Kinh nghiệm của các nước trong phát triển cho vay tiêu dùng và bài học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 29)

hc kinh nghim cho Vit Nam

1.4.1. Kinh nghim ca các nước trong phát trin cho vay tiêu dùng 1.4.1.1.Hng Kông

Kinh nghiệm của Hồng Kông trong vài năm qua đã chỉ ra rằng, muốn phát triển cho vay tiêu dùng các nhà hoạch định chính sách phải chắc chắn rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ và có nền khách hàng bền vững (He, Yao và Li, 2005). Theo đó, các nhà chức trách phải: (i) đảm bảo rằng các ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tín dùng tiêu dùng thích hợp. Hơn nữa, phải đưa ra những tiêu chí cho vay thận trọng và quy trình tín dụng chặt chẽ; (ii) cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ (ví dụ: số

liệu về dư nợ hiện tại và nợ xấu) bằng cách cho phép các tổ chức tín dụng chia sẻ

các thông tin tín dụng về khách hàng; (iii) nâng cao nhận thức của khách hàng (đặc biệt là thanh thiếu niên) về ý thức trả nợ và sự nguy hiểm của nợ quá hạn.

1.4.1.2.Hàn Quc

Trong những năm 2000, dư nợ cho vay tiêu dùng tại Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân là do lãi suất thấp, giá nhà tăng cao và chiến lược quảng cáo hấp dẫn về các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Chính sự tăng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Hàn Quốc là một trong những lý do có biến động lớn trong tiêu dùng cá nhân (Chung, 2009).

Với sự phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng như hiện nay, ngân hàng trung ương Hàn Quốc cần phải tiến hành chính sách tiền tệ đúng đắn, phù hợp với bối cảnh kinh tế. Bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc (Kang và Ma, 2009):

21

Thứ nhất, phải làm nổi bật tầm quan trọng của việc phát hiện ra những rủi ro tiềm

ẩn của thẻ tín dụng, đưa ra những dấu hiệu cảnh báo sớm, đặc biệt là khi tăng trưởng quá cao có thể áp đảo năng lực quản lý rủi ro của các tổ chức phát hành thẻ

tín dụng và do đó gây ra những rủi ro mới.

Thứ hai, Chính phủ cần cải tiến nguồn thông tin tín dụng để hỗ trợ cho tổ chức phát hành thẻ tín dụng, hạn chế việc bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay.

Thứ ba, những nhà làm luật cần thường xuyên đưa ra những điều luật và những hướng dẫn cụ thểđối với hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

1.4.1.3.Malaysia

Trong những năm gần đây, các ngân hàng ở Malaysia đang chuyển hướng tập trung sang cho vay tiêu dùng cho các hộ gia đình và xem đó như là một phần trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Với sự chuyển dịch theo hướng số lượng lớn các khoản vay có giá trị thấp, ngành ngân hàng đã đa dạng hóa rủi ro và giảm thiểu khả năng tổn thất lớn bắt nguồn từ sự thất bại của một số khách hàng lớn. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Malaysia (Endut và Hua, 2009): (i) Cần thiết phải tăng cường thông tin về các khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay tiêu dùng. Khả năng phát hiện và đánh giá các lỗ hổng phát sinh từ sự phát triển cho vay tiêu dùng là rất quan trọng để đối phó kịp thời với những rủi ro; (ii) Thành lập Trung tâm Tư vấn tín dụng để hỗ trợ cá nhân tìm kiếm lời khuyên về tín dụng, quản lý tài chính; (iii) Thành lập hệ thống thông tin tín dụng cung cấp cho các tổ chức tín dụng, các ngân hàng các thông tin có giá trị, do đó cho phép họ lọc ra thông tin của tất cả các khách hàng vay trong hệ thống ngân hàng.

Như vậy, từ quan điểm ổn định tài chính, cho vay tiêu dùng tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng cùng với hệ thống quản lý rủi ro toàn diện hơn. Điều này là rất quan trọng trong việc đảm bảo sự lành mạnh của từng ngân hàng và khả năng phục hồi của lĩnh vực ngân hàng ở Malaysia nói chung. Điều này là để đảm bảo rằng các ngân hàng có thể có quản lý rủi ro hiệu quả tại mọi thời

22

1.4.2. Bài hc kinh nghim cho Vit Nam

Từ những kinh nghiệm được nêu ra ở trên, có thể rút ra một số bài học cho việc phát triển CVTD tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, những nhà làm luật cần thường xuyên đưa ra những điều luật và những hướng dẫn cụ thể về CVTD: (i) Về lãi suất, khó khăn vướng mắc của cho vay tiêu dùng hiện nay là chưa có quy định về lãi suất rõ ràng; (ii) Khung pháp lý cần tập trung nhiều và cụ thể hơn vào các quy định về tài chính tiêu dùng, mà cụ thể là việc làm thế nào để thu hồi vốn bằng các phương thức phù hợp. Bởi vì hầu hết các món vay tiêu dùng tập trung vào cho vay mua nhà và mua ô tô. Tuy nhiên, hai loại khoản vay tiêu dùng này phần lớn thế chấp bằng chính căn nhà và xe ô tô đó nên giá trị có thể hư hao mỗi ngày.

Thứ hai, hệ thống quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng chưa hoàn thiện, đánh giá rủi ro chỉ thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Vì vậy, các NHTM cần có những hệ thống đánh giá rủi ro chuyên biệt dành cho khách hàng vay tiêu dùng.

Thứ ba, cần cải tiến nguồn thông tin tín dụng để hỗ trợ cho tổ chức tín dụng. Tuy đã có Trung tâm Thông tin Tín dụng nhưng chưa phát huy vai trò cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, về tín nhiệm tài chính để giúp các tổ chức tín dụng có đủđiều kiện cho vay an toàn hơn. Hiện tượng khách hàng vay vốn lừa đảo, làm hồ sơ giả, chứng minh thư giảđể vay tiền rồi bỏ trốn là điều khiến các tổ chức tín dụng e ngại.

Thứ tư, các NHTM cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để

kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động.

Việc phân tích, đánh giá rút ra các bài học kinh nghiệm của các NHTM nước ngoài tại Việt Nam để phát huy các mặt tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực

đối với NHTM của Việt Nam là rất cần thiết cho việc phát triển hoạt động CVTD tại nước ta hiện nay.

23

KT LUN CHƯƠNG 1

Chương 1 của đề tài đã khái quát được cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại như: khái niệm, các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Hơn nữa, chương 1 của đề tài cũng đưa ra những đặc điểm, lợi ích và rủi ro khi phát triển cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu đo lường phát triển cho vay tiêu dùng cũng như các nhân tốảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại. Mặt khác, chương 1 cũng đưa ra được những kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển CVTD cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

24

CHƯƠNG 2: THC TRNG CHO VAY TIÊU DÙNG TI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIN VIT NAM

2.1 Tng quan v Ngân hàng Đầu tư và Phát trin Vit Nam 2.1.1 Gii thiu chung v Ngân hàng Đầu tư và Phát trin Vit Nam 2.1.1 Gii thiu chung v Ngân hàng Đầu tư và Phát trin Vit Nam 2.1.1.1 Lch s hình thành và phát trin

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chính thức thành lập ngày 26/4/1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo thời gian, Ngân hàng có các tên gọi khác nhau: (i) Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26 tháng 4 năm 1957; (ii) Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ

ngày 24 tháng 6 năm 1981. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14 tháng 11 năm 1990; (iii) Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.

Thương hiệu BIDV: (i) Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng; (ii) Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam; (iii) Là niềm tự hào của các thế hệ

CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 56 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

2.1.1.2 Mng lưới hot động

Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính I & II, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả

nước

Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc.

Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…

25

2.1.2 Kết qu hot động kinh doanh 2.1.2.1 Tình hình huy động vn

Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vốn là yếu tố không thể

thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, là nhân tố then chốt. Đối với hoạt động của ngân hàng, vốn càng đặc biệt quan trọng.

Hình 2.1. Tình hình huy động vn ca BIDV

ĐVT: tỷđồng

Nguồn: BIDV (2012a), BIDV (2013b)

Qua hình 2.1 có thể thấy sự biến động về nguồn vốn của BIDV từ năm 2010 cho

đến năm 2012 nhìn chung công tác tạo lập vốn đã có những thành công nhất định. Tình hình huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của BIDV từ năm 2010 đến năm 2012 có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2012 đạt 331.116 tỷ, tăng 35% ~ 86.278 tỷ so với năm 2011, cao hơn so với tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống. Mức tăng trưởng HĐV năm 2012 cao nhất trong vòng 3 năm gần đây. Năm 2013 đạt 416.729 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2012. Để đạt

được những kết quả trên, toàn hệ thống đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh huy

26

hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng khách hàng; (ii) Đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cận dần với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh; (iii) Thiết kế và triển khai các sản phẩm mới tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải thưởng.

2.1.2.2 Hot động tín dng

Đểđảm bảo hoạt động của một doanh nghiệp thì phải cân bằng được yếu tốđầu vào và đầu ra. Hoạt động của ngân hàng cũng vậy, huy động vốn là điều kiện cần và sử

dụng vốn là điều kiện đủđềđảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Hoạt động huy động vốn là chi phí của ngân hàng thì hoạt động tín dụng chính là hoạt động mang lại thu nhập, quyết định sự sống còn của NHTM.

Hình 2.2. Tình hình hot động tín dng ca BIDV

ĐVT: tỷđồng

Nguồn: BIDV (2012a), BIDV (2013b)

Trong những năm gần đây, hệ thống tài chính của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động tín dụng của BIDV những năm gần đây khá tốt. Dư nợ

27

391.035 tỷ đồng, đây là mức tăng trưởng nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN và phù hợp với nền khách hàng cũng như điều kiện môi trường kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng được kiểm soát gắn với chất lượng tín dụng, đáp ứng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các công trình trọng điểm quốc gia cũng như hỗ trợ

các doanh nghiệp khó khăn theo chỉđạo của Chính phủ.

2.1.2.3 Hot động dch v

Mặc dù chịu những khó khăn của nền kinh tế, của nền khách hàng truyền thống đã làm hạn chế nguồn thu dịch vụ của BIDV. Thu từ dịch vụ ròng bao gồm: thu từ dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ.

Hình 2.3. Tình hình hot động dch v ca BIDV

Đơn vị: Tỷđồng

Nguồn: BIDV (2012a), BIDV (2013b)

Năm 2013 thu dịch vụ ròng cũng có kết quả đáng khích lệ. Cụ thể: Dịch vụ bảo lãnh: đạt 894 tỷ, tăng 14% so với năm 2012 (BIDV, 2013b). Đây là dòng sản phẩm có nguồn thu lớn nhất của BIDV, đặc biệt là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thủy hải sản. Dịch vụ thanh toán: đạt 890 tỷ, tăng 13% so với năm 2012 (BIDV, 2013b). Thu phí dịch vụ ròng tài trợ thương mại (không bao gồm chuyển

28

tiển) đạt 272 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ thẻ tăng trưởng 32% so với năm 2012.

2.1.2.4 Hot động kinh doanh ngoi hi

Năm 2012, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn cùng với việc điều chỉnh chính sách của Chính phủ, NHNN theo hướng thắt chặt nhằm tăng mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng đã khiến phạm vi thị trường bị thu hẹp. Tỷ giá USD/VND ổn

định liên tục từđầu năm dẫn đến thu nhập trên 1 đơn vị ngoại tệ giảm mạnh.

Hình 2.4. Tình hình hot động kinh doanh ngoi hi ca BIDV

ĐVT: tỷđồng

Nguồn: BIDV (2012a), BIDV (2013b)

Với điều kiện thị trường không gặp thuận lợi như trên, kết quả kinh doanh ngoại hối của BIDV cũng bịảnh hưởng không nhỏ. Thu ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2012 đạt 330 tỷ, tăng 5% so với năm 2011.

Năm 2013, với điều kiện thị trường không thực sự thuận lợi, kết quả kinh doanh ngoại hối của BIDV chịu ảnh hưởng không nhỏ. Thu ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2013 đạt 162,8 tỷđồng, giảm 51% so với năm 2012. Trong đó thu từ

29

các công cụ tài chính phái sinh tiền tệđóng góp chủ yếu vào thu nhập của hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV với tỷ trọng 69% trong năm 2013 (BIDV, 2013b)

2.2 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng ti BIDV 2.2.1 Quy mô và tc độ tăng doanh s cho vay tiêu dùng 2.2.1 Quy mô và tc độ tăng doanh s cho vay tiêu dùng 2.2.1.1 Doanh s CVTD

Hình 2.5. Doanh s CVTD ca BIDV giai đon 2010-2013

Đơn vị tính: Tỷđồng

Nguồn: BIDV (2012b), BIDV (2013a)

Từ biểu đồ trên cho thấy quy mô doanh số CVTD tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Dư nợ năm 2010 đạt 15.631 tỷ đồng nhưng đến hết năm 2012 đạt 28.106 tỷ đồng, thể hiện tốc độ tăng trưởng dư nợ được duy trì qua mỗi năm (Hình 2.5). Năm 2013 doanh số CVTD đạt 35.575 tỷđồng, tăng 7.469 tỷđồng (Hình 2.5). Sở dĩ đạt được kết quả này do BIDV đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi cho sản phẩm vay tiêu dùng cũng như có các cơ chế, động lực để khuyến khích các đơn vị chú trọng đầu tư phát triển hoạt động CVTD, tạo nguồn thu ổn định cho Ngân hàng. Cụ thể, năm 2013 khối bán lẻ của BIDV đã tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình ưu đãi như “vay mua nhà-lộc tân gia”. Theo gói sản phẩm này, khách hàng sẽ được ưu đãi lãi suất tối thiểu 8,99%/năm cố định trong 6 tháng đầu tiên, không trả gốc trong 3 tháng đầu, giảm phí bảo hiểm BIC Bình An,… Ngoài ra,

30

BIDV còn triển khai nhiều gói sản phẩm ưu đãi như: gói cho vay ưu đãi ô tô tiêu dùng, gói 3.000 tỷđồng cho vay nhà ở,…

Hơn nữa, để đạt được kết quả tốt, BIDV cũng có những cơ chế, động lực khen thưởng đối với cán bộ. Cụ thể cơ chế khen thưởng hoạt động CVTD cho các đơn vị, bộ phận, cá nhân có đóng góp trong việc đẩy mạnh phát triển và tăng thu nhập từ

hoạt động này là: Căn cứ kết quả hoạt động và mức thưởng của mỗi đơn vị, Giám

đốc đơn vị quyết định việc phân chia số tiền khen thưởng từ quỹ thu nhập do Hội sở

chính chuyển về tới các bộ phận, cá nhân.

2.2.1.2 Dư n CVTD/ tng dư n cho vay giai đon 2010-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)