Số liệu trong Bảng 4,8 từ dữ liệu điều tra cho thấy, hầu hết mức thu nhập đều là 8 triệu và trung bình xấp xỉ 10 triệu nhưng sau khi tái định cư đã có sự phân hóa mạnh khi hầu hết các hộ ở chung cư đạt mức 10 triệu và trung bình thu nhập cũng tăng lên trong khi đó mặc dù trung bình chung của hộ ở nền nhà cũng tăng nhưng hầu hết đều vẫn giữ ở mức thu nhập như trước khi thu hồi. Đặc biệt là sau thu hồi thu nhập hộ có thu nhập cao nhất định cư nền nhà tăng lên đến 130 triệu, điều này khá bất thường và ít khả năng phản ánh chung cho nhóm hộ nền nhà.
Bảng 4.8: Thu nhập bình quân của hộ trước và sau tái định cư
Chung cư Nền nhà
Mode Lớn
nhất nhất Nhỏ Trung bình Mode nhất Lớn nhất Nhỏ Trung bình
Trước thu
hồi 8,00 33,00 1,00 10,26 8,00 32,00 3,00 10,11
Sau thu
hồi 10,00 30,00 1,00 10,39 8,00 130,00 0,70 10,68 Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
Với mức thu nhập bình quân của hộ trước và sau tái định cư của 2 loại hình, kiểm định T-test về sự khác biệt trong thu nhập đối với các hộ gia đình theo 2 nhóm tái định cư là nền nhà và chung cư cho thấy không có nhiều sự khác biệt về thu nhập đối với các hộ gia đình.
Cùng với đó là nguồn thu nhập xét theo chủ hộ thì cả 2 loại hình tái định cư khá cân bằng trong 2 nguồn thu nhập chính là tiền lương và thu từ buôn bán kinh doanh (Bảng 4.9).
Bảng 4.9: Các nguồn thu nhập chính
Các nguồn thu nhập Chung cư Nền nhà
Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %
Thu nhập từ lương Không 27 21,80 15 12,10
Thu nhập từ kinh doanh Không 41 33,10 30 24,20
Có 28 22,60 25 20,20
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
Qua các thống kê thu được từ mẫu dữ liệu được điều tra cho thấy không có nhiều sự khác biệt về thu nhập đối với các hộ gia đình tái định cư ở hai loại hình tái định cư: nền nhà và chung cư. Nhằm kiểm tra vấn đề này tác giả thực hiện kiểm định T-test về sự khác biệt trong thu nhập đối với các hộ gia đình theo 2 nhóm tái định cư là nền nhà và chung cư. Với giả thiết Ho: Không có sự khác biệt trong trong thu nhập của 2 loại hình tái định cư và giá trị Sig, = 0,374 >0,05 và Sig, = 0,000 < 0,05, ta chấp nhận giả thiết Ho (Xem Phụ lục Bảng 4.9)
Nguồn thu nhập
Tuy các hộ trong không gian nghiên cứu của tác giả có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đa phần là từ tiền lương và kinh doanh buôn bán (Hình 4.9). Với các hộ tái định cư bằng nền nhà thì một phần đáng kể (khoảng 20%) tận dụng không gian để cho thuê nhà trọ, đây là một nguồn thu nhập ổn định trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và kinh doanh khó khăn như hiện nay. Các hộ ở chung cư tuy nguồn thu nhập từ nhà trọ không chiếm một phần lớn như các hộ nền nhà do đặc trưng cư trú nhưng qua thống kê dữ liệu cho thấy các hộ này có thu nhập đa dạng hơn so với các hộ nền nhà.
Nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến những biến động trong thu nhập của các gia đình tái định cư, tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp những nguyên nhân làm thay đổi thu nhập của các hộ tái định cư qua đó nhận thấy các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự biến động trong thu nhập của gia đình các hộ tái định cư bao gồm thay đổi việc làm, thất nghiệp, chi phí và tình trạng kinh doanh.
Hình 4.10: Các nguyên nhân thu nhập giảm
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
Hình 4.11: Nguyên nhân thu nhập tăng
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
Theo đó các hộ có thu nhập tăng thường do lương tăng và hiệu quả kinh doanh (Hình 4.11). Các hộ có nguồn thu nhập giảm đi thường do lương giảm, thất nghiệp và đặc biệt là vấn đề kinh doanh giảm sút (Hình 4.10). Như vậy, tình hình kinh tế khó khăn hiện nay đã ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của người dân thông
qua tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra thất nghiệp và lương giảm.
Đối với các hộ nền nhà, một phần lớn các hộ này có nguồn thu nhập từ kinh doanh, buôn bán do đó tình hình khó khăn của kinh tế đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của họ (70%) và làm tăng chi phí (13,3%). Điều này sẽ tiếp tục tác động xấu đến thu nhập của các hộ này. Bên cạnh đó, nhóm hộ nền nhà thu nhập tăng cũng có một phần cao (16,7%) do hoạt động mở rộng kinh doanh, điều đó cho thấy một số hộ đã có khả năng chống đỡ và chớp lấy cơ hội phát triển từ chính điều kiện khó khăn hiện nay.
Trong khi đó, các hộ chung cư bị giảm thu nhập phần lớn đến đến từ kinh doanh khó khăn (36,4%) và lương giảm (27,3%), hơn thế nữa, do nền kinh tế và hoạt động kinh doanh khó khăn đã có một lượng lao động đáng kể ở các hộ chung cư thất nghiệp (6,5% hộ gia đình) điều này làm giảm đáng kể thu nhập của các hộ (chiếm 18,2%). Ngược lại, các hộ chung cư có thu nhập tăng có lý do lớn nhất từ việc chuyển đổi nghề nghiệp hoặc từ các lý do khác (chiếm đến 50%), ngoài ra còn đến từ quá trình mở rộng kinh doanh và cắt giảm lao động.