NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN KÊNH THAM LƯƠNG - BẾN CÁT - RẠCH NƯỚC LÊN, QUẬN BÌNH TÂN, TPHCM.PDF (Trang 64)

4.2.1 Về nguồn lực kinh tế:

4.2.1.1 Việc làm

Bảng 4.4 dưới đây cho ta thấy cơ cấu nghề nghiệp không có sự biến động mạnh sau khi tái định cư điều này có thể do sự dịch chuyển trong lao động các ngành nghề với nhau hoặc do tính chất ít biến động trong công việc của mẫu dữ liệu được điều tra.

Bảng 4.4: Cơ cấu nghề nghiệp của lao động trong hộ trước và sau tái định cư

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm của người dân sau thu hồi đất

Xét theo từng loại hình tái định cư thì cũng không có nhiều sự biến động trong lao động giữa các ngành nghề. Trong đó, đối với các hộ nền nhà hầu như không có sự biến động, sau tái định cư, các hộ định cư loại hình này có tăng thêm công việc tự kinh doanh, điều này là hợp lý khi họ có được mặt bằng thuận lợi. Đối với các hộ ở chung cư thì tình trạng thất nghiệp được giảm mạnh sau khi được tái định cư từ mức 6,5% trước tái định cư xuống chỉ còn 1,8% (Hình 4.7)

Nghề nghiệp Trước tái định cư Sau tái định cư

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Tự kinh doanh 80 36,40 80 36,50 Nhân viên 29 13,20 25 11,40 Viên chức 18 8,20 17 7,80 Lao động phổ thông 91 41,40 87 39,70 Đi học/ Thất nghiệp 2 0,90 10 4,60 Cộng: 220 100,00 219 100,00

Hình 4.7: Cơ cấu nghề nghiệp theo thời gian và loại hình tái định cư

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Thay đổi việc làm theo nhóm tuổi

Số liệu trong Bảng 4.5 cho thấy sự biến động trong việc làm có khoảng cách lớn giữa các nhóm tuổi, tỷ lệ biến động của những người dưới 30 tuổi cao hơn nhiều so với các nhóm còn lại,

Bảng 4.5: Thay đổi việc làm theo nhóm tuổi

Độ tuổi Không có thay đổi Có thay đổi

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Dưới 30 1 33,30 2 66,70

Từ 30 đến 60 98 89,90 11 10,10

Trên 60 14 100,00 0 0,00

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Điều này có thể hiểu được vì những người trong độ tuổi dưới 30 thường có xu hướng nhảy việc hay tìm việc mới tốt hơn trong khi đó những nhóm tuổi cao hơn thường ổn định và thăng tiến trong công việc của mình nên khó và ngại thay đổi hơn.

Thay đổi việc làm do quá trình tái định cư theo giới tính:

Sự khác biệt trong tỷ lệ biến động về việc làm theo giới tính của chủ hộ rất đáng kể, 11,9 % chủ hộ nam giới có biến động trong việc làm, cao hơn nhiều so với

nữ giới (chỉ 7,3%) (Bảng 4.6). Điều đó cho thấy sự ổn định trong công việc của nữ giới cao hơn so với các chủ hộ là nam giới.

Bảng 4.6: Thay đổi việc làm theo giới tính của chủ hộ

Thay đổi việc làm Nam Nữ

Số hộ Tỷ lệ% Số hộ Tỷ lệ%

Không thay đổi 74 88,10 38 92,70

Có thay đổi 10 11,90 3 7,30

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Quan hệ giữa trình độ chuyên môn của chủ hộ và thay đổi việc làm

Cùng với những khác biệt về giới tính, theo từng nhóm trình độ chuyên môn khác nhau cũng có những đặc điểm riêng biệt trong biến động việc làm.

Bảng 4.7: Quan hệ giữa trình độ chuyên môn của chủ hộ đến thay đổi việc làm

Trình độ chuyên môn Không thay đồi Có thay đổi

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Sơ cấp 4 100,00 0 0,00

Trung cấp 12 100,00 0 0,00

Trên đại học 1 100,00 0 0,00

Đã qua đào tạo nhưng không

có chứng chỉ 15 93,80 1 6,30

Chưa qua đào tạo 60 89,60 7 10,40

Cao đẳng 4 80,00 1 20,00

Đại học 7 77,80 2 22,20

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Trong đó, biến động mạnh nhất thuộc nhóm lao động có trình độ đại học và cao đẳng với tỷ lệ thay đổi việc đều xấp xỉ và lớn hơn 20% (Bảng 4.7). Trong khi đó nhóm lao động chưa qua đào tạo thì sự biến động trong công việc chỉ là 10,4%, Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu cho thấy xu hướng biến động lớn hơn của các nhóm lao động có trình độ cao hơn.

Hai lý do chủ yếu làm thay đổi việc làm là khoảng cách đến nơi làm việc cũ quá xa (49%) và không có mặt bằng để buôn bán (49%) (Hình 4.8). Đây là một điều đáng quan tâm khi đánh giá hiệu quả của vấn đề tái định cư trong không gian nghiên cứu. Khi mà sự thay đổi công việc này tạo ra sự khó khăn và làm tăng nguy cơ giảm thu nhập cho các hộ gia đình tái định cư, với tỷ lệ 89,8% những người thay đổi nghề nghiệp được hỏi cho rằng việc thay đổi là do quá trình tái định cư đã đẩy họ vào một môi trường khó khăn hơn khi nơi làm việc bị cách xa và không có mặt bằng kinh doanh ở nơi ở mới đã cho thấy một sự lo ngại hiện hữu về tính bền vững sinh kế của các hộ tái định cư khi di chuyển sang chỗ ở mới.

Hình 4.8: Nguyên nhân thay đổi việc làm phân theo loại hình tái định cư

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Bên cạnh đó, đối với các hộ ở nền nhà thì nguyên nhân cao nhất được đưa ra là nơi làm việc quá xa khi di chuyển sang chỗ ở mới, điều này thực sự đáng quan tâm khi một phần lớn các hộ này là lao động phổ thông (trên 50%) do đó vấn đề di chuyển là một trở ngại lớn làm họ phải thay đổi việc làm khác, ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đối với thu nhập của hộ. Với các hộ ở chung cư thì nguyên nhân lớn nhất là không có mặt bằng kinh doanh (chiếm 52,8%) đây là điều bất khả kháng khi các hộ gia đình phải ở nhà chung cư, điều này hàm ý đến vấn đề thiết lập, hỗ trợ các hộ dân có nhu cầu buôn bán, kinh doanh có được mặt bằng thuận lợi ở nơi mới nhằm ổn định sinh kế cho các hộ này.

4.2.1.2 Thu nhập bình quân của hộ

Số liệu trong Bảng 4,8 từ dữ liệu điều tra cho thấy, hầu hết mức thu nhập đều là 8 triệu và trung bình xấp xỉ 10 triệu nhưng sau khi tái định cư đã có sự phân hóa mạnh khi hầu hết các hộ ở chung cư đạt mức 10 triệu và trung bình thu nhập cũng tăng lên trong khi đó mặc dù trung bình chung của hộ ở nền nhà cũng tăng nhưng hầu hết đều vẫn giữ ở mức thu nhập như trước khi thu hồi. Đặc biệt là sau thu hồi thu nhập hộ có thu nhập cao nhất định cư nền nhà tăng lên đến 130 triệu, điều này khá bất thường và ít khả năng phản ánh chung cho nhóm hộ nền nhà.

Bảng 4.8: Thu nhập bình quân của hộ trước và sau tái định cư

Chung cư Nền nhà

Mode Lớn

nhất nhất Nhỏ Trung bình Mode nhất Lớn nhất Nhỏ Trung bình

Trước thu

hồi 8,00 33,00 1,00 10,26 8,00 32,00 3,00 10,11

Sau thu

hồi 10,00 30,00 1,00 10,39 8,00 130,00 0,70 10,68 Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Với mức thu nhập bình quân của hộ trước và sau tái định cư của 2 loại hình, kiểm định T-test về sự khác biệt trong thu nhập đối với các hộ gia đình theo 2 nhóm tái định cư là nền nhà và chung cư cho thấy không có nhiều sự khác biệt về thu nhập đối với các hộ gia đình.

Cùng với đó là nguồn thu nhập xét theo chủ hộ thì cả 2 loại hình tái định cư khá cân bằng trong 2 nguồn thu nhập chính là tiền lương và thu từ buôn bán kinh doanh (Bảng 4.9).

Bảng 4.9: Các nguồn thu nhập chính

Các nguồn thu nhập Chung cư Nền nhà

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Thu nhập từ lương Không 27 21,80 15 12,10

Thu nhập từ kinh doanh Không 41 33,10 30 24,20

Có 28 22,60 25 20,20

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Qua các thống kê thu được từ mẫu dữ liệu được điều tra cho thấy không có nhiều sự khác biệt về thu nhập đối với các hộ gia đình tái định cư ở hai loại hình tái định cư: nền nhà và chung cư. Nhằm kiểm tra vấn đề này tác giả thực hiện kiểm định T-test về sự khác biệt trong thu nhập đối với các hộ gia đình theo 2 nhóm tái định cư là nền nhà và chung cư. Với giả thiết Ho: Không có sự khác biệt trong trong thu nhập của 2 loại hình tái định cư và giá trị Sig, = 0,374 >0,05 và Sig, = 0,000 < 0,05, ta chấp nhận giả thiết Ho (Xem Phụ lục Bảng 4.9)

Nguồn thu nhập

Tuy các hộ trong không gian nghiên cứu của tác giả có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đa phần là từ tiền lương và kinh doanh buôn bán (Hình 4.9). Với các hộ tái định cư bằng nền nhà thì một phần đáng kể (khoảng 20%) tận dụng không gian để cho thuê nhà trọ, đây là một nguồn thu nhập ổn định trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và kinh doanh khó khăn như hiện nay. Các hộ ở chung cư tuy nguồn thu nhập từ nhà trọ không chiếm một phần lớn như các hộ nền nhà do đặc trưng cư trú nhưng qua thống kê dữ liệu cho thấy các hộ này có thu nhập đa dạng hơn so với các hộ nền nhà.

Nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến những biến động trong thu nhập của các gia đình tái định cư, tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp những nguyên nhân làm thay đổi thu nhập của các hộ tái định cư qua đó nhận thấy các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự biến động trong thu nhập của gia đình các hộ tái định cư bao gồm thay đổi việc làm, thất nghiệp, chi phí và tình trạng kinh doanh.

Hình 4.10: Các nguyên nhân thu nhập giảm

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Hình 4.11: Nguyên nhân thu nhập tăng

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Theo đó các hộ có thu nhập tăng thường do lương tăng và hiệu quả kinh doanh (Hình 4.11). Các hộ có nguồn thu nhập giảm đi thường do lương giảm, thất nghiệp và đặc biệt là vấn đề kinh doanh giảm sút (Hình 4.10). Như vậy, tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đã ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của người dân thông

qua tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra thất nghiệp và lương giảm.

Đối với các hộ nền nhà, một phần lớn các hộ này có nguồn thu nhập từ kinh doanh, buôn bán do đó tình hình khó khăn của kinh tế đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của họ (70%) và làm tăng chi phí (13,3%). Điều này sẽ tiếp tục tác động xấu đến thu nhập của các hộ này. Bên cạnh đó, nhóm hộ nền nhà thu nhập tăng cũng có một phần cao (16,7%) do hoạt động mở rộng kinh doanh, điều đó cho thấy một số hộ đã có khả năng chống đỡ và chớp lấy cơ hội phát triển từ chính điều kiện khó khăn hiện nay.

Trong khi đó, các hộ chung cư bị giảm thu nhập phần lớn đến đến từ kinh doanh khó khăn (36,4%) và lương giảm (27,3%), hơn thế nữa, do nền kinh tế và hoạt động kinh doanh khó khăn đã có một lượng lao động đáng kể ở các hộ chung cư thất nghiệp (6,5% hộ gia đình) điều này làm giảm đáng kể thu nhập của các hộ (chiếm 18,2%). Ngược lại, các hộ chung cư có thu nhập tăng có lý do lớn nhất từ việc chuyển đổi nghề nghiệp hoặc từ các lý do khác (chiếm đến 50%), ngoài ra còn đến từ quá trình mở rộng kinh doanh và cắt giảm lao động.

4.2.1.3 Thông tin về chi phí

Xem xét sự thay đổi của chi phí đối với từng nhóm hộ theo loại hình tái định cư, ta thấy có sự tăng lên đáng kể trong chi phí sau khi tái định cư. Trong đó, trung bình chi phí của các hộ chung cư tăng gần gấp đôi (Bảng 2.12). Trong tình hình thu nhập suy giảm và điều kiện khó khăn hiện nay thì việc các loại chi phí tăng trong sinh hoạt sẽ làm gia tăng áp lực gánh nặng lên các hộ gia đình.

Bảng 4.10: Thông tin về chi phí của hộ (Triệu đồng)

Loại hình tái định

Số hộ Trung bình Độ lệch chuẩn

Chi phí bình quân hàng

tháng hiện nay Chung cư Nền đất 69 54 1,121 1,430 0,396 1,340

tháng trước đây Nền đất 54 0,955 0,925 Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Kiểm định T-test về sự khác biệt trong chi phí của các hộ theo các nhóm tái định cư khác nhau, kết quả có thấy có sự khác biệt trong chi phí giữa các nhóm hộ cả trước và sau tái định cư (bác bỏ giả thiết Ho). Trên thực tế các hộ tái định cư theo các loại hình khác nhau sẽ có những chi phí khác nhau do đặc trưng theo từng loại hình tái định cư (Phụ lục Bảng 4.10).

Sự biến động của trong thu nhập của các hộ gia đình cũng tùy thuộc vào từng loại chi phí khác nhau. Đối với hộ tái định cư bằng chung cư thì chi phí tăng đa phần là chi phí tiền nước ( 54%) sau đó là chi phí cho chất đốt ( xấp xỉ 50%) và tiền điện (45%). Trong khi đó các chi phí không đổi là các dịch vụ cung cấp chung như truyền hình cáp, điện thoại. Điều này cũng đúng đối với các hộ ở chung cư vì đây là các dịch vụ cung cấp chung, bên cạnh đó các chi phí tăng đối với các hộ chung cư chủ yếu là tiền nước (81,2%) và tiền điện (73,9%). Như vậy, tiền điện và tiền nước là 2 chi phí tăng đối với hầu hết các hộ tái định cư trong không gian mà tác giả nghiên cứu (Bảng 4.11)

Bảng 4.11: Chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình

Nền nhà Chung cư

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Chi phí tiền điện so với trước

khi tái định cư không đổi cao hơn 30 25 54,50 45,50 16 51 23,20 73,90

thấp hơn 0 0,00 2 2,90

Chi phí tiền nước so với trước

khi tái định cư cao hơn không đổi 30 25 54,50 45,50 56 12 81,20 17,40

thấp hơn 0 0,00 1 1,40

chi phí tiền rác so với trước

khi tái định cư không đổi cao hơn 44 11 80,00 20,00 41 28 59,40 40,60 Chi phí tiền chất đốt so với

trước khi tái định cư cao hơn không đổi 27 25 50,90 47,20 38 29 55,90 42,60

thấp hơn 1 1,90 1 1,50

Chi phí tiền điện thoại so với

cao hơn 7 13,70 25 47,20 Chi phí tiền truyền hình cáp

so với trước khi tái định cư không đổi cao hơn 24 23 46,90 4900 29 26 52,70 47,30

thấp hơn 2 4,10 0 0,00

Chi phí tiền gửi xe so với

trước khi tái định cư không đổi cao hơn 6 4 54,50 36,40 64 5 92,80 7,20

thấp hơn 1 9,10 0 0,00

Chi phí khác so với trước khi

tái định cư (Bảo vệ) cao hơn 0 0,00 31 100,00

Nguồn: Điều tra mẫu, tác giả, 2012

4.3 HÒA NHẬP CUỘC SỐNG MỚI

Hòa nhập vào một môi trường mới một cách thuận lợi cho các hộ tái định cư luôn là vấn đề đặt ra cho các dự án khi thực hiện. Hòa nhập vào một môi trường mới luôn có những khó khăn đối với các hộ gia đinh và với một môi trường phù hợp thì sẽ giúp cho các hộ an tâm ổn định chỗ ở, tác động tốt đến ổn định sinh kế của người dân. Trong dữ liệu điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn các vấn đề liên quan đến vấn đề hòa nhập với môi trường sinh sống mới của các hộ tái định cư nhằm xem xét những đánh giá của người dân về môi trường mới. Để phân tích vấn đề này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, Các câu hỏi được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục.

Mô hình đã giải thích được 74,981% sự biến động dữ liệu trong đánh giá của các hộ về môi trường sống mà tác giả đã thu thập, (Xem Phụ lục Bảng 4.12)

Bảng 4.12: Bảng ma trận các thành phần đã hiệu chỉnh

Nhân tố

1 2 3 4

Cảnh quan xung quanh 0,895 Vệ sinh môi trường 0,815 Hệ thống giao thông nội bộ 0,786

Hệ thống điện 0,687

Trường học 0,678

Chợ, siêu thị 0,474

Dịch vụ y tế 0,865

Trung tâm văn hóa, giải trí 0,717

Quan hệ đối xử láng giềng 0,831

Giúp đỡ tương trợ nhau khi khó

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN KÊNH THAM LƯƠNG - BẾN CÁT - RẠCH NƯỚC LÊN, QUẬN BÌNH TÂN, TPHCM.PDF (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)