Định hướng của BIDV trong phát triển CVTD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 75)

Để mô hình tổ chức quản lý hoạt động CVTD được chuẩn hóa và áp dụng thống nhất, BIDV cần phải:

67

Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và phát triển CVTD: Hiện tại chỉ có 115/118 chi nhánh đã thành lập Phòng QHKHCN. Vì vậy, cần hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và phát triển CVTD thực sự đồng bộ, thống nhất từ hội sở chính tới chi nhánh. Theo đó, BIDV cần củng cố vai trò điều hành của các đơn vị tại hội sở chính và xây dựng mạng lưới chi nhánh trở thành các tổ chức bán hàng chuyên nghiệp với các phòng quan hệ khách hàng cá nhân chuyên trách, các phòng giao dịch, xác lập quan hệ phối hợp với các đơn vị hỗ trợ với các quy định, quy trình tác nghiệp chặt chẽ và rõ ràng. Triển khai thực hiện áp dụng đồng bộ mô hình phòng giao dịch bán lẻ chuẩn trong toàn hệ thống, với định hướng tập trung chính vào việc bán hàng cho khách hàng dân cư, cung cấp tất cả các dịch vụ, kể cả tín dụng và phi tín dụng. Xây dựng các tổ CVTD chuẩn, chuyên nghiệp từ chức năng nhiệm vụ của phòng QHKHCN tại tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống.

Đổi mới cơ chế quản trị điều hành hoạt động kinh doanh bán lẻ từ HSC đến chi nhánh: HSC cần xác định rõ định hướng cụ thể trong hoạt động của từng chi nhánh (phân loại chi nhánh bán lẻ, bán buôn, hỗn hợp) thông qua điều hành chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động bán lẻ, đảm bảo tăng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này. Hơn nữa, cần triển khai theo lộ trình cơ chếđiều hành kinh doanh, nhiệm vụ giao cụ

thể cho Trưởng khối và Giám đốc các đơn vị trong khối bán lẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)