Với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 84)

Thứ nhất, tích cực và chú trọng giải quyết vấn đề nợ xấu để tạo điều kiện hạ thấp lãi suất một cách ổn định, đồng thời không làm gia tăng lạm phát. Tăng tín dụng phải

đồng thời với thực hiện phân bổ vốn hợp lý theo hướng ưu tiên cho lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, góp phần giảm hàng tồn kho và giải quyết nợ xấu. Cần có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân loại nợ xấu và đưa ra những tiêu chí đánh giá nợ xấu chính xác đầy đủ. Hơn nữa, tránh hiện tượng cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu cơ vào các lĩnh vực kém hiệu quả và nguy cơđối mặt với nhiều rủi ro. Từđó, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Thứ hai, để kích thích CVTD, những nhà làm luật cần: (i) Thường xuyên đưa ra những điều luật và những thông tư hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Như hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng luôn có, dù tình hình nào đi nữa, vẫn có người muốn vay tiền để sửa chữa nhà cửa, mua phương tiện đi lại, hoặc chi cho con cái học hành ở nước ngoài… Nhưng vấn đề hiện nay là người dân rất thận trọng trong việc vay tiêu dùng, bởi vì họ không am hiểu về luật hoặc họ cố gắng tìm hiểu luật trước khi quyết định đi vay nhưng luật không quy định cụ thể khiến họ ngại đi vay hơn; (ii) NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp qui về cho vay tiêu dùng tạo nền tảng cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng. Cần đưa ra những

76

hướng dẫn cụ thể để phát triển hoạt động CVTD cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phòng ngừa ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của Malaysia, đểđối phó kịp thời với những rủi ro phải tăng cường thông tin về các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay tiêu dùng; (iii) khoanh vùng và quản lý riêng biệt về cho vay tiêu dùng. Hơn nữa, nên có quy chế

cho vay riêng biệt. Cụ thể, cần có những quy định cụ thể về phương án vay vốn, lãi suất áp dụng riêng cho hoạt động CVTD; (iv) NHNN nên thành lập Trung tâm Tư

vấn tín dụng để hỗ trợ cá nhân tìm kiếm lời khuyên về tín dụng, quản lý tài chính. Trung tâm tư vấn này sẽ hỗ trợ cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn trong việc tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng cách dễ dàng hơn, giúp họ trang bị những kiến thức căn bản về tài chính tiêu dùng.

Thứ ba, phát triển hơn nữa hệ thống thông tin liên ngân hàng, đảm bảo các thông tin về khách hàng cũng như các hoạt động ngân hàng được cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất và đầy đủ nhất, đặc biệt là thông tin về khách hàng cá nhân. Nâng cao hiệu quả của Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN-CIC, vì các TCTD xem đây là kênh thông tin chủ lực, đầy đủ và tin cậy góp phần hạn chế rủi ro.

KT LUN CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 trình bày những mục tiêu định hướng phát triển CVTD của BIDV đến năm 2015. Hơn nữa, từ những phân tích về tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV. Chương 3 cũng đề xuất những giải pháp để hạn chế những tồn tại ngăn cản sự phát triển CVTD tại BIDV. Giải pháp từ phía BIDV bao gồm: (i) Hoàn thiện và phát triển sản phẩm CVTD tại BIDV; (ii) Định hướng của BIDV về phát triển CVTD, chính sách Marketing, chính sách cho vay, đội ngũ nhân lực và đặc điểm khách hàng vay. Hơn nữa, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô và Ngân hàng Nhà nước.

77

KT LUN

Mặc dù CVTD của BIDV mới được chú ý trong những năm gần đây nhưng

đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình không chỉ đối với ngân hàng, người tiêu dùng mà đối với cả nền kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu dùng đối với ngân hàng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, BIDV cũng như các NHTM khác trong những năm gần đây đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng tiêu dùng, khẳng định vai trò ngân hàng đa năng và có chất lượng phục vụ

hàng đầu, bước đầu đã đạt được những kết quảđáng khích lệ, đóng góp vào thành tích chung của BIDV.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, BIDV còn gặp nhiều khó khăn trong nội bộ ngân hàng cũng như từ phía môi trường kinh doanh trong việc phát triển hoạt động CVTD.

Với đề tài này, tác giả luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau: (i) Hệ

thống hóa những vấn đề chung về cơ sở lý luận của cho vay tiêu dùng và phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại; (ii)) Phân tích được thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến CVTD tại BIDV như

thế nào. Từ đó nêu lên được những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV; (iii) Đưa ra những giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại BIDV và những kiến nghị với các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước và với ngân hàng nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. BIDV (2009), Quy định Cho vay cm c giy t có giá, th tiết kim đối vi khách hàng cá nhân

2. BIDV (2010a), Quy định cho vay tiêu dùng tín chp cho khách hàng cá nhân

3. BIDV (2010b), Quy định cho vay mua ô tô

4. BIDV (2010c), Quy định cho vay thu chi tài khon cá nhân

5. BIDV (2011a), Quy định cho vay mua nhà

6. BIDV (2011b), Quy định phát hành và qun lý th tín dng

7. BIDV (2011c), Quy định cho vay du hc

8. BIDV (2012a), Báo cáo thường niên BIDV năm 2012

9. BIDV (2012b), Báo cáo tng kết hot động kinh doanh ngân hàng bán l giai đon 2009-2012

10. BIDV (2013a), Báo cáo nhanh tín dng bán l năm 2013

11. BIDV (2013b), Báo cáo thường niên BIDV năm 2013

12. Trần Huy Hoàng, Trầm Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Minh Ngọc, Lại Tiến Dĩnh, Nguyễn Thanh Phong, Hoàng Hải Yến, Dương Tấn Khoa, Cao Ngọc Thủy (2011),

Giáo trình nghip v Ngân hàng thương mi, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 13. NHNN (2013), Quyết định số 2752/QĐ-NHNN về việc phê duyệt ứng dụng công

nghệ thông tin Ngành Ngân hàng giai đoạn 2013-2015

14. Tổng cục Thống kê (2012a), Tình hình kinh tế xã hội năm 2012, tại

http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13419

15. Tổng cục Thống kê (2013), Tình hình kinh tế xã hội năm 2013, tại

http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843

16. Tổng cục Thống kê (2012b), Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng, tại http://sbv.gov.vn

17. Viettrack (2011), Hành vi và lối sống của người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29, tại

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

18. Armetta, D. và các tác giả (1997), Data processing method of configuring and

monitoring a satellite spending card link to a host credit card.

19. Bertola, Disney, and Grant, (2006). The economics of consumer credit demand and

supply

20. Chien, Y. và Devaney, S. (2001), The Effect of Credit Attitude and Socioeconomic

Factors on Factors on and Installment Debt.

21. Chung, K. (2009), Household debt, the savings rate and monetary policy: the Korean

experience.

22. Endut, N. và Hua, T. (2009), Household debt in Malaysia.

23. Finlay, S. (2005), Consumer Credit Fundamentals.

24. Gropp R., Scholz J.,White M. (1997), Personal Bankruptcy and credit supply and dema

nd

25. He, D., Yao, E. và Li, K.(2005), The growth of consumer credit in Asia

26. Hogan, E. (1998), Financial transaction card with installment loan feature.

27. Kang, T. và Ma, G. (2009), Credit card leding distress in Korea in 2003

28. Kim, H. và DeVaney, S. (2001), The Determinants Of Outstanding Balances Among

Credit Card Revolvers.

29. Nieto, F. (2007), The determinants of household credit in Spain

30. Park, S. (1993), The determinants of Consumer Installment Credit

31. Vandone, D. (2009), Consumer credit in Europe

32. Wilcox, W. và các tác giả (1999), System and method for administrating a credit card

use incentive program by which a credit card holder earns rebate in the form of an additional payment toward an outstanding loan principle to reduce overall cost of the installment loan.

33. Wilson, L. (2000), Systems and methods for making installment loan payments using

payroll debits.

34. Zhu, D. (2001), Determinants of consumer debt: an examination of individual credit

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)