phát từ xu hướng chung

trong quản trị tín dụng của ngân hàng hiện nay là chú trọng mở rộng cho vay các DN nhỏ và vừa, cho vay hộ kinh doanh, hộ gia đình, cho vay tiêu dung,… nên số lượng khách hàng cũng có xu hướng tăng nhanh,… tức là ngân hàng phải quản lý

một khối lượng hồ sơ tín dụng và khách hàng rất lớn. Hồ sơ tín dụng là nguồn tài liệu

vô cùng quan trọng. Do đó phải làm tốt công tác quản lý hồ sơ tín dụng.

Tóm lại, bên cạnh việc chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà

nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp

luật; thì CBTD phải thực hiện đúng quy trình cho vay, thường xuyên cập nhật thông tin

về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ sản xuất

phải được thực hiện ngay khi xem xét cho vay, thực hiện việc tốt công tác chấm điểm,

xếp loại khách hàng . Bên cạnh đó, Ngân hàng phải xác định số lượng khách hàng và dư

nợ phù hợp với trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý của từng CBTD để thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Một điểm cần phải bổ sung đối với quy định nội bộ là phải gắn trách

nhiệm cá nhân đối với rủi ro. Nhìn chung, ngoại trừ các khoản rủi ro đã thành án, các khoản rủi ro còn lại đều ch ỉ mới dừng lại ở việc trích từ quỹ dự

phòng để xử lý rủi ro, chưa gắn trách nhiệm vật chất trong trường hợp do chủ

quan của cán bộ ngân hàng dẫn đến khoản vay không thu được nợ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợxấu, nợ xử lý rủi ro có xu hướng gia tăng. Phải ban hành chính sách gắn trách nhiệm vật chất đối với cán bộ ngân hàng để phát sinh nợ xấu, từ chính sách tiền lương, thi đua, đến việc phải đền

bù bằng tiền tùy theo mức độ sai phạm. Làm tốt vấnđề này, chắc chắn nợ xấu sẽ được quản lý tốt.

3.2.2. Nâng cao chất lượng CBTD

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công. Vì vậy, để quản

lý nợ xấu tốt cần phải có đội ngũ CBTD có phẩm chất, năng lực công tác, và tinh thần

trách nhiệm, tận tụy với công việc.

• Tích cực đào tạo, nâng cao trìnhđộ kiến thức cho đội ngũ cán bộ tín dụng trên

cơ sở xác định rõ đối tượng và nội dung đào tạo, chú trọng cả về kiến thức

chuyên môn lẫn kiến thức và các kiến thức xã hội khác.

• Thường xuyên tổ chức họp tập, trao đổi, thảo luận các tình huống rủi ro tín dụng

thực tế mà báo chí đã đăng tin và các tình huống mà các cán bộ tín dụng gặp

phải để chia sẻ, nâng cao kinh nghiệm thực tế.

• Một thực trạng đang xảy ra tại Techcombank là hiện trạng nhân sự thay đổi liên tục. Mức độ cam kết gắn bó với ngân hàng thấp. Thiết nghĩ, Techcombank cần

có những chính sách có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút người giỏi, có chế độ tiền lương, chế độ khen thưởng phù hợp, công bằng dựa trên năng lực và thành tích công việc để khuyến khích, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các cán

bộ.

• Thường xuyên theo dõi, phát hiện các nhân tố trẻ có tài, có đức, có năng lực

phẩm chất để đưa vào diện quy hoạch ngắn hạn, trung hạn nhằm bảo đảm tính

kế thừa giữa các lớp cán bộ, sẵn sàng điều động lên vị trí cao hơn. Tinh giảm,

thuyên chuyển công tác đối với các cán bộ tín dụng không đáp ứng được cái yêu cầu công việc.

3.2.3. Tổchức phân loại nợxấu định kỳ

Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại

nợ xấu theo định kỳ. Để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra, phân tích, đánh giá

thực trạng nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất làở những đơn vị, cá nhân phụtrách có tỷ lệ nợ xấu t ăng nhanh, gắn trách nhiệm

thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong cho vay không

nằm ngoài mục đích này .

3.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm tra nội bộvà kiểm soát sau vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giám sát tín dụng cần tiếp tục được chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng để đảm bảo có các công cụ phát hiện sớm các khách hàng có vấn đề và phân luồng xử lý

kịp thời và phù hợp nhằm thực hiện việc thu hồi nợ tốt nhất cho ngân hàng. Các công việc xây dựng nền tảng khác tiếp tục được phát triển để đảm bảo nâng cấp hệ thống

quản trị rủi ro song hành cùng sự phát triển kinh doanh của ngân hàng như: quản trị

danh mục tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản của

ngân hàng, dần dần tiếp cận với các thông lệ tốt nhất.

Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, thủ tục

cho vay, kịp thời phát hiện các tồn tại, sai phạm, các "lỗ hổng” trong hoạt động tín

dụng để đề ra các giải pháp chấn chỉnh phù hợp. Hiểu rõ khách hàng của mìnhđể biết

chuyện gì xảy ra; Cán bộ được phân công phải thường xuyên liên lạc với khách hàng, không chỉ ở trụ sở chính mà cònở nhà máy; Duy trì các kênh liên lạc ở các cấp từ giám

đốc tới kế toán trưởng; Kiểm soát mục đích sử dụng các khoản va y có đúng mục đích

không.

Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng mạnh là do sự thiếu kiểm soát cho vay.

Việc thiếu kiểm soát này là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế nặng về “chỉ huy” và kém minh bạch. Ngân hàng vừa không đủ năng lực thẩm định chất lượng khách hàng vừa không có động cơ để thẩ m định nó. Ngoài ra, vì sự thiếu minh bạch đó làm cho nhóm lợi ích chi phối thị trường tài chính và dẫn đến rủi ro đạo đức. Nền kinh tế gặp khó khăn làm cho nợ xấu tăng và đồng thời cũng khiến cho nợ xấu được che dấu trước đó bung ra.Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng có ý nghĩa hết sức

quan trọng, giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý tồn tại hoạt động tín

dụng. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát cần tổ chức thực hiện tốt

các giải pháp sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định

kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng. Xác định mục tiêu chính phải đạt được qua đợt kiểm tra, kiểm soát. Xây dựng đề cương kiểm tra có cơ sở khoa

học để nội dung kiểm tra toàn diện, tập trung vào những vấn đề chính như:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 60)